Skip to main content

Ăn mít bị đầy bụng phải làm sao? Cách xử lý ăn mít đầy bụng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Ăn mít bị đầy bụng chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều và ăn không đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh tình trạng bị đầy bụng khi ăn mít qua bài viết sau. 

I – Nguyên nhân ăn mít bị đầy bụng

Mít giàu canxi, magie, vitamin A, kali và nhiều các chất có lợi khác. Vì vậy ăn mít đúng liều và đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích như: hạn chế nếp nhăn, giúp da đẹp hơn, phòng chống ung thư…

Ăn mít bị đầy bụng phải làm saoĂn nhiều mít gây đầy bụng, khó tiêu. 

Tuy nhiên, trong thành phần dinh dưỡng của mít có chứa nhiều đường, hàm lượng chất xơ và năng lượng cao nên nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, mít có tính cay nóng nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, dễ mắc bệnh rôm sảy, mẩn ngứa…

(>> Xem thêm: Ăn tỏi bị đầy bụng, đầy hơi: Nguyên nhân, xử lý và phòng tránh )

II – Ăn mít bị đầy bụng phải làm sao? Cách xử lý đầy bụng khi ăn mít

Khi gặp phải tình trạng đầy bụng do ăn mít, bạn có thể dùng tay massage vùng bụng nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột làm việc, đẩy thức ăn đi nhanh hơn, từ đó giảm tình trạng khó tiêu. Đồng thời, tham khảo một số cách chữa đầy bụng khi ăn mít bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

– Dùng gừng: Gừng có vị cay, tính ấm nên giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, cải thiện hiệu quả tình trạng chướng, bụng và khó tiêu do đầy hơi. Bạn có thể nhai trực tiếp vài lứt gừng tươi hoặc ngâm vài lát gừng tươi trong nước ấm rồi uống.

Uống trà hoa cúc: Ngoài khả năng kháng viêm, trà hoa cúc còn giúp giảm lượng khí sinh ra bên trong ruột và thúc đẩy thức ăn di chuyển nhanh hơn. Khi ăn mít gây đầy bụng, bạn hãy ngâm vài bông cúc khô trong nước sôi khoảng 15 phút rồi uống. 

– Lá bạc hà: Bạc hà có hoạt chất làm tăng tốc độ lưu thông của dịch mật, giúp xoa dịu các cơ bụng nên dân gian thường dùng trong điều trị khó tiêu, đầy bụng tại nhà. Để chữa ăn mít đầy bụng, bạn hãy hãm 10g lá bạc hà với 1,5 lít nước sôi và uống hết trong ngày.

– Tỏi: Thành phần allicin, alliin, glucogen, fitonxit trong tỏi có khả năng sát khuẩn, hỗ trợ cải thiện chứng khó tiêu, đầy bụng, giảm ợ nóng, ợ hơi… Bạn hãy bóc bỏ vỏ vài tép tỏi rồi đập dập và hãm với nước sôi trong 15 phút. 

– Vỏ cam: Vỏ cam có, tính ấm, giúp hành khí hòa vị, được dùng để trị ăn uống không tiêu, giảm đầy bụng, ợ hơi. Đầu tiên bạn cần rửa sạch vỏ cam khô rồi cho vào ngâm với nước sôi trong 15 phút sau đó uống nước.

Dùng thuốc Yumangel: Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nóng rát, ợ hơi, ợ chua… Khi ăn mít gặp phải tình trạng đầy bụng, bạn hãy uống 1 gói Yumangel, triệu chứng sẽ cải thiện chỉ sau khoảng 5-10 phút. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm đầy bụng, khó tiêu chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Trong trường hợp đã áp dụng các cách chữa đầy hơi do ăn mít ở trên nhưng hiệu quả hoặc tình trạng còn nặng hơn bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là bà bầu ăn mít bị đầy bụng

(>> Xem thêm: 11 bài tập yoga chữa đầy hơi chướng bụng hiệu quả dễ thực hiện)

III – Cách ăn để tránh bị đầy bụng

Để tránh ăn mít bị đầy hơi, khó tiêu, khi ăn mít bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

– Không nên ăn quá nhiều mít, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 80 – 100g mít, tương đương khoảng 4 – 5 múi.

– Tránh ăn mít khi đang bị tình trạng đầy bụng, khó tiêu vì sẽ khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn. 

– Không nên ăn mít vào buổi tối vì gây chướng bụng, ấm ách khó chịu gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Ăn mít gây đầy bụng Không nên ăn quá nhiều mít, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 80 – 100g mít. 

– Không nên kết hợp mít với sữa chua lên men vì cả 2 thực phẩm này đều có hàm lượng đường cao. 

– Nên ăn mít sau bữa ăn từ 1-2 tiếng, không nên ăn mít lúc đói.

– Một số đối tượng không nên hoặc cần hạn chế ăn mít gồm: người hay nổi mụn nhọt, rôm sảy; người tăng huyết áp; người có cơ địa nóng; người thừa cân, béo phì; người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mạn…

Trường hợp ăn mít bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài không khỏi hoặc có kèm theo triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.