Skip to main content

Sa trực tràng là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Sa trực tràng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Đừng bỏ qua bài viết này vì chúng tôi yumangel.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và rất nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh lý sa trực tràng.

I. Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng hậu môn hay còn gọi là sa niêm mạc là tình trạng thành trực tràng lộn lại 1 phần hoặc toàn bộ rồi chui ra ngoài lỗ hậu môn. Sa trực tràng không gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng lại khiến bệnh nhân gặp rất nhiều phiền toái.

Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhất là trẻ em từ 1 – 3 tuổi (sa niêm mạc) và người lớn trên 50 tuổi (sa niêm mạc và sa toàn bộ).

Hình ảnh bệnh sa trực tràng
Hình ảnh bệnh sa trực tràng

II. Các cấp độ của bệnh sa trực tràng hậu môn

Bệnh sa trực tràng có nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Sa niêm mạc trực tràng

Sa niêm mạc trực tràng ban đầu được hiểu là lớp niêm mạc bị lộn ngược khi đi đại tiện, sau đó nó có thể co lại. Sa niêm mạc trực tràng gồm các mức độ sau đây:

  • Cấp độ 1: Sa niêm mạc do rặn đại tiện, sau đó co lên.
  • Cấp độ 2: Sa niêm mạc sau khi rặn đại tiện, không tự co lên, phải dùng tay đẩy lên.
  • Cấp độ 3: Sa niêm mạc ngay cả khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, hắt hơi…

2. Sa toàn bộ trực tràng

Đây là tình trạng trực tràng bị tuột qua ống hậu môn. Loại sa trực tràng này được chia thành 4 cấp độ gồm:

  • Sa trực tràng cấp độ 1: Trực tràng sa khi gắng sức mạnh hoặc khi rặn đi đại tiện, sau đó nó sẽ co lại, không gây bất thường.
  • Sa niêm mạc độ 2: Khi đi đại tiện, trực tràng luôn sa và phải dùng tay đẩy vào. Niêm mạc có vết trợt, phù nề. Hậu môn lõm vào.
  • Sa trực tràng độ 3: Gắng sức nhẹ cũng khiến trực tràng sa. Trực tràng không có vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng hoại tử, niêm mạc chảy máu, mất tự chủ khi đi đại tiện.
  • Sa niêm mạc cấp độ 4: Ruột sa liên tục, kể cả khi đi đứng, cơ thắt mất lực, niêm mạc tuyến bị loét, đại tiện mất tự chủ.
Hình ảnh các cấp độ sa niêm mạc trực tràng
Hình ảnh các cấp độ sa niêm mạc trực tràng

Ngoài ra, còn có sa trực tràng kiểu túi thường xảy ra ở phụ nữ trung niên sau khi sinh nở. Sa trực tràng kiểu túi tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

III. Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng

Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng có thể chia làm 3 nhóm chính là:

  • Nhóm nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng.
  • Sự suy yếu các cơ giữa hậu môn và trực tràng.
  • Khuyết tật về giải phẫu.

1. Nhóm nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng 

Các nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng kéo dài hoặc đột ngột gồm:

  • Sa trực tràng ở trẻ em: Hẹp bao quy đầu, tiêu chảy, ho…
  • Người lớn: Viêm đại tràng mãn tính, sỏi bàng quang, táo bón, kiết lị…
  • Người phải khuân vác quá nặng.

2. Nhóm nguyên nhân suy yếu các cơ giữa hậu môn và trực tràng 

Nhóm nguyên nhân suy yếu các cơ giữa trực tràng và hậu môn bao gồm: cơ thắt, cơ nâng hậu môn, các cân cơ đáy chậu tự nhiên.

3. Nhóm nguyên nhân các khuyết tật về giải phẫu 

Nhóm nguyên nhân các khuyết tật về giải phẫu gây sa trực tràng gồm:

  • Đại tràng sigma quá dài
  • Hậu môn giãn rộng
  • Mất độ cong sinh lý của trực tràng
  • Các phương tiện cố định phía sau trực tràng không đủ
  • Mất góc hậu môn – trực tràng…

Ngoài ra còn có một số các yếu tố làm tăng nguy cơ bị sa trực tràng:

  • Sa trực tràng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Từng phẫu thuật hậu môn lúc sơ sinh; suy dinh dưỡng; nhiễm trùng.
  • Sa trực tràng ở người lớn: Tổn hại sau khi phẫu thuật hoặc sinh con. Vì thế xuất hiện nhiều trường hợp sa niêm mạc khi mang thai và sau sinh. Yếu cơ sàn chậu, cơ yếu theo thời gian.
Bệnh sa trực tràng do nhiều nguyên nhân gây ra.
Bệnh sa trực tràng hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra.

