Skip to main content

Góc giải đáp: Bệnh đau dạ dày (bao tử) có di truyền không?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Chắc hẳn không ít các bậc làm cha mẹ mắc bệnh đau dạ dày đã phải đặt ra câu hỏi:“Bệnh đau dạ dày có di truyền không?”. Câu trả lời là CÓ, theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh đau dạ dày có khả năng di truyền cho thế hệ sau lên đến 47%. 

I. Tổng quan về bệnh đau dạ dày 

Đau dạ dày là một bệnh lý dạ dày rất phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, có đến  70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ước tính tỷ lệ bị bệnh dạ dày ở các nước phát triển khoảng 10%, tăng khoảng 0,2 % hàng năm. 

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh dạ dày cao và có xu hướng tăng là do xu hướng phát triển của xã hội, nhiều người ưa thích đồ ăn nhanh, lạm dụng rượu bia; cuộc sống bận rộn khiến nhiều người cắt giảm thời gian ăn uống, không có thời gian nghỉ ngơi; áp lực công việc, cuộc sống…

Bất kỳ ai đều có thể bị đau dạ dày nhưng thường gặp ở độ tuổi từ 16 – 35 (gần 53%), chỉ 5% khởi phát ở độ tuổi dưới 15, tỷ lệ nam bị đau dạ dày gấp đôi nữ. Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường bị đầy hơi, đau bung, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng, trong đó phải kể đến bệnh lý (loét dạ dày tá tràng, viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng, khối u ác tính tại thực quản dạ dày, chứng khó tiêu chức năng…); thói quen ăn uống thiếu khoa học; stress và lo lắng kéo dài; tác dụng phụ của thuốc…

Trong những năm gần đây, câu hỏi bệnh đau dạ dày có di truyền không và sự di truyền trong vấn đề đau dạ dày cụ thể thế nào được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này, hãy cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết trong phần II nhé.

Bệnh đau dạ dày có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Bệnh đau dạ dày có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

II. Bệnh đau dạ dày có di truyền không? 

Với câu hỏi bệnh đau dạ dày có di truyền không, câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh đau dạ dày có khả năng di truyền không phải là 100%. Vì ngoài yếu tố di truyền, bệnh đau dạ dày còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. 

Hơn nữa, mức độ di truyền còn phụ thuộc vào giới tính, thể trạng sức khỏe của cha mẹ. Nếu có phương pháp ngăn ngừa và xử lý đúng đắn sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Bệnh đau dạ dày có tính di truyền
Bệnh đau dạ dày có tính di truyền

III. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa di truyền và bệnh đau dạ dày

Nhiều nghiên cứu di truyền đã xác định rằng, có sự tương quan giữa yếu tố di truyền và nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Các nghiên cho thấy, tiền sử gia đình là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lên. 

Dưới đây là những thông tin củng cố thêm độ tin cậy và chắn cho đáp án bệnh đau dạ dày có tính di truyền:   

  • Kết quả nghiên cứu 240 bệnh nhân viêm loét đường tiêu hóa điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, bệnh đau dạ dày có khả năng di truyền cho thế hệ sau lên đến 47%. 
  • Bác sĩ Vũ Đức Chung là Trưởng khoa nội tiêu hóa thuộc bệnh viện 354 cũng cho biết: “Có đến 60% những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng có cha mẹ, người thân từng mắc bệnh dạ dày”.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai còn chỉ ra rằng: 

  • Nếu trong gia đình có cả cha và mẹ bị bệnh dạ dày thì khả năng di truyền sang con là rất cao so với người không có tiền sử bệnh và triệu chứng bệnh cũng xuất hiện sớm hơn.
  • Bệnh đau dạ dày thường được truyền từ cha mẹ sang con theo cơ chế di truyền kiểu gen trội.
  • Bệnh có thể di truyền qua nhiều thế hệ và khả năng di truyền qua nam giới nhiều hơn nữ giới. Điều này cũng có thể do nam giới thường sử dụng thuốc lá, bia rượu hay các chất kích thích nhiều hơn phụ nữ.
  • Các biểu hiện của bệnh dạ dày thường xuất hiện từ 16 tuổi trở đi, chỉ có khoảng 5% xuất hiện ở độ tuổi dưới 15 tuổi.
  • Ngoài ra, những người ở nhóm máu O có tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.

Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đến các vùng gen cụ thể cũng đã xác định một số gen có khả năng tác động lên sự cân bằng của các yếu tố bảo vệ dạ dày và tạo điều kiện cho việc phát triển của căn bệnh. Cụ thể, một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày bao gồm:

  • Gen mã hóa cho các protein bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương.
  • Gen mã hóa cho các enzym tiêu hóa thức ăn.
  • Gen mã hóa cho hệ thống miễn dịch.
Theo nghiên cứu, bệnh đau dạ dày có khả năng di truyền cho thế hệ sau lên đến 47%.
Theo nghiên cứu, bệnh đau dạ dày có khả năng di truyền cho thế hệ sau lên đến 47%.

IV. Cơ chế di truyền của các gen tác động lên bệnh đau dạ dày

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác và cụ thể cơ chế của yếu tố di truyền ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của đau dạ dày. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã xác định một số gen có khả năng tác động đến sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ dạ dày. Cụ thể là:

1. Nghiên cứu về Gen SLC6A14 (Solute Carrier Family 6 Member 14)

Gen SLC6A14 được biết đến như một gen liên quan đến quá trình vận chuyển acid amin trong dạ dày. 

Nghiên cứu đã phát hiện rằng, những người mang biến thể gen SLC6A14 có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh loét dạ dày do tác động lên việc cân bằng acid trong dạ dày.

2. Nghiên cứu về gen H. pylori và IL-1β (Interleukin-1 Beta)

Gen IL-1β là một gen liên quan đến sự viêm nhiễm, thường được kích hoạt trong trường hợp viêm loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori). 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có biến thể gen IL-1β có khả năng bị viêm loét dạ dày cao hơn khi nhiễm H. pylori.

3. Nghiên cứu về gen TNF (Tumor Necrosis Factor)

Gen TNF sản xuất cytokine TNF, một phân tử có vai trò trong quá trình viêm nhiễm. 

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa các biến thể của gen TNF và nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày. Gen TNF có thể tác động lên cơ chế viêm và ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ dạ dày.

4. Nghiên cứu về gen PGC (Progastricsin)

Gen PGC chịu trách nhiệm sản xuất progastricsin, một enzym cần thiết cho việc chuyển đổi pepsinogen thành pepsin trong quá trình tiêu hóa. 

Một nghiên cứu đã liên kết các biến thể của gen PGC với nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày và viêm dạ dày do tác động lên việc tiết ra acid và enzym tiêu hóa.

Những người có biến thể gen IL-1β có khả năng bị viêm loét dạ dày cao hơn khi nhiễm H. pylori.
Những người có biến thể gen IL-1β có khả năng bị viêm loét dạ dày cao hơn khi nhiễm H. pylori.

Tuy nhiên, tính di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau dạ dày. Ngoài tính di truyền, các yếu tố khác như: thói quen ăn uống, mức độ căng thẳng, chế độ sinh hoạt, hút thuốc, uống bia rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại… đều có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

Do đó, không thể xem xét yếu tố di truyền độc lập mà cần phải xem xét cả hệ thống tương tác giữa di truyền và các yếu tố khác ở trên. Một người có tiền sử di truyền nhưng duy trì lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

V. Cách ngăn ngừa tính di truyền của bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có tính di truyền nhưng khả năng di truyền không phải là 100%. Theo đó, nếu bạn có lối sống lành mạnh kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ vẫn có thể ngăn ngăn ngừa được tính di truyền của bệnh. 

1. Hiểu rõ về bệnh viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày là một trong các nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Theo đó, việc đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu về bệnh lý dạ dày  này. 

