Skip to main content

Bệnh thủng tạng rỗng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thủng tạng rỗng là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nếu không phẫu thuật sớm. Người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng đau bụng sau khi ăn hoặc đau dạ dày mạn tính vì có thể gây nguy hiểm cho chính tính mạng của mình. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

I – Thủng tạng rỗng là gì?

Thủng tạng rỗng bệnh họcthuật ngữ dùng để chỉ sự xuất hiện của khí tự do ở bên trong ổ bụng. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm vì càng chẩn đoán muộn nguy cơ tử vong càng tăng cao.

Thủng tạng rỗng xảy ra phổ biến ở ở nam giới trong độ tuổi từ 35 – 65, đặc biệt là 30 – 40 tuổi. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào nhưng phần lớn là 1 vài giờ sau ăn. 

Hình ảnh X-quang thủng tạng rỗng. 
Hình ảnh X-quang thủng tạng rỗng.

II – Nguyên nhân thủng tạng rỗng

Các nguyên nhân chính gây bệnh thủng tạng rỗng gồm:

Có tới 90% nguyên nhân gây thủng rạng rỗng là do thủng loét dạ dày tá tràng.
Có tới 90% nguyên nhân gây thủng rạng rỗng là do thủng loét dạ dày tá tràng.
  • Chấn thương xuyên thấu thành bụng: Do bị rơi hoặc nuốt dị vật vào trong bụng; thủng do nhét dị vật vào trực tràng âm đạo.
  • Viêm hoại tử ống tiêu hóa: Viêm ruột hoại tử; viêm ruột trong bệnh thương hàn; viêm ruột thừa hoại tử; viêm túi thừa đại tràng; thủng tử cung do nạo hút thai; thủng do ống nội soi tiêu hóa.

III – Triệu chứng bị thủng tạng rỗng

Thủng tạng rỗng triệu chứng thế nào? Bệnh nhân bị thủng tạng thường có biểu hiện đau bụng đột ngột và dữ dội, bí trung đại tiện, nôn hoặc buồn nôn. Khi cơn đau nhiều và tăng lên, bác sĩ thăm khám thấy bụng căng cứng như gỗ, thành bụng bị co với mức độ khác nhau.

Dấu hiệu thủng tạng rỗng đặc trưng là bệnh nhân bị đau bụng dữ dội và đột ngột
Dấu hiệu đặc trưng là bệnh nhân bị đau bụng dữ dội và đột ngột

Thông thường theo diễn biến lâm sàng, bệnh nhân thủng tạng rỗng có thể bị đau thượng vị dữ dội trong 6 giờ đầu tiền kèm theo đó là tình trạng sốc. Tiếp đó cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng sau đó lại trở về trạng thái bình thường trong 6 giờ tiếp theo. 

IV – Thủng tạng rỗng có nguy hiểm không?

Thủng tạng rỗng là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được cấp cứu và phẫu thuật sớm. Nếu phẫu thuật muộn thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhân là từ 2,5 – 10%, với người bệnh già yếu thì tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn. 

Theo các bác sĩ, kết quả điều trị bệnh lý thủng tạng rỗng tốt hay xấu, tỉ lệ tử vong cao hay thấp phụ thuộc chính vào việc bệnh nhân được điều trị sớm hay muộn.

Bệnh lý thủng tạng rỗng có tỷ lệ tử vong cao
Bệnh lý thủng tạng rỗng có tỷ lệ tử vong cao

Bệnh lý này có diễn biến rất nhanh, trong vòng 12 – 14 giờ có thể tiến triển thành viêm màng bụng. Người bệnh nếu được mổ thủng tạng rỗng trong vòng 6 giờ đầu thì kết quả tốt và tỉ lệ tử vong thấp.

V – Chẩn đoán thủng tạng rỗng

Có 3 phương pháp chính để chẩn đoán

Siêu âm

Chụp cắt lớp ổ bụng

Chụp cắt lớp ổ bụng (CT) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong vùng bụng theo mặt cắt ngang. Chụp CT ổ bụng giúp phát hiện nhanh chóng và chính xác những bất thường ở vùng bụng.

Chụp CT cho phép xác định khí tự do trong ổ bụng dù lượng khí có thể rất ít, chỉ một vài bóng khí. Đây là một phương pháp chẩn đoán hữu ích cho những bệnh nhân khó xác định thủng tạng rỗng bệnh học thông qua các phương pháp khác như siêu âm và chụp X-quang.

Trước khi thực hiện chụp CT, bệnh nhân cần được hướng dẫn chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm việc tháo bỏ các vật dụng kim loại, khai báo tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý, và nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình chụp CT diễn ra nhanh chóng và không đau đớn, giúp các bác sĩ có được hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong vùng bụng để chẩn đoán chính xác hơn.

Chụp X-quang bụng đứng không chuẩn bị

VI – Cách điều trị bệnh thủng tạng rỗng

Bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật để tìm và khâu lỗ thủng. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật là: mổ mở và mổ nội soi, tùy theo bệnh án thủng tạng rỗng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp.

Siêu âm thủng tạng rỗng
Siêu âm thủng tạng rỗng

Nếu phẫu thuật mổ mở, bệnh nhân phải mất rất nhiều thời gian để có thể phục hồi như bình thường. Hiện nay, bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật mổ nội soi vì có nhiều ưu điểm hơn: ít xâm lấn, vết mổ nhỏ, hạn chế tác động tới các tạng khác trong ổ bụng, ít nhiễm trùng và thời gian chăm sóc bệnh nhân thủng tạng rỗng cũng ngắn hơn.

VII – Cách phòng tránh hội chứng thủng tạng rỗng

Để phòng tránh bị bệnh thủng tạng rỗng, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đi thăm khám sớm khi có các triệu chứng bị bệnh viêm loét dạ dày ta tràng như: ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Việc thăm khám sớm giúp bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, thủng ổ loét, ung thư …

Bên cạnh đó, cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học hơn: ăn ngủ nghỉ đúng giờ; hạn chế thức đêm, làm việc căng thẳng kéo dài, ăn đêm muộn; tránh ăn nhiều đồ chua, cay, nóng. Đồng thời cần thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các chứng bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày.

Bệnh thủng tạng rỗngHãy thăm khám sớm khi cơ thể có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày tá tràng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. 

Thủng tạng rỗng là bệnh lý rất nguy hiểm có thể tước đi mạng sống của người bệnh nếu chủ quan không điều trị sớm. Do đó, khi thấy có cơn đau bụng dữ dội và bất thường kèm theo các chất lương gây xuất huyết ổ bụng thì tốt nhất theo yumangel.vn bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.