IV. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh sa trực tràng

Dưới đây là một số biểu hiện sa niêm mạc điển hình, giúp bạn nhận biết bệnh:

  • Người bệnh (người lớn) sẽ cảm thấy hậu môn hơi sà xuống.
  • Thường đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu sa trực tràng ở trẻ em và người lớn.
  • Đi ngoài mất kiểm soát, có thể kèm theo dịch nhầy.
  • Về đặc điểm của khối sa hậu môn: Khi đi cầu hay ngồi xổm nó sẽ dài và tròn đồng tâm. Khi mới xuất hiện, khối sa ngắn và nhỏ, chỉ xuất hiện lúc đi ngoài. Nếu không được chữa trị dứt điểm, khối sa sẽ to dần theo thời gian, thậm chí đại tiện xong vẫn thấy, phải lấy tay ấn nhẹ vào trong. Phiền toái nhất là khi ngồi xổm, khối sa lại xuất hiện.
Người bệnh có cảm giác hậu môn bị sa xuống
Người bệnh có cảm giác hậu môn bị sa xuống

V. Bệnh sa trực tràng có nguy hiểm không?

Sa trực tràng ở hậu môn là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các biến chứng có thể gặp khi bị sa niêm mạc nặng.

  • Viêm loét trực tràng: Khối trực tràng sa ra ngoài dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm loét.
  • Tắc ruột: Nếu ruột non cũng bị sa xuống cùng với trực tràng thì sẽ gây nên tình trạng tắc ruột rất nguy hiểm.
  • Vỡ trực tràng: Trực tràng bị sa xuống rất dễ bị tổn thương khi có tác động mạnh, thậm chí bị vỡ.
  • Chảy máu hậu môn: Thường gặp khi bệnh nhân đi đại tiện. Chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi.
  • Thắt nghẹt: Trực tràng bị sa xuống có thể gây tắc nghẽn ống hậu môn, khiến cho việc đi đại tiện bị cản trở.
  • Sa tử cung ở nữ giới: Do sa trực tràng dạng túi thời gian dài.
  • Thoát vị đáy chậu.
Sa trực tràng là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sa trực tràng là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

VI. Các phương pháp chẩn đoán sa trực tràng

Để chẩn đoán sa trực tràng, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của người bệnh và hỏi về các triệu chứng, sau đó tiến hành khám sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm khác giúp nâng cao hơn để chẩn đoán sa trực tràng, đặc biệt là đối với người bị mắc các bệnh lý. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X-quang: Cho thấy trực tràng và ống hậu môn trong quá trình người bệnh đi đại tiện.
  • Nội soi đại tràng: Một ống dài được đưa vào trực tràng với một camera nhỏ gắn ở đầu để tìm kiếm bất kỳ vấn đề nào có thể gây ra sa.
  • Siêu âm nội mạc: Một đầu dò được đưa vào hậu môn và trực tràng để kiểm tra các cơ và mô.
  • Nội soi trực tràng sigma: Sử dụng một ống dài có camera ở đầu để đưa sâu vào ruột giúp tìm kiếm chứng viêm, sẹo hoặc khối u.
  • Chụp MRI: Chụp hình ảnh kiểm tra tất cả các cơ quan trong vùng chậu của người bệnh.
  • Đo áp lực hậu môn: Một ống mỏng được đưa vào trực tràng để kiểm tra sức mạnh của cơ.
  • Đo điện cơ hậu môn (EMG): Phương pháp này giúp kiểm tra các tổn thương dây thần kinh có gây ra các vấn đề về cơ vòng hậu môn hay không.
  • Kiểm tra độ trễ của động cơ đầu cuối dây thần kinh lưng: Giúp kiểm tra dây thần kinh lưng có vai trò trong việc kiểm soát nhu động ruột.
Nội soi trực tràng giúp chẩn đoán bệnh sa trực tràng
Nội soi trực tràng giúp chẩn đoán bệnh sa trực tràng