Cần tìm hiểu để nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và điều gì tác động đến sự tăng, giảm của bệnh. Đồng thời lắng nghe cơ thể để phát hiện bệnh sớm. 

2. Xét nghiệm sàng lọc 

Nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho con cái và người thân nếu trong gia đình  có người mắc bệnh đau dạ dày. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm gen bệnh tiềm tàng trong cơ thể nhưng chưa biểu hiện rõ ràng. 

3. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Định kỳ khám sức khỏe và nội soi dạ dày để phát hiện bệnh sớm, nhất là với  những người có yếu tố nguy cơ cao.

4. Ăn uống lành mạnh

Có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, ăn đủ bữa, tuân thủ chế độ ăn không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Chia nhỏ khẩu phần ăn, tránh ăn quá no hoặc để dạ dày trống rỗng.

Hạn chế các thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến bệnh dạ dày như đồ ăn nhiều dầu mỡ, có chứa nhiều gia vị cay, nóng (ớt, gừng, tiêu); thực phẩm chua, chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa; các loại rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá…

5. Tránh căng thẳng kéo dài

Những người bị căng thẳng, stress và áp lực kéo dài thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Sở dĩ như vậy là do khi bị căng thẳng thần kinh, dạ dày tăng co bóp và bài tiết dịch gây mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Theo đó, bạn nên phân bổ thời gian hợp lý để làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc và giảm stress. 

6. Duy trì thói quen vận động

Duy trì thói quen tập thể dục, chạy bộ, yoga, thiền, bơi lội và các hoạt động thể dục khác vừa giúp thư giãn tinh thần vừa tăng sức đề kháng.

7. Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm HP

Nếu trong gia đình có thành viên bị dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) nên thận trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. 

Bởi vi khuẩn HP có thể lây sang người lành qua đường nước bọt hoặc đường phân của người bệnh. Do đó bản thân người bị bệnh phải có ý thức để phòng bệnh cho những người xung quanh. 

Nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho con cái và người thân nếu trong gia đình  có người mắc bệnh đau dạ dày.
Nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho con cái và người thân nếu trong gia đình  có người mắc bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Yumangel để giảm nhanh các cơn đau dạ dày và điều trị triệu chứng của bệnh đau dạ dày như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu. Hoặc sử dụng Yumangel để bảo vệ dạ dày khi uống bia, rượu; sử dụng các thuốc giảm đau NSAID, corticoid kéo dài.

Thành phần chính của Yumangel là Almagate 1g có tác dụng trung hòa acid. Sản phẩm có cấu trúc bền vững nên tác dụng mạnh và kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước. 

Khi Yumangel đi vào dạ dày sẽ tạo ra một lớp màng nhầy bên trên niêm mạc dạ dày, ngăn cách dạ dày với các tác nhân gây tổn thương. Từ đó bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình hồi phục vết loét dạ dày. 

Sản phẩm Yumangel không chỉ phù hợp với những người đang mắc bệnh dạ dày sẵn mà còn phù hợp với người bình thường, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao. 

Với những người thường xuyên uống bia rượu sẽ có ảnh hưởng tới dạ dày. Bạn có thể bảo vệ dạ dày bằng cách uống 1 gói Yumangel trước khi uống bia rượu khoảng 5-10 phút. 

Thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày. 
Thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày.

Như vậy đã có câu trả lời cho thắc mắc bệnh đau dạ dày có di truyền không, là Có. Tuy nhiên, tính di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau dạ dày, vì còn có nhiều yếu tố khác gây bệnh khác liên quan đến lối sống cũng như môi trường sống. Do đó, ngay cả khi trong gia đình có người bị đau dạ dày, nếu bạn duy trì những thói quen tốt về chế độ ăn uống và sinh hoạt vẫn có thể bảo vệ dạ dày khỏi các nguy cơ tiềm ẩn.

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày hoặc thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, hãy gọi tới số hotline dược sĩ: 1800 1125 (miễn phí cước) để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất. 

5/5 - (3 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.