Thủng trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng tránh về bệnh thủng trực tràng nhé. Cùng yumangel tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Mục lục
I. Thủng trực tràng là gì?
Trực tràng là một bộ phận của đại tràng, thuộc cơ quan tiêu hóa. Đây là một đoạn ruột nối giữa đại tràng và ống hậu môn dài có chiều dài khoảng từ 11 – 15cm.
Trực tràng được cấu tạo bởi 5 lớp gồm: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc. Trực tràng có chức năng giữ chất thải và tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải.
Các bệnh lý thường gặp ở trực tràng gồm: Viêm trực tràng, sa trực tràng, u trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp trực tràng, thủng trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, nhiễm lỵ Amip ở trực tràng…
Thủng trực tràng là tình trạng xuất hiện 1 lỗ ở trên bộ phận trực tràng khiến phân và chất lỏng ở bên trong rò rỉ ra ngoài. Điều này khiến hại khuẩn xâm nhập dễ dàng và bên trong khoang bụng gây viêm nhiễm màng bụng, viêm phúc mạc, thậm chí là hình thành áp xe…
III. Nguyên nhân gây thủng trực tràng
Có rất nhiều nguyên nhân gây thủng trực tràng. Trong đó có các nguyên nhân chính dưới đây:
- Trực tràng bị viêm loét kéo dài lâu ngày.
- Trực tràng bị xoắn hoặc ung thư trực tràng.
- Bị chấn thương sau mổ nội soi.
- Do xạ trị ung thư tử cung ở nữ giới.
- Nuốt phải hóa chất.
- Do tác động từ bên ngoài, ví dụ như bị vật sắc nhọn chọc vào bụng.
IV. Dấu hiệu nhận biết thủng trực tràng
Biểu hiện thủng trực tràng khi mới khởi phát là nôn, buồn nôn, tiếp đó là đau tức vùng bụng dưới. Các triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác.
Sau đó triệu chứng bệnh có thể tiến triển nặng hơn với các biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Đau bụng dữ dội như bị dao đâm.
- Ổ bụng có cảm giác căng cứng, cơn đau có thể lan tỏa ra khắp vùng bụng.
- Bí trung, đại tiện.
- Khi đại tiện, phân có thể có máu.
- Bệnh nhân bị sốt cao, sốc phản vệ.
Bệnh nhân nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
V. Thủng trực tràng có nguy hiểm không?
Thủng trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể:
- Gây gây chảy máu ồ ạt.
- Dịch và phân từ trực tràng sẽ tràn ra gây viêm phúc mạc.
- Biến chứng của thủng trực tràng đều nghiêm trọng bao gồm: viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Với biến chứng nhiễm trùng huyết, nếu càng trì hoãn điều trị thì càng làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong. Theo thống kê, nhiễm trùng huyết gây tử vong trên 30%, đặc biệt là với đối tượng người bệnh là trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mãn tính.
VI. Phương pháp chẩn đoán thủng trực tràng
Bác sĩ hỏi bệnh nhân về tình trạng bệnh, tiền sử bệnh và thực hiện thăm khám sức khỏe. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mất máu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần chụp X-quang, siêu âm, CT hoặc MRI quan sát vết thủng rõ ràng hơn. Trong các trường hợp khác, người bệnh cần thực hiện thủ thuật nội soi để xác định chính xác vị trí vết rách. Tham khảo: Bảng giá nội soi trực tràng
VII. Cách điều trị bệnh thủng trực tràng
Thủng trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tùy mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ có thể chỉ định 1 trong các phương pháp điều trị thủng trực tràng hiện nay gồm:
1. Điều trị nội khoa bằng thuốc
Trường hợp lỗ thủng có thể tự đóng, người bệnh sẽ không cần thực hiện phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp.
2. Điều trị phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu để điều trị thủng trực tràng hiện nay gồm:
- Cắt bỏ một phần trực tràng: Đối với các trường hợp đã bị bệnh trước đó, bác sĩ cần tiến hành cắt bỏ một phần trực tràng bị thủng rồi nối lại.
- Phẫu thuật khâu lỗ thủng trực tràng: Mục đích là để đóng lỗ thủng đồng thời loại bỏ những nguyên nhân gây viêm phúc mạc như: phân, dịch.
Tiên lượng phẫu thuật cấp cứu thủng trực tràng có tỷ lệ thành công khá cao trong các trường hợp. Tuy nhiên, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
VIII. Biện pháp phòng tránh thủng trực tràng
Như đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân chính gây thủng trực tràng chủ yếu liên quan tới các bệnh lý ở trực tràng như u, ung thư, viêm loét… Vì vậy để phòng tránh thủng trực tràng các bạn cần chú ý có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
1. Chế độ ăn uống khoa học
Về chế độ ăn uống, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Uống đủ nước: Trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Thiếu nước hoặc mất nước làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng nguy cơ đau dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác.
- Chọn mua các thực phẩm sạch: xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh vi khuẩn xâm nhập tấn công và gây hại cho cơ thể.
- Tăng cường ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh: Các loại hoa quả và rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh như giảm tiết dịch vị axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chọn được các loại hoa quả và rau xanh phù hợp và tốt cho dạ dày như: thanh long, đu đủ, bơ, táo, chuối, rau chân vịt, mồng tơi, súp lơ xanh..
- Không sử dụng các thực phẩm có thể gây kích thích như rượu, bia, cà phê: Đây đều là các thực phẩm có thể kích thích gây hại cho dạ dày. Khi tiêu thụ quá nhiều, có thể dẫn tới thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh lý nguy hiểm khác.
- Hạn chế ăn thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày như: đồ ăn cay nóng, thức ăn lên men, có vị chua…
- Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu hóa gây gánh nặng cho dạ dày như: thức ăn giàu chất béo (thịt mỡ, mỡ động vật, phô mai, bơ, xúc xích, lạp xưởng, gà rán, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ); thức ăn nhiều đường (sữa đặc, bánh ngọt, kẹo, socola, bánh rán, bánh quy, bánh kem, hoa quả đóng hộp); các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ…)
- Một số lưu ý trong cách ăn: Ăn vào một giờ cố định, ăn đủ bữa, không nên ăn quá nó và cũng không để bụng quá đói; không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại; tránh vận động mạnh, nằm ngủ hoặc tắm sau khi ăn…
2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Về chế độ sinh hoạt, các vấn đề bạn cần chú ý gồm:
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái; hạn chế stress, căng thẳng, không làm việc quá sức và thức quá khuya.
- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích.
- Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến trực tràng.
Có thể thấy, thủng trực tràng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với nhiều biến chứng có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu bị đau bụng, bụng căng cứng kèm theo đi đại tiện ra máu bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!