Không giống như các bộ phận khác của hệ tiêu hóa như kết tràng, đại tràng hay trực tràng được nhắc tới nhiều, hồi tràng trong cơ thể người lại có khá ít thông tin. Vì vậy bài viết này sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về hồi tràng!
Mục lục
I. Hồi tràng là gì? Vị trí, độ dài, cấu tạo, chức năng
Hồi tràng là một bộ phận của hệ tiêu hóa bên cạnh đại tràng, kết tràng và trực tràng. Dưới đây những thông tin cơ bản về bộ phận này:
1. Vị trí
Hồi tràng là phần cuối cùng ruột non, nằm ở phía sau hỗng tràng và tá tràng. Theo thứ tự di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hoá sẽ có các phần của ruột non bao gồm:
- Tá tràng: Là phần đầu của ruột non, tính từ môn vị đến gốc tá – hỗng tràng.
- Hỗng tràng: Là phần giữa của ruột non, có chiều dài khoảng 2,5m, bao gồm các vạt cơ và nhung mao để hấp thụ dưỡng chất.
- Hồi tràng: Đây là phần cuối cùng có chiều dài khoảng 3 – 3,5m, kết thúc tại van hồi – manh tràng.
2. Độ dài
Hồi tràng chiếm khoảng 1/2 chiều dài dưới của ruột non nhưng có đường kính nhỏ hơn. Ở người trưởng thành, hồi tràng có chiều dài khoảng 2-4 m.
3. Cấu tạo
Cấu tạo của hồi tràng gồm có 2 mặt là mặt ngoài và mặt trong:
- Mặt ngoài: Được bảo vệ bằng phúc mạc, là một loại màng lát khoang bụng.
- Mặt trong: Chủ yếu là các lớp có, còn mặt ngoài được bảo vệ bằng phúc mạc. Ngoài ra còn có lớp niêm mạc và lớp lót nằm giáp sát bên trong lòng của hồi tràng.
4. Chức năng
Chức năng chính của hồi tràng là hấp thụ axit mật, vitamin B12 và bất kỳ sản phẩm nào của sự tiêu hóa mà chưa được bộ phận hỗng tràng hấp thụ.
Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin – đây là thành phần thiết yếu trong việc hình thành hồng cầu. Vì vậy khi bị thiếu máu thường phải bổ sung vitamin B12. Mặt khác, vitamin B12 còn đóng vai trò trong việc chuyển hóa tế bào, tổng hợp DNA và các hoạt động thần kinh khác.
II. 4 bệnh lý thường gặp ở hồi tràng
Sức khỏe của hồi tràng thường dễ bị tác động bởi các vấn đề bệnh lý như: bệnh lao, bệnh Crohn, u thần kinh nội tiết, ung thư máu lymphoma….
Có 5 bệnh lý thường gặp ở hồi tràng gồm: viêm loét hồi tràng, bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính từng vùng), u hồi tràng và ung thư hồi tràng. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng bệnh lý:
1. Viêm loét hồi tràng
Viêm loét hồi tràng là tình trạng niêm mạc hồi tràng bị viêm nhiễm và có vết loét gây đau cùng nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu phát triển sang giai đoạn nặng, viêm loét hồi tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
1.1. Nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân chính gây viêm loét hồi tràng là: nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ tại hồi tràng và nhiễm hóa chất.
- Do nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường ruột thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra như Shigella, Salmonella, Campylobacter, E Coli…
- Do thiếu máu cục bộ tại hồi tràng: Các động mạch cung cấp máu tới hồi tràng bị xơ vữa có thể gây ra thiếu máu, dẫn đến viêm loét. Ngoài ra còn có thể gây ra những vấn đề như thoát vị bẹn, xoắn ruột.
- Do nhiễm hóa chất: Tiếp xúc với một số hóa chất làm tăng nguy cơ hồi tràng bị viêm. Ngoài ra, việc dùng thuốc xổ cũng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của hồi tràng.
1.2. Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét hồi tràng gồm:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Giảm cân bất thường.
- Đi ngoài phân có lẫn máu.
- Táo bón.
- Kiệt sức.
- Có thể nôn, ợ hơi, táo bón.
1.3. Mức độ nguy hiểm/biến chứng
Tính nguy hiểm của bệnh viêm loét hồi tràng phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh:
- Trường hợp được phát hiện ở giai đoạn sớm: Bệnh thường không quá nguy hiểm.
- Trường hợp phát hiện ở giai đoạn nặng: Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét hồi tràng mãn tính có thể bao gồm giãn hồi tràng cấp tính, thủng hồi tràng và nguy cơ mắc ung thư hồi tràng.
1.4. Điều trị
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
- Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân viêm loét hồi trang đa phần được chỉ định bằng các loại thuốc sau: kháng viêm, ức chế miễn dịch, giảm đau, chống tiêu chảy. Ngoài ra bác sĩ có thể kê thuốc bổ sung canxi, sắt, vitamin B12.