VII. Cách điều trị bệnh sa trực tràng

Bệnh sa niêm mạc gây ra nhiều phiền toái. Tệ hơn, khi không được điều trị, nó còn gây ra nhiều biến chứng. Nhiều người truyền tai nhau các mẹo chữa sa trực tràng hay cách chữa sa trực tràng tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, yumangel.vn khuyên bạn nên tới bác sĩ thăm khám sớm để biết sa trực tràng uống gì hoặc điều trị như thế nào.

Y học điều trị bệnh này theo 2 phương pháp chính là: điều trị bằng thuốc (nội khoa) và điều trị phẫu thuật (ngoại khoa).

1. Điều trị nội khoa 

Sa niêm mạc nhẹ có thể điều trị bằng cách uống thuốc và bôi. Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc, bạn có thể tự chữa sa trực tràng tại nhà, sau đó tái khám để biết diễn tiến bình phục của bệnh.

2. Điều trị ngoại khoa

Khi sa trực tràng ở hậu môn diễn có dấu hiệu nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để đưa trực tràng trở lại vị trí cũ. Thông thường, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 3 tháng nếu được chăm sóc và kiêng cữ tốt.

Nhiều người thường băn khoăn phẫu thuật sa trực tràng giá bao nhiêu. Kinh phí phẫu thuật có thể phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn, phương pháp phẫu thuật và mức độ bệnh. Vì thế, để biết chi phí chính xác, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để được tư vấn.

Bệnh nhân sa trực tràng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
Bệnh nhân sa trực tràng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

VII. Cách phòng tránh bệnh sa niêm mạc

Một số việc làm đơn giản dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh sa trực tràng. Bạn đừng bỏ qua nhé!

  • Uống nhiều nước lọc, nên uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nên bổ sung nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc… để ngăn ngừa táo bón.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau khoai lang, rau mồng tơi, chuối chín…
  • Không nên rặn quá nhiều khi đi đại tiện.
  • Luyện tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào khoảng thời gian cố định.
Không nên rặn quá nhiều khi đi đại tiện.
Không nên rặn quá nhiều khi đi đại tiện.

IX. Giải đáp thắc mắc về bệnh sa trực tràng

Có rất nhiều thắc mắc của người bệnh khi mắc bệnh tra trực tràng như: bệnh có tự khỏi không, có chữa được không, sa trực tràng và trĩ có giống nhau không…

1. Sa trực tràng có tự khỏi không?

Bệnh sa niêm mạc khá nguy hiểm và không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp của y học. Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh bạn cần đi thăm khám và điều trị sớm.

2. Bệnh sa trực tràng có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Nếu áp dụng đúng phương pháp, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì thế, khi có dấu hiệu, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín thăm khám. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn để bạn biết sa trực tràng uống thuốc gì hay điều trị như thế nào.

3. Sa trực tràng kiêng ăn gì? 

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân cần tìm hiểu sa trực tràng kiêng ăn gì. Việc kiêng khem phù hợp sẽ giúp bệnh bình phục nhanh hơn.

Các thực phẩm mà người bị bệnh không nên sử dụng là: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại rau quá già, đồ uống chứa cồn, gas, chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

4. Sa niêm mạc và trĩ có giống nhau không?

Trĩ là do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng mô quanh hậu môn. Từ đó, búi trĩ hình thành. Vì vậy, khái niệm trĩ và sa trực tràng là hoàn toàn khác nhau. 2 bệnh lý này không phải là 1.

Trĩ và sa trực tràng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau
Trĩ và sa niêm mạc là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau

Mặc dù bệnh sa trực tràng không phải là một vấn đề y tế khẩn cấp nhưng lại gây ra sự khó chịu, xấu hổ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của sa trực tràng, bạn nên đi khám càng sớm và điều trị sớm.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các triệu chứng và cách điều trị, đừng quên liên hệ tới tổng đài miễn phí cước 1800.1125 hoặc để lại bình luận bên dưới để dược sĩ của Yumangel giải đáp nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.