Chế độ ăn uống không khoa học lành mạnh là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày nên nhiều người thắc mắc đau dạ dày có nên ăn mướp hương không. Cùng Yumangel đi tìm câu trả lời chính xác qua bài viết sau nhé!
Mục lục
I. Một vài thông tin về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét gây ra các cơn đau, cảm giác nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu.
Các nguyên nhân gây đau dạ dày gồm: thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, áp lực khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ; chế độ ăn uống không điều độ, lành mạnh (thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, n ăn đêm, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng và nhiều dầu mỡ); nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori); thói quen hút thuốc lá và nghiện rượu, bia, cà phê; lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm…
II. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của mướp hương với sức khỏe
Theo dữ liệu về dinh dưỡng quốc gia của USDA, trong 100g thịt quả mướp hương tươi có chứa lượng dinh dưỡng như sau:
Dinh dưỡng | Hàm lượng |
Calorie | 20 kcal |
Carbohydrate | 4.35g |
Chất béo | 0.2g |
Folate | 7μg |
Niacin | 0.4mg |
Riboflavin | 0.06mg |
Thiamin | 0.05mg |
Vitamin A | 410 IU |
Vitamin C | 12mg |
Natri | 3mg |
Kali | 139mg |
Canxi | 20mg |
Sắt | 0.36mg |
Magie | 14mg |
Với các thành phần dinh dưỡng phong phú, ăn mướp hương mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh tim mạch: Nhờ có hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là pectin -một loại chất xơ hòa tan nên ăn mướp hương có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol toàn phần và LDL. Mặt khác, hàm lượng kali cao cũng góp phần làm giãn mạch máu hỗ trợ giảm huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nặng hơn là đột quỵ.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp, giảm nguy cơ đau cơ xương khớp: Hàm lượng kali lớn trong mướp đắng giúp đảm bảo chất lỏng trong cơ thể, các cơ thư nên có thể phòng tình trạng chuột rút và co thắt. Không chỉ vậy, mướp hương còn rất dồi dào khoáng chất, vitamin và các hợp chất thực vật có đặc tính kháng viêm tốt giúp làm dịu cơn đau và cứng có liên quan đến viêm khớp.
- Hỗ trợ phòng ngừa bệnh đái tháo đường: Thành phần mangan (Mn) trong mướp hương có vai trò quan trọng trong việc sản sinh enzym nên lợi ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Mặt khác, mangan còn thúc đẩy quá trình tiết insulin tăng cường chức năng của ty thể và giảm quá trình peroxy hóa lipid.
- Tăng cường thị lực, bảo vệ khỏi các bệnh về mắt: Vitamin C, beta carotene – các dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt đều có mặt trong mướp hương. Không chỉ vậy, mướp hương còn chứa lutein và zeaxanthin (chất chống oxy hóa có thể tích tụ trong võng mạc) có tác dụng cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu: Mướp rất giàu vitamin B6 – đây là dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động sắt hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của thiếu máu như: mệt mỏi, đau nhức.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong mướp hương giúp giảm táo bón, giảm viêm và các triệu chứng của các rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…
- Tốt cho da: Hàm lượng cao vitamin C trong mướp hương mang lại nhiều lợi ích đến làn da, giúp cho làn da khỏe mạnh, giảm khô da và làm chậm quá trình lão hóa.
III. Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?
Chế độ ăn uống không khoa học lành mạnh là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày nên nhiều người thắc mắc đau dạ dày có nên ăn mướp hương không. Người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn mướp hương nhưng cần ăn đúng cách với lượng phù hợp.
Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng mướp hương nếu mướp có vị đắng vì có chứa alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật có thể gây ngộ độc làm xuất hiện các dấu hiệu như chóng mặt, hoa mắt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng cũng không nên ăn nhiều mướp hương vì tính chất mát, thanh nhiệt có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày ăn cà chua được không?
IV. Một số món ăn từ mướp hương tốt cho người đau dạ dày
Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một số món ăn tốt cho sức khỏe người đau dạ dày có thể tham khảo:
1. Canh mướp hương mồng tơi
Canh mướp mồng tơi nấu với tôm chứa hàm lượng chất xơ cao giúp trung hòa dịch vị, giảm áp lực lên dạ dày – đường ruột. Chất nhầy tự nhiên trong mồng tơi còn giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và thực quản từ đó cải thiện triệu chứng nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi và chướng bụng.
