Vì có thông tin cho rằng ăn hồng xiêm gây dị ứng và đầy hơi nên nhiều bệnh nhân thắc mắc bị đau dạ dày có ăn được hồng xiêm không? Đáp án chính xác nhất sẽ có ngay dưới đây!
Mục lục
I. Hồng xiêm – loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Hồng xiêm tên khoa học là Manilkara zapota, là loài cây thân gỗ có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, Trung Mỹ và Caribe. Một số tên gọi khác của hồng xiêm như sapoche, lồng mứt…
Giá trị dinh dưỡng trong 100g hồng xiêm gồm:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 82 kcal |
Lipid | 1,1 g |
Chất béo bão hoà | 0,2 g |
Natri | 12 mg |
Kali | 193 mg |
Carbohydrate | 20 g |
Chất xơ | 5 g |
Protein | 0,4 g |
Vitamin C | 14,7 mg |
Calci | 21 mg |
Sắt | 0,8 mg |
Magnesi | 12 mg |
Beta – carotene | 60 IU |
Vitamin B2 | 0.020 mg |
Vitamin B5 | 0.025 mg |
Photpho | 12mg |
Potassium | 193 mg |
Quả hồng xiêm vừa ngọt thơm vừa giàu dinh dưỡng, khi ăn mang lại những lợi ích sau cho sức khỏe:
- Bổ sung năng lượng.
- Ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.
- Chống trầm cảm.
- Giúp xương chắc khỏe.
- Tốt cho mắt.
- Ngăn ngừa ung thư.
- Chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn.
- Cầm máu.
- Thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh.
- Phòng ngừa các bệnh lý thiếu máu.
- Cải thiện sức đề kháng.
- Loại bỏ được các độc tố trong cơ thể ra ngoài.
- Chống ho và cảm lạnh.
- Tốt cho hệ thần kinh.
- Điều hòa và ổn định huyết áp.
II. Đau dạ dày có ăn được hồng xiêm không?
Đau dạ dày với các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, chướng bụng… ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống khoa học – lành mạnh.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh đau dạ dày. Một chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng và ngược lại, chế độ ăn không lành mạnh có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Đây chính là lý do nhiều người đặt câu hỏi bị đau dạ dày có ăn được hồng xiêm không?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, người đau dạ dày có thể ăn hồng xiêm chín vì loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất có tác dụng phục hồi các tổn thương ở dạ dày hiệu quả. Cụ thể:
- Các hợp chất Polyphenols thuộc Tanin: Tanin là một nhóm các hợp chất có công dụng giảm thiểu gốc tự do hiệu quả. Gốc tự do là một trong các nguyên nhân chính gây viêm, sưng và loét dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, tanin còn có khả năng kháng khuẩn cao và giảm nguy cơ sưng viêm.
- Các chất khoáng giúp hình thành enzyme: Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể đòi hỏi đến hơn 20 loại enzyme khác nhau. Quả hồng xiêm chứa lượng lớn các khoáng chất như magie, canxi, mangan có khả năng tổng hợp enzyme thúc đẩy tốt hoạt động tiêu hóa. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp giảm áp lực lên dạ dày và tránh những cơn đau xuất hiện.
- Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ giảm thiểu gốc tự do, tiêu diệt các virus và vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
Với những thông tin ở trên có thể khẳng định, hồng xiêm là lựa chọn tốt cho người bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể ăn thoải mái với lượng nhiều, nên ăn với lượng vừa phải và đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
III. Hướng dẫn cách ăn hồng xiêm đúng cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày khi ăn hồng xiêm cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
1. Lượng hồng xiêm nên ăn
Lượng hồng xiêm người bị đau dạ dày nên ăn trong một ngày là khoảng 2-3 quả. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3-4 lần, không nên ăn liên tục hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ dẫn đến giảm tiêu thụ các thực phẩm khác và gây mất cân bằng dinh dưỡng.
2. Không nên ăn quá nhiều hồng xiêm
Ăn quá nhiều hồng xiêm trong cùng một thời điểm đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ nạp một lượng đường rất lớn. Điều này gây áp lực tiêu hóa cho dạ dày, kích thích acid dịch vị tiết ra nhiều hơn, dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu hay gây đau dạ dày.
