Nóng rát thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về tiêu hóa như như: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp tính, viêm thực quản, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), hội chứng Zollinger-Ellison… Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- I. Nóng rát vùng thượng vị là bệnh gì
- II. Nóng rát thượng vị xảy ra khi nào?
- III. Triệu chứng của người bị nóng vùng thượng vị
- IV. Nguyên nhân gây nóng thượng vị
- V. Nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì?
- VI. Nóng vùng thượng vị có nguy hiểm không?
- VII. Phương pháp chẩn đoán nóng vùng thượng vị
- VIII. Cách điều trị tình trạng nóng thượng vị
- IX. Giải pháp kiểm soát và phòng ngừa nóng rát vùng thượng vị
I. Nóng rát vùng thượng vị là bệnh gì
Vùng thượng vị là vùng bụng nằm giữa 2 bên xương sườn, dưới mũi xương ức và nằm trên rốn. Đây là vùng tập trung nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể như dạ dày, tuyến tụy, tuyến mật, gan…
Nóng thượng vị là tình trạng nóng ở vùng trên rốn đến phía dưới mũi xương ức. Tình trạng này có thể kèm theo một số triệu chứng khác nhau rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua.
II. Nóng rát thượng vị xảy ra khi nào?
Nóng rát thượng vị thường xảy ra về đêm, trước hoặc sau khi ăn, đặc biệt là sau khi người bệnh ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu, uống bia, rượu…
- Nóng thượng vị về đêm: Thường lặp đi lặp lại lúc 1 – 2 giờ sáng, nguyên nhân là do axit dịch vị dạ dày tăng tiết vào thời điểm dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn.
- Nóng thượng vị khi đói: Dạ dày bị rỗng khiến axit dịch vị tăng cảm thấy nóng rát vùng thượng vị. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc gây đau thượng vị.
- Nóng thượng vị sau khi ăn: Thường xuất hiện khi bên trong dạ dày đã xuất hiện những ổ viêm loét. Khi thực phẩm đi qua có thể ma sát, tác động đến những vị trí bị viêm loét gây nóng và đau rát thượng vị sau ăn.
III. Triệu chứng của người bị nóng vùng thượng vị
Người bị nóng rát thượng vị thường có các triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Có cảm giác nóng rát và đau vùng thượng vị rất khó chịu.
- Có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như: ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Đối với các trường hợp nóng thượng vị do bệnh lý, người bệnh có cảm giác đau tăng dần rồi lan ra sau lưng và vùng xương bả vai. Xem chi tiết hiện tượng: Đau thượng vị lan ra sau lưng
Khi nóng rát vùng thượng vị, bạn có thể sử dụng Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có công dụng trung hòa acid dịch vị, giúp giảm triệu chứng nóng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn…chỉ sau 5-10 phút. Yumangel còn tạo lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
IV. Nguyên nhân gây nóng thượng vị
Triệu chứng nóng vùng thượng vị xuất hiện liên tục và thường xuyên gây khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các nguyên gây nóng thượng vị gồm:
- Mắc bệnh dạ dày: Một số bệnh lý dạ dày như rối loạn dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thường kèm theo chứng nóng thượng vị. Nguyên nhân là do axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây ra cảm giác nóng rát. Cùng với đó bệnh nhân có gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, ho, khàn tiếng, đau tức ngực…
- Dị ứng thực phẩm: Người dị ứng với một số loại thực phẩm như đậu phộng, hải sản; người không dung nạp lactose; người bị bệnh Celiac ăn phải gluten – một loại protein có trong lúa mì có thể gây hiện tượng nóng thượng vị, tiêu chảy, táo bón, đau bụng cấp tính,….
- Thói quen ăn uống không hợp lý: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cà phê, đồ uống có ga; thường xuyên ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gia vị, ít uống nước … đều gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày dẫn đến nóng rát thượng vị và khó tiêu.
- Stress, căng thẳng: Căng thẳng, stress kéo dài gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Hậu quả là axit dịch vị dạ dày tăng tiết gây hiện tượng nóng rát ở vùng thượng vị.
- Dùng thuốc kéo dài: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau… có thể phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ của dạ dày, khiến người dùng bị nóng vùng thượng vị.
V. Nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì?
Triệu chứng nóng rát vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp tính, viêm thực quản, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), hội chứng Zollinger-Ellison.
1. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Nhiễm H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày- tá tràng. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tấn công vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng, thường gặp nhất là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng thượng vị kèm theo đó là một số triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, sụt cân…
Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày vì vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
2. Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (LES) không đóng hoặc thắt chặt đúng cách. Trào ngược axit gây kích ứng niêm mạc thực quản dẫn đến nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực sau đó di chuyển lên cổ và cổ họng.
3. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính hay viêm đại tràng chức năng. Đây là hiện tượng ruột già bị rối loạn chức năng kéo theo các cơn đau bụng tái phát nhiều lần, thay đổi thói quen đi tiêu, cảm giác chướng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngoài triệu chứng nóng rát thượng vị, bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích còn đau bụng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.
4. Viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng sưng hoặc viêm niêm mạc dạ dày đột ngột gây ra các cơn đau dữ dội, nóng rát vùng thượng vị, nôn nói, buồn nôn…
Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp có thể do nhiễm trùng; uống nhiều rượu bia; nghiện thuốc lá; căng thẳng, stress; lạm dụng thuốc tây…
5. Khó tiêu chức năng
Khó tiêu chức năng là hội chứng khó tiêu, đầy hơi và đau thượng vị tái diễn mà không có nguyên nhân rõ ràng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là đầy hơi, ăn nhanh no, đau hoặc nóng rát vùng thượng vị.
6. Viêm thực quản
Viêm thực quản là tình trạng viêm có thể gây tổn thương đến mô thực quản, ống cơ đưa thức ăn từ miệng đến dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm thực quản là do axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản gây viêm mạn tính và tổn thương niêm mạc thực quản. Triệu chứng của bệnh là nóng rát ở vùng thượng vị, khó nuốt, ợ trớ…
7. Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger – Ellison là tình trạng các khối u tiết gastrin xuất hiện ở tá tràng và tuyến tụy. Nồng độ gastrin tăng sinh quá mức khiến dạ dày tăng hoạt động tiết axit dịch vị, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản.
Hội chứng Zollinger – Ellison thường không triệu chứng đặc trưng nên rất khó nhận biết. Một số bệnh nhân có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, tiêu chảy.
8. Ung thư dạ dày
Trong một số ít trường hợp, triệu chứng nóng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Bệnh nhân ung thư dạ dày thường gặp các dấu hiệu như: mệt mỏi, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và nôn, có thể nôn ra máu, sụt cân…
VI. Nóng vùng thượng vị có nguy hiểm không?
Nóng thượng vị thường tự khỏi sau khi người bệnh thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trường hợp nóng thượng vị nếu đi kèm với những biểu hiện dưới đây người bệnh cần đến bệnh viện ngay để tránh gặp nguy hiểm:
- Phân có màu đen hoặc lẫn máu: Khả năng cao người bệnh bị xuất huyết dạ dày.
- Hô hấp khó khăn: khó thở, thở khò khè, thở gấp…
- Tụt huyết áp.
- Tim đập nhanh.
- Đau tức ngực.
- Đau bụng dữ dội, đau lan ra sau lưng hoặc đau từ vai xuống cánh tay.
VII. Phương pháp chẩn đoán nóng vùng thượng vị
Khi tiến hành thăm khám cho người bị nóng thượng vị, ngoài thăm khám lâm sàng thông qua triệu chứng, tiền sử bệnh lý bác sĩ còn có thể chỉ định kết hợp nhiều phương tiện cận lâm sàng khác nhau như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội soi ống tiêu hóa và đánh giá chức năng.
1. Khám lâm sàng
Bác sĩ khám sức khỏe tổng quát và đặt các câu hỏi với bệnh nhân nhằm thu thập thông tin tình trạng sức khỏe người bệnh.
2. Khám cận lâm sàng
Bệnh nhân có thể cần thực hiện một hoặc nhiều chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh hoặc đánh giá chức năng giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổng quát và đưa ra phác đồ điều trị nóng rát thượng vị phù hợp.
