Skip to main content

Táo bón ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Hậu quả và Cách xử lý

Táo bón là một trong các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc… Vì vậy việc nắm được nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bé yếu có một cơ thể khỏe mạnh để phát triển tối ưu. Bài viết sau đây của Yumangel sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề táo bón ở trẻ sơ sinh

I – Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổiHình ảnh trẻ sơ sinh bị táo bón chướng bụng. 

Em bé sơ sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó các nguyên nhân chính gây táo bón trẻ sơ sinh gồm:

  • Do chế độ ăn uống của mẹ: Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ là do chế độ ăn uống của mẹ nhiều đồ khó tiêu, đồ cay nóng, nhiều đạm, ít chất xơ, hoặc ăn uống thiếu dinh dưỡng. 
  • Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài quá sớm: Trẻ sơ sinh bị táo bón còn do mẹ cho bé uống sữa công thức quá sớm. Sữa công thức kết hợp nhiều chất nhưng do hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện nên khó mà tiêu hóa được. Đặc biệt, nguy cơ trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ tăng co khi mẹ pha sữa công thức không đúng tỷ lệ.
  • Do bệnh lý: Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay táo bón ở trẻ sơ sinh còn có thể do đường tiêu hóa của trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như: bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme), đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung)… 

II – Biểu hiện bị táo bón ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bónTrẻ đi tiêu khó khăn nên thường xuyên quấy khóc, khó chịu. 

Trẻ sơ sinh bị táo bón triệu chứng thế nào? Dưới đây là các dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón thường gặp: 

  • Trẻ quấy khóc. 
  • Lười ăn hoặc bỏ ăn.
  • Phân cứng, vón cục. 
  • Mệt mỏi, khó chịu. 
  • Ngủ không sâu giấc.
  • Đi ngoài ít hơn bình thường. 
  • Đầy bụng, khó tiêu cũng dấu hiệu táo bón trẻ sơ sinh
  • Sờ bụng bé thấy cứng, nhìn phình to.
  • Trẻ đi ngoài khó khăn. 

Các biểu hiện táo bón trẻ sơ sinh nghiêm trọng bố mẹ cần đưa con tới thăm khám bác sĩ ngay:

  • Trẻ không đi tiêu kéo dài trên 3 ngày.
  • Trẻ luôn có cảm giác khó chịu, quấy khóc.
  • Nghi ngờ trẻ sơ sinh bị táo bón do mắc bệnh lý nguy hiểm.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Chảy máu sau khi đi tiêu.
  • Nôn mửa.
  • Sốt.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Phân có máu.

III – Trẻ sơ sinh bị táo bón có sao không?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có sao khôngTrẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tắc ruột, sa trực tràng. 

Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

  • Tích tụ độc tố ở bên trong cơ thể.
  • Mắc bệnh trĩ ngoại, trĩ nội. 
  • Gây nứt hậu môn.
  • Cảm giác đau đớn khi đi ngoài.
  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Trẻ ăn ngủ kém, mệt mỏi và khóc nhiều, ám ảnh việc đi ngoài. 
  • Viêm ống hậu môn trực tràng.
  • Áp -xe cạnh hậu môn.
  • Rò hậu môn. 
  • Tắc ruột.
  • Tăng áp lực trong ruột.
  • Sa trực tràng.

Xem thêm bệnh lý táo bón:

IV – Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? 

trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt khôngBé sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? 

Thụt táo bón cho trẻ sơ sinh là phương pháp an toàn nhưng chỉ nên sử dụng khi đã áp dụng tất cả các phương pháp chữa táo bón ở trẻ sơ sinh khác mà không có tác dụng. 

Trước khi áp dụng thủ thuật thụt táo bón cho trẻ sơ sinh, tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất. Bởi vì thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Thụt nhiều lần khiến trẻ phụ thuộc vào thuốc, gây mất phản xạ muốn vệ sinh tự nhiên.
  • Đau rát hậu môn do hậu môn của bé sơ sinh còn non nớt.
  • Chảy máu hậu môn.
  • Nứt rách hậu môn.

V – Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách trị trị táo bón cho trẻ sơ sinh an toàn

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì? Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách khắc phục dưới đây:

1. Sữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Đối với những trẻ nuôi bằng sữa ngoài bị táo bón, các mẹ nên dừng loại sữa bé đang uống và tìm mua sữa không táo bón cho trẻ sơ sinh, sữa không gây táo bón cho trẻ sơ sinh cho con. 

Có khá nhiều sản phẩm sữa trị táo bón cho trẻ hiện nay bày bán trên thị trường nhưng các mẹ nên mua sữa của thương hiệu uy tín, nổi tiếng đã được kiểm chứng về hiệu quả cũng như độ an toàn. 

2. Thuốc xịt táo bón cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị táo bón uống thuốc gì? Thuốc xịt táo bón cho trẻ sơ sinh một loại thuốc nhuận tràng có công dụng làm mềm phân, kích thích đẩy phân ra ngoài, tránh gây đau đớn cho bé.

Nếu bắt buộc phải  sử dụng thuốc xịt chữa táo bón cho bé sơ sinh, các mẹ nên tham khảo bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng kèm lưu ý khi sử dụng. 

3. Trẻ sơ sinh bị táo bón dùng mật ong 

Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhàCách khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh bằng mật ong. 

Một trong mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng là thụt táo bón bằng mật ong. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên áp dụng cách trị táo bón trẻ sơ sinh tại nhà này trong trường hợp thực sự cần thiết. 

Cách sử dụng mật ong trị táo bón cho trẻ sơ sinh như sau: Pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1:1. Sử dụng tăm bông hoặc cọng mồng tơi chống vào mật ong sau đó đút nhẹ nhàng vào hậu môn của bé.

4. Mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng cách ngâm hậu môn với nước ấm

Trẻ sơ sinh bị táo bón làm cách nào hết? Nước ấm có công dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp trẻ sơ sinh bị táo bón dễ đi ngoài hơn. 

Cách trị táo bón cho bé sơ sinh bằng cách ngâm hậu môn bằng nước ấm cụ thể như sau: Mỗi lần mẹ ngâm hậu môn cho bé bằng nước tấm từ 5 đến 10 phút, thực hiện 2 lần/ngày.

5. Massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh 

Nếu mẹ đang không biết nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì có thể sử dụng cách massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ cho bé sơ sinh bị táo bón giúp kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách massage cho bé sơ sinh bị táo bón như sau: Đặt ngón trỏ và ngón giữa gần  với rốn của bé rồi  ấn nhẹ và xoay vòng theo chiều kim đồng hồ. Duy trì lực ấn vừa phải, sau đó mẹ từ từ mở rộng vòng xoay ra gần với hông bên phải của bé.

6. Lá hẹ trị táo bón cho trẻ sơ sinh

mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinhCách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá hẹ. 

Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị cay ngọt tự nhiên, công dụng giúp giảm đau bụng, giải độc, tán ứ và khắc phục chứng táo bón.

Để trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá hẹ, các mẹ có thể đun lá hẹ lấy nước ngâm hậu môn cho bé mỗi ngày hoặc chưng lấy nước ép cho bé uống.

VI – Cách phòng tránh táo bón ở trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng nói riêng và táo bón ở trẻ sơ sinh nói riêng, các mẹ có thể tham khảo và thực hiện một số biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học, lành mạnh cho cả và bé: Bữa ăn nên giàu chất xơ từ các loại rau như mồng tơi, khoai lang, rau dền đỏ, bông cải xanh.
  • Massage bụng cho bé cho trẻ mỗi ngày.
  • Tạo điều kiện và kích thích để bé vận động nhiều hơn.
  • Cung cấp đủ nước cho bé bằng cách uống đủ sữa, với bé được 6 tháng tuổi trở lên thì mẹ có thể cho uống thêm nước.
  • Tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ sơ sinh vào một giờ cố định.

Táo bón ở trẻ sơ sinh đa phần không nghiêm trọng nhưng lại gây ám ảnh cho trẻ khi đi vệ sinh khiến trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuyên và kéo dài, gây táo bón mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, táo bón ở trẻ sơ sinh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: nứt hậu môn, sa trực tràng, tắc ruột…Do đó, bố mẹ cần quan sát con thật kỹ để đưa đi thăm khám kịp thời và có cách xử lý táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả. 

Xem thêm:

2.7/5 - (3 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.