Skip to main content

Ăn tỏi bị đầy bụng, đầy hơi: Nguyên nhân, xử lý và phòng tránh

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Ăn tỏi bị đầy bụng chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách. Để biết cách xử lý và phòng tránh tình trạng bị đầy hơi khi ăn tỏi, hãy đọc ngay những thông tin Thuốc dạ dày chữ Y cung cấp dưới đây nhé! 

I – Ăn tỏi có bị đầy bụng không? 

Tỏi là gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn vừa giúp gia tăng hương vị vừa tốt cho sức khỏe người dùng. Allicin trong tỏi là chất kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm và sát trùng hiệu quả.

Do đó, tỏi còn được dùng trong điều các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp như: đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đau bụng. 

ăn tỏi có bị đầy bụng khôngĂn tỏi đúng cách với lượng vừa phải không gây chướng bụng, đầy hơi. 

Do vậy với câu hỏi ăn tỏi có bị đầy bụng, đầy hơI không thì câu trả lời là KHÔNG. Ngược lại, sử dụng tỏi đúng cách còn giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy hơi, đầy bụng hữu hiệu. Vì khi ăn tỏi, hơi trong dạ dày được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn bằng đường hậu môn. 

II – Tại sao ăn tỏi bị đầy bụng?

Việc một số người ăn tỏi đầy bụng, đầy hơi, đau bụng nguyên nhân có thể là do ăn không đúng cách. Cụ thể hơn là ăn quá nhiều, ăn kèm một số thực phẩm kỵ, ăn lúc đói hoặc do bị dị ứng với tỏi. Thông tin này cũng là giải đáp cho thắc mắc ăn nhiều tỏi có bị đầy bụng không

  • Do ăn tỏi quá nhiều: Tỏi khi ăn với lượng vừa phải có tác dụng trị chướng bụng, đầy hơi, nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy để tránh bị đầy bụng khi ăn tỏi, bạn không nên ăn quá 15g/ngày. 
  • Do ăn tỏi lúc đói: Tỏi có tính cay nên khi ăn lúc đói sẽ gây kích thích dạ dày gây đau bụng. Chất allicin trong tỏi làm phát tác tính kháng sinh dẫn đến nóng trong dạ dày.

Tại sao ăn tỏi bị đầy bụngĂn tỏi bị đầy bụng chỉ xảy ra khi ăn quá nhiều và ăn sai cách. 

  • Do dị ứng với tỏi: Nếu bạn chỉ ăn tỏi với lượng nhỏ nhưng vẫn bị đầy bụng, đầy hơi thì rất có thể nguyên nhân là do bạn bị dị ứng với các thành phần trong củ tỏi. 
  • Ăn tỏi kết hợp với các thực phẩm kiêng kỵ: Ăn tỏi với thịt gà, thịt chó, trứng vịt,  cá trắm, cá diếc có thể gây ra tác dụng phụ như chướng bụng, đầy hơi, đầy bụng, thậm chí là đau bụng, kiết lỵ. 

III – Cách xử lý đầy bụng khi ăn tỏi

Trong trường hợp bị đầy bụng do ăn tỏi quá nhiều và ăn sai cách, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để cải thiện tình trạng:

  • Gừng: Gừng có công dụng giải độc, giảm đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể uống 1 cốc nước gừng ấm khi bị đầy hơi để thấy dễ chịu hơn.
  • Lá ổi: Lấy 1 nắm lá ổi và búp ổi non rửa sạch rồi đem xay nhuyễn với 1 cốc nước. Hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lá ổi.
  • Trà hoa cúc: Hãm hoa cúc khô hoặc tươi với nước sôi trong 15 phút và uống, cảm giác đầy hơi sẽ thuyên giảm.
  • Lá bạc hà: Khi ăn nhiều tỏi bị đầy bụng, bạn hãy uống từ 2 – 3 tách trà bạc hà mỗi ngày. 
  • Quế: Đun 1/2 thìa bột quế với 250ml nước, sau đó chắt lấy nước uống.
  • Massage bụng: Dùng tay massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang bên trái, xuống dưới rồi tiếp tục sang phải sau đó trở về điểm xuất phát cho tới khi ợ hơi.
  • Chườm nóng vùng bụng: Lăn nhẹ chai nước hoặc túi chườm nóng quanh vùng bụng cũng giúp cải thiện chướng bụng, đầy hơi do ăn tỏi.
  • Dùng thuốc Yumangel: Nếu ăn tỏi bị đầy hơi, bạn hãy thử dùng thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel. Thuốc Yumangel được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nóng rát, ợ hơi, ợ chua… 

Ăn tỏi đầy bụngUống Yumangel giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do ăn nhiều tỏi. 

Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp chữa ăn tỏi bị đầy hơi ở trên nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

IV – Cách ăn tỏi để tránh bị đầy bụng

Ăn tỏi đúng cách sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi ăn tỏi để tránh bị đầy bụng:

  • Ăn tỏi với lượng vừa phải, tối đa 15g/ngày.
  • Không nên ăn tỏi khi đã mọc mầm, hỏng, dập nát.
  • Chỉ ăn tỏi có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

Ăn tỏi bị đầy hơiNên ăn tỏi với lượng vừa phải, tối đa 15g/ngày.

  • Không nên ăn tỏi khi bụng đói hoặc đang bị tiêu chảy.
  • Không ăn tỏi cùng trứng vịt, thịt gà, thịt chó, cá trắm, cá diếc
  • Bệnh có tiền sử mắc bệnh về thận, gan nên hạn chế ăn tỏi.

Trường hợp ăn tỏi bị đầy bụng đầy hơi diễn ra liên tục và kéo dài không khỏi, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ mắc phải các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày giai đoạn đầu…

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.