3. Không ăn hồng xiêm xanh, chưa chín kỹ
Hồng xiêm xanh hoặc chưa chín kỹ có chứa nhiều nhựa và mủ. Vì vậy khi đi vào cơ thể gây dị ứng hoặc ngứa rát vùng họng. Do đó, bạn chỉ nên ăn hồng xiêm khi đã chín kỹ hoàn toàn!
4. Không ăn hồng xiêm khi đói
Hàm lượng vitamin C trong hồng xiêm dồi dào (14,7mg/100g hồng xiêm) nên nếu bệnh nhân đau dạ dày ăn khi bụng đói sẽ kích thích acid dạ dày tiết ra nhiều hơn. Lượng acid này tiếp xúc với các vết thương trên niêm mạc và thành dạ dày không chỉ gây đau mà còn hình thành các vết loét mới.
5. Không ăn hồng xiêm gần giờ đi ngủ tối
Hồng xiêm có chứa nhiều đường và chất xơ nên nếu ăn gần giờ ngủ sẽ dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng theo.
6. Nhai kỹ hồng xiêm
Quả hồng xiêm khi chín rất mềm nhưng bạn không nhai kỹ khi ăn thì vẫn sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, đầy hơi…
7. Thực phẩm kỵ hồng xiêm
Một số thực phẩm không nên ăn cùng hồng xiêm vì có thể xảy ra tương tác không tốt cho sức khỏe gồm:
- Trứng: Ăn trứng cùng hồng xiêm có thể gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa.
- Canh cua: Canh cua ăn cùng hồng xiêm gây đi ngoài, buồn nôn, sỏi thận.
- Khoai lang: Dưỡng chất trong hồng xiêm và khoai lang khi kết hợp với nhau có thể hình thành sỏi dạ dày.
- Thịt ngỗng: Protein trong ngỗng nếu gặp tanin của hồng xiêm có thể gây ra nguy cơ tử vong.
- Rượu: Ăn hồng xiêm cùng rượu có thể gây tắc ruột, khó tiêu, hình thành các cục máu đông vô cùng nguy hiểm.
8. Lưu ý khác
Một số lưu ý quan trọng bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý khi ăn hồng xiêm gồm:
- Người bị táo bón chỉ nên ăn hồng xiêm khi đã chín kỹ để tránh tình trạng táo bón thêm trầm trọng.
- Nên mua hồng xiêm ở địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không nên ăn hồng xiêm bị sâu, hỏng, dập nát…
- Đối tượng không nên ăn hồng xiêm: Người bị tiểu đường; người thừa cân, béo phì; người đang dùng thuốc; người bị dị ứng khi ăn hồng xiêm có thể bị ngứa, sưng, phát ban.
IV. 5 món ăn, đồ uống từ hồng xiêm tốt cho người bị đau dạ dày
Ngoài cách ăn trực tiếp hồng xiêm chín, bệnh nhân đau dạ dày có thể chế biến hồng xiêm thành các món ăn, đồ uống tốt cho sức khỏe dưới đây:
1. Salad hồng xiêm
Ngoài hồng xiêm thì chuối, bơ, đu đủ, táo cũng rất thích hợp cho sức khỏe của người đau dạ dày. Bạn có thể kết hợp hồng xiêm với các loại hoa quả này để tạo thành món salad nhiệt đới tươi mát và bổ dưỡng.
- Nguyên liệu: 2 quả hồng xiêm, 2 quả chuối chín, 1 miếng đu đủ, một ít hạt khô (tùy chọn hạt điều, hạt óc chó, hạt hạnh nhân).
- Thực hiện: Loại bỏ vỏ và hạt của các loại quả trên rồi cắt thành các miếng vừa ăn. Cho các loại quả vào bát trộn đều rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh vài phút là có thể ăn. Khi ăn bạn rắc một chút hạt khô lên để tăng hương vị.
