Skip to main content

Giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn xoài chín được không?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với câu hỏi trào ngược dạ dày ăn xoài chín được không thì người bệnh có thể ăn xoài chín nhưng điều kiện phải là xoài ngọt và chỉ ăn với lượng ít. Cùng Thuốc đau dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của xoài đối với hệ tiêu hóa trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh trào ngược dạ dày và chế độ ăn uống 

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra khi acid từ dạ dày trào ngược lên khu vực thực quản, gây ra hàng loạt triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, nôn, buồn nôn, đau rát thượng vị…

Đáng nói, trào ngược dạ dày kéo dài còn là tiền đề cho nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm – loét thực quản, Barrett thực quản/tiền ung thư thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản…

Chế độ ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học là một trong các yếu tố gây bệnh trào ngược hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, bệnh nhân trào ngược có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề ăn uống, trong đó có câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được xoài không.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới diễn tiến và hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới diễn tiến và hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

II. Trào ngược dạ dày ăn xoài chín được không?

Khá nhiều bệnh nhân trào ngược thắc mắc có nên ăn xoài chín không vì xoài chín có vị ngọt chua thanh chứ không gắt như xoài xanh. Cùng Yumangel đi tìm câu trả lời qua những thông tin sau nhé!

1. Lợi ích của xoài với sức khỏe

Xoài có nguồn gốc ở Nam Á và Đông Nam Á, hiện được trồng phổ biến trên thế giới. Các thành phần dinh dưỡng tìm thấy trong khoảng 165 gam xoài gồm:

  • Năng lượng: 170 calo.
  • Chất xơ: 3 gam.
  • Đường: 24 gam.
  • Protein: 1 gam.
  • Vitamin A: 25 % nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
  • Vitamin C: 76 % nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
  • Kali: 257 gam.
  • Vitamin B6: 0,2 mg.

Dưới đây là một số công dụng của xoài đối với sức khỏe:

  • Giảm nguy cơ ung thư.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân.
  • Bảo vệ khỏi đột quỵ do nóng.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Tăng tập trung và trí nhớ.
  • Chống lão hóa, làm đẹp da.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Tăng cường thị lực.
  • Ngăn ngừa dị tật thai nhi.
  • Bảo vệ tim mạch.
Một số tác dụng của xoài với hệ tiêu hóa
Một số tác dụng của xoài với hệ tiêu hóa

2. Trào ngược dạ dày ăn xoài chín được không?

Về vấn đề trào ngược dạ dày có ăn được xoài không và trào ngược dạ dày có ăn được xoài không, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

  • Không nên ăn xoài xanh: Xoài chứa nhiều vitamin C và có tính axit. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ăn xoài trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày để tránh làm lượng axit trong dạ dày tăng cao khiến tình trạng trào ngược của bạn ngày một nặng thêm.
  • Có thể ăn xoài chín: Trong trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày quá thèm ăn xoài thì có thể ăn xoài thật chín và phải là xoài ngọt. Khi ăn, cần chú ý chỉ ăn với lượng ít, không ăn thường xuyên, liệu tục với lượng nhiều. Đồng thời nên ăn xoài sau bữa ăn khoảng 30 phút, tuyệt đối không ăn khi đang đói.
Trào ngược dạ dày ăn được xoài chín ngọt nhưng chỉ ăn với lượng nhỏ
Trào ngược dạ dày ăn được xoài chín ngọt nhưng chỉ ăn với lượng nhỏ

III. Lưu ý cho bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ăn xoài chín

Để ăn xoài chín an toàn và cơ thể nhận được tối đa giá trị dinh dưỡng, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên chú ý ăn đúng cách theo hướng dẫn sau:

1. Lượng xoài nên ăn

Một người sức khỏe bình thường có thể ăn từ 200 – 250g xoài chín/ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân trào ngược chỉ nên ăn 1/3 lượng xoài chín khuyến nghị cho người khỏe mạnh bình thường.

Không ăn quá nhiều xoài vì ngoài việc làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày, ăn quá nhiều xoài còn dẫn đến thừa cân, béo phì, đái tháo đường, rôm sảy…

2. Không ăn xoài khi bụng đói

Xoài chín hay xoài xanh đều có vị chua nên bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng tuyệt đối tránh ăn khi đói bụng. Vị chua của xoài sẽ không chỉ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Mặt khác, ăn xoài lúc đói còn có nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời.