- Điều trị phẫu thuật: Được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viêm loét hồi tràng nghiêm trọng có biến chứng như thủng ruột hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
2. Bệnh Crohn/viêm ruột mãn tính từng vùng
Bệnh Crohn còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng (IBD) là một bệnh tự miễn gây ra bởi tình trạng viêm ở đường tiêu hóa.
2.1. Nguyên nhân
Y học hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, một số yếu tố có làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh gồm:
- Hệ thống miễn dịch đường ruột suy yếu.
- Yếu tố di truyền.
- Môi trường sống không đạt chuẩn, ô nhiễm.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học.
2.2. Triệu chứng
Bệnh Crohn được phân thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Triệu chứng của bệnh Crohn cấp tính: đau bụng, nhất là ở vùng hố chậu phải; có thể bị sốt cao khoảng 39 – 40 độ C; đi ngoài phân lỏng, có thể kèm theo máu; buồn nôn và nôn.
- Triệu chứng của bệnh Crohn mãn tính: Ngoài các triệu chứng tương tự ở giai đoạn cấp tính, bệnh Crohn mãn tính còn có thêm các triệu chứng như: người bệnh mệt mỏi, da xanh, thiếu máu, thèm ăn, suy sụp, rối loạn tiêu hóa kéo dài nên bị mất nước, mất chất điện giải.
2.3. Mức độ nguy hiểm/Biến chứng
Vì chưa xác định được nguyên nhân nên việc điều trị dứt điểm bệnh Crohn rất khó. Ngoài ra, đây còn là bệnh lý nguy hiểm vì nếu không được chữa trị phù hợp, có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Tắc ruột.
- Loét ruột non và đại tràng.
- Nứt hậu môn.
- Lỗ rò.
- Suy dinh dưỡng
- Huyết khối tĩnh mạch sâu/tĩnh mạch có cục máu đông.
- Ung thư ruột kết.
2.4. Chẩn đoán
Quy trình chẩn đoán bệnh Crohn hiện gồm 3 bước là: chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán biến chứng:
- Chẩn đoán xác định: Bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân để đưa ra đánh giá chung. Sau đó chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận về loại bệnh Crohn và giai đoạn bệnh như: Xét nghiệm máu; xét nghiệm phân, nội soi dạ dày và đại tràng, chụp transit ruột non có cản quang, chụp CT, giải phẫu bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt: Bác sĩ dựa vào kết quả từ bước chẩn đoán xác định để phân biệt hai bệnh chính là bệnh ruột non vùng hồi manh tràng và các bệnh đại tràng liên quan khác.
- Chẩn đoán biến chứng: Bác sĩ kết hợp sử dụng các phương tiện để đánh giá mức độ và biến chứng của bệnh nhân. Các biến chứng bệnh nhân Crohn có thể gặp là: thủng, rò, áp xe ruột; hẹp đường ruột; các bệnh lý vùng quanh trực tràng: rò, trĩ, da thừa; ung thư hóa vào giai đoạn sau của bệnh.
2.5. Điều trị
Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Việc điều trị nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Các loại thuốc sử dụng giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể là thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy; ngoài ra còn có sắt và vitamin B12 để phòng thiếu máu, canxi và vitamin D để giảm thiếu chất gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Điều trị phẫu thuật: Nếu việc sử dụng thuốc không có tác dụng, bệnh c Crohn chuyển biến nặng hoặc xuất hiện biến chứng (hẹp đường ruột, áp xe, các bệnh vùng quanh trực tràng), bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật để loại bỏ một phần viêm ruột bị viêm ra khỏi cơ thể sau đó nối các phần ruột khỏe mạnh lại với nhau.
3. U hồi tràng
U hồi tràng là tình trạng xuất hiện khối u ở hồi tràng. Khi có khối u ở hồi tràng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
- Xuất huyết, đi ngoài ra máu tươi kèm theo chất nhầy.
- Buồn nôn, nôn kèm đau đầu.
Tùy thuộc vào kích thước và số lượng khối u ở hồi tràng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp khối u to và nhiều bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ các u.
4. Ung thư hồi tràng
Viêm loét hồi tràng kéo dài nhiều năm trở thành mãn tính có thể gây biến chứng ung thư hồi tràng đe dọa tính mạng của người bệnh. Trường hợp các khối u xuất hiện nhưng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến ung thư.
Ung thư hồi tràng là 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay, đặc biệt xuất hiện nhiều sau tuổi 40. Do đó, việc tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh đồng thời giảm thiểu các chi phí điều trị.
4.1. Triệu chứng
Protein và chất béo động vật, nhất là thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư hồi tràng. Các triệu chứng phổ biến của ung thư hồi tràng là:
- Đau bụng.
- Có khối u nổi ở bụng.
- Sụt cân.
- Có máu trong phân.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
- Buồn nôn, muốn nôn.
- Khó ăn.
- Vàng da và mắt.
- Mệt mỏi, suy nhược.
4.2. Mức độ nguy hiểm
Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác bên trong cơ thê, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
4.3. Chẩn đoán