2. Sinh tố hồng xiêm sữa tươi
Ngoài các dưỡng chất cần thiết, sữa tươi còn chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp. Không chỉ vậy, sữa tươi còn giúp trung hòa axit trong dạ dày.
- Chuẩn bị: 2 quả hồng xiêm chín, 300ml sữa tươi không đường.
- Thực hiện: Hồng xiêm gọt bỏ vỏ và hạt rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với 300ml sữa tươi không đường.
3. Sinh tố hồng xiêm sữa chua
Sữa chua giàu lợi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa. Kết hợp sữa cùng hồng xiêm giúp tạo thành một thức uống vừa thơm ngon và có lợi cho dạ dày.
- Chuẩn bị: 3 quả hồng xiêm chín, 1 quả cam, 1/2 hộp sữa chua.
- Thực hiện: Hồng xiêm gọt vỏ và bỏ hạt; cam vắt lấy nước. Cho hồng xiêm, nước cam và sữa chua cùng vài viên đá vào xay nhuyễn. Nên uống ngay sau khi xay xong.
4. Sinh tố hồng xiêm bơ
Bơ có nhiều chất béo không no và các dưỡng chất như kali, folic, vitamin K… rất tốt cho dạ dày. Bệnh nhân đau dạ dày nên uống 1-2 ly sinh tố hồng xiêm bơ 1 tuần.
- Chuẩn bị: 2 quả hồng xiêm chín, 1 quả bơ, sữa đặc 3 muỗng.
- Thực chiện: Hồng xiêm và bơ gọt vỏ và bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Cho hồng xiêm, bơ, sữa đặc và vài viên đá vào xay nhuyễn mịn là dùng được.
5. Sinh tố hồng xiêm và chuối
Kali có trong chuối giúp nhuận tràng, giảm đau dạ dày và kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất pectin có trong chuối giúp giảm đau và cải thiện các vấn đề liên quan đến dạ dày. Chất chống oxy hóa trong trái chuối giúp phòng ngừa hình thành khối u và ung thư dạ dày.
Vì vậy, bệnh nhân đau dạ dày hoàn toàn có thể thưởng thức sinh tố hồng xiêm theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị: 2 quả hồng xiêm chín, 1 quả chuối chín, 300ml sữa tươi không đường.
- Thực hiện: Chuối sau khi bỏ vỏ thì đem cắt thành từng miếng vừa ăn. Hồng xiêm bỏ vỏ và hạt rồi cắt miếng cau. Cho các nguyên liệu cùng 300ml sữa tươi và 1 vài viên đá vào máy sinh tố xay nhuyễn.
V. Thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc có công dụng trung hòa acid dạ dày như thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Yumangel có tác dụng trung hòa acid và duy trì pH dạ dày ở mức bình thường nhờ thành phần Almagate. Bên cạnh đó, thành phần này còn hỗ trợ khả năng hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật.
Khi đi vào dạ dày, hỗn dịch Yumangel sẽ tạo thành 1 lớp màng gần giống với chất nhầy của niêm mạc. Với cơ chế này, thuốc chữ Y sẽ giúp bảo vệ tính toàn vẹn của lớp chất nhầy, giảm sự tổn thương trực tiếp vào các tế bào biểu mô.
Nhờ tác dụng trung hòa acid và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày nên thuốc Yumangel có khả năng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét dạ dày, loét tá tràng; viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid (ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng ợ); trào ngược thực quản.
Liều lượng thích hợp cho người bị đau dạ dày là mỗi ngày uống 3-4 gói, mỗi lần chỉ uống 1 gói. Thời điểm uống thích hợp là trước khi đi ngủ và sau bữa ăn từ 1- 2 tiếng. Đối với các trường hợp bị buồn nôn, ợ hơi, đau rát dạ dày, trào ngược thực quản thì người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel làm giảm ngay cảm giác khó chịu.
Qua thông tin cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã có đủ thông tin và cơ sở để trả lời cho câu hỏi bị đau dạ dày có ăn được hồng xiêm không. Hãy ăn hồng xiêm đúng cách theo hướng dẫn ở trên để bảo vệ dạ dày và sức khỏe nhé!
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!