Thời điểm thích hợp để bệnh nhân trào ngược ăn xoài là sau bữa ăn trưa hoặc tối khoảng 30 phút

3. Không ăn khi nóng trong

Xoài chín chứa nhiều đường nên sẽ không tốt cho người bị tiểu đường. Khi đường huyết cao sẽ thúc đẩy vi khuẩn trên da nên dễ gây mụn nhọt, nổi mụn, rôm sảy…

4. Không ăn khi cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng với chất urushiol không nên ăn xoài để tránh bị dị ứng. Biểu hiện của dị ứng xoài nhẹ là ngứa xung quanh miệng, môi, mắt khô, rát lưỡi, nổi mề đay.

5. Nên ăn xoài chín tự nhiên

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên tìm những quả xoài còn xanh sau đó để chúng chín tự nhiên. Quả không xây xát, ngửi có mùi thơm và có tinh dầu thì là quả xoài tươi ngon và không có chất bảo quản.

6. Chế biến xoài

Bên cạnh cách ăn trực tiếp xoài chín, bạn có chế biến khác xoài thành sinh số, salad, hoa quả dầm… để thay đổi khẩu vị.

7. Lưu ý khác

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nếu kèm theo tình trạng bệnh dưới đây không nên ăn xoài:

  • Bị tiểu đường.
  • Bị hen suyễn.
  • Béo phì, dễ tăng cân.
  • Tiêu chảy.
  • Mắc bệnh ngoài da: viêm loét, mưng mủ, mẩn ngứa.
Không ăn xoài khi bụng đói, kể cả là xoài chín
Không ăn xoài khi bụng đói, kể cả là xoài chín

IV. Gợi ý hoa quả nên ăn và tránh ăn khi bị trào ngược dạ dày 

Dưới đây là một số gợi ý về các loại quả nên ăn và tránh ăn khi bị trào ngược dạ dày để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng tránh bệnh trở nặng hay tái phát.

1. Các loại quả người bị trào ngược nên ăn

Một số loại hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày nên khi ăn vào có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh trào ngược hiệu quả. Cụ thể là:

  • Đu đủ chín: Enzym Men papain trong đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn; hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu, giải độc cho cơ thể. Các nghiên cứu còn cho thấy, ăn đu đủ còn có thể giúp giảm stress, giúp tinh thần thoải mái, nhờ vậy ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày.
  • Chuối chín: Loại quả này giàu chất xơ, vitamin, kali và prebiotic rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân trào ngược ăn chuối giúp giảm sưng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tăng tiết acid dạ dày.
  • : Theo các nghiên cứu, bơ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: chất xơ, Kali, Vitamin nhóm B, Vitamin E, Folate… giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
  • Lựu đỏ: Quả lựu chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dạ dày và bồi bổ sức khỏe.
  • Việt quất: Các chất natri, fructose, vitamin trong quả việt hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày.
  • Thanh long: Ăn thanh long cung cấp cho cơ thể prebiotic. Đây là chất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong dạ dày, đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Táo: Ngoài khả năng thúc đẩy tiêu hóa và lợi khuẩn trong đường ruột, táo còn giúp giảm axit và làm dịu cơn trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược chỉ nên ăn táo ngọt và chín, không nên ăn táo xanh, chua vì có hàm lượng acid cao.

Tham khảo: Trào ngược dạ dày ăn giá đỗ được không

Một số loại quả phù hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày
Một số loại quả phù hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

2. Các loại quả người bị trào ngược không nên ăn

Để tránh bệnh trào ngược dạ dày trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị, người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ăn một số loại hoa quả sau:

  • Hoa quả chứa nhiều axit: Ví dụ như cam, chanh, quýt, quất, cóc, me,… có chứa nhiều axit sẽ gây bào mòn khiến các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn.
  • Hoa quả có tính nóng: Sầu riêng, nhãn, vải… là những quả có tính nóng người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn nhiều.Vì nhóm hoa quả này chứa nhiều đường, chất béo khi ăn dễ gây nóng trong, khó tiêu, đầy hơi và khiến niêm mạc bị tổn thương lan rộng. Hậu quả là làm gia tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ăn nhóm hoa quả chứa nhiều axit.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ăn nhóm hoa quả chứa nhiều axit.

Bài viết trên đây ngoài giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày ăn xoài chín được không còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác. Hy vọng sẽ giúp bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể dễ dàng lựa chọn được loại quả phù hợp với tình trạng bệnh của mình!

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.