- Nguyên liệu: Mướp hương, mồng tơi, tôm.
- Sơ chế nguyên liệu: Mướp gọt vỏ rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Mồng tơi nhặt bỏ lá hỏng rồi rửa sạch. Tôm làm sạch rồi đem ướp với chút muối.
- Cách nấu: Đun nóng dầu phi thơm hành rồi cho tôm vào đảo cho tới khi săn lại. Đổ nước vào nồi xào tôm đun sôi rồi cho mướp hương và mồng tơi vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
2. Lòng gà xào mướp hương
- Nguyên liệu: Lòng gà, mướp hương.
- Sơ chế nguyên liệu: Lòng gà dùng nước muối bóp và rửa sạch, rồi tiếp tụ dùng rượu trắng để khử mùi hôi. Mướp hương gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Cách nấu: Phi thơm hành rồi cho lòng gà vào xào tới khi săn lại. Tiếp đó cho mướp vào xào cùng lòng gà đến khi chín. Nên nếm gia vị cho vừa ăn, cho thêm hành và ngò rồi ăn khi còn nóng.
3. Mướp hương hấp tôm thịt
- Nguyên liệu: Mướp hương, tôm, thịt băm.
- Sơ chế nguyên liệu: Tôm rửa sạch rồi lột vỏ và bỏ chỉ đen; mướp gọt vỏ cắt thành từng khúc khoảng từ 6-7cm, khoét bỏ ruột nhưng cần chừa một ít ở đáy để cho nhân tôm thịt vào.
- Cách thực hiện: Lấy một lượng nhân tôm thịt vừa phải để nhồi vào mướp. Cho mướp đã nhồi nhân tôm thịt vào xửng hấp ở lửa lớn trong thời gian khoảng 7 – 10 phút là được. Khi ăn bạn có thể chấm với nước tương.
V. Lưu ý cho người đau dạ dày khi ăn mướp hương
Mướp hương giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe khi ăn đúng cách. Do đó, trước khi ăn mướp hương, người đau dạ dày cần tìm hiểu và nắm được một số vấn đề sau:
- Lượng mướp nên ăn: Không nên ăn quá 2 quả mướp hương trong 1 ngày và quá 4 lần/tuần. Tránh lạm dụng ăn quá nhiều.
- Thực phẩm kỵ với mướp hương: Một số thực phẩm kỵ với mướp hương bạn không nên kết hợp với nhau vì có thể gây hại cho sức khỏe đó là: củ cải trắng, cải bó xôi.
- Người không nên dùng mướp hương: Người tì vị kém, người mới ốm dậy, người bị tiêu chảy, đau bụng.
- Không nên ăn mướp hương khi bị đắng: Có nhiều nguyên nhân khiến mướp hương bị đắng như do ong châm, cây bị thiếu dinh dưỡng, quá trình chăm sóc không đạt chuẩn hoặc bảo quản không đúng cách. Bạn không nên ăn mướp hương khi bị đắng vì có thể chứa chất alkaloid – chất này có khả năng gây ngộ độc ở người. Các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc mướp hương đắng như co thắt dạ dày, chóng mặt, đau bụng, cơ thể mệt mỏi.
- Cách chọn mua: Mướp hương chỉ ngon, ngọt khi chọn đúng quả non. Để chọn được quả mướp non, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau: đường vân trên quả mướp mịn và đều nhau; cuống màu xanh, khi bẻ ra còn chảy nhựa; vỏ hơi mỏng, bề mặt láng mịn, màu không quá sẫm; ấn nhẹ tay vào phần đầu quả mướp, nếu thấy hơi cứng là mướp còn tươi bạn nên mua.
- Cách bảo quản: Mướp hương mua về nếu ăn không hết, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín quả mướp rồi bảo quản ở nhiệt độ khoảng 10ºC.
Hi vọng với các thông về mướp hương với sức khỏe trên đây đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày có nên ăn mướp hương không. Nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài không thuyên giảm bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!