- Xét nghiệm: Gồm xét nghiệm máu cơ bản; xét nghiệm kháng thể trong máu để tìm bằng chứng nhiễm khuẩn Hp; xét nghiệm phân tìm kháng nguyên Hp để kiểm tra máu lẫn trong phân; kiểm tra Hp trong hơi thở; xét nghiệm phân tích nước tiểu giúp xác định tình trạng máu trong nước tiểu, các dấu hiệu liên quan đến thận.
- Nội soi ống tiêu hóa trên: Là thủ thuật nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng giúp xác định chính xác vị trí tổn thương và nguyên nhân gây tổn thương.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang cản quang sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày – thực quản, giúp phát hiện các vết loét thực quản và hẹp thực quản. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bổ sung như: siêu âm bụng, chụp CT, MRI vùng bụng và ngực hoặc đánh giá khả năng làm rỗng dạ dày để xác định vị trí, mức độ xâm lấn và kích thước của vết viêm loét chính xác hơn.
- Đánh giá chức năng: Người bệnh thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng như kiểm tra độ pH 24 giờ, đo áp lực thực quản để xác định có bị trào ngược dạ dày – thực quản hay không và loại trừ các bệnh lý liên quan khác.
VIII. Cách điều trị tình trạng nóng thượng vị
Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà, bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể:
1. Điều trị nóng thượng vị tại nhà
Với các trường hợp nóng thượng vị nhẹ, chưa nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học hơn kế hợp sử dụng một số thảo dược tự nhiên dưới đây:
- Mật ong: Mật ong có công dụng trung hòa axit dịch vị, giảm co bóp dạ dày quá mức từ đó giảm cảm giác nóng rát, khó chịu vùng thượng vị. Người bệnh pha 3 – 4 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng 250ml nước ấm rồi khi triệu chứng nóng thượng vị xuất hiện.
- Dầu dừa: Dầu dừa có khả năng trung hòa axit dịch vị, làm dịu niêm mạc dạ dày; axit lauric giúp diệt khuẩn, bảo vệ các ổ viêm loét. Bạn có thể uống trực tiếp 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa khi xuất hiện cảm giác nóng thượng vị hoặc trước bữa ăn.
- Trà gừng: Theo Đông y, gừng có tính ấm giúp giảm đau, kháng viêm và chống buồn nôn. Khi bị nóng thượng vị, bạn ngâm vài lát gừng tươi khoảng 15 phút với nước nóng và uống khi còn ấm.
2. Điều trị bằng thuốc
Trường hợp nóng thượng vị điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc giảm triệu chứng nóng rát thượng vị như:
- Thuốc kháng axit.
- Thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc kháng histamin H2.
- Thuốc trung hòa axit dịch vị.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng sinh.
Nng loại thuốc này có tác dụng làm giảm axit trong dạ dày, bao phủ và bảo vệ niêm mạc nên có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nóng rát thượng vị. Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc trên khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
3. Phẫu thuật điều trị
Trường hợp bệnh nhân nóng thượng vị không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc hoặc nguyên nhân là do các bệnh lý gây nên như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật.
IX. Giải pháp kiểm soát và phòng ngừa nóng rát vùng thượng vị
Để hạn chế và phòng tránh tối đa tình trạng nóng thượng vị, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Uống đủ nước để trung hòa axit dạ dày, ngoài nước lọc có thể uống nước ép hoa quả tươi.
- Tránh tiêu thụ các loại thức ăn khó tiêu và gây kích ứng dạ dày như: Đồ cay nóng, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…
- Tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe như hoa quả, rau xanh, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu, cá,…
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói; ăn đúng bữa, đúng giờ.
- Ăn chậm, nhai kỹ; ăn chín uống sôi.
- Không nên ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại.
- Ngủ nghỉ khoa học, tránh thức khuya, ngủ muộn.
- Cân bằng công việc- cuộc sống, tránh bị căng thẳng thần kinh, stress dài ngày.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng.
Nếu hiện tượng nóng rát vùng thượng vị kéo dài và xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều với biểu hiện nặng hơn, bạn đến nay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kịp thời điều trị. Hoặc bạn có thể nhận tư vấn của bác sĩ kết hợp sử dụng thuốc yumangel để giảm các triệu chứng đau dạ dày, nóng rát, ợ hơi, ợ chua vùng thượng vị.
Tham khảo một số trường hợp đau thượng vị khác:
Chưa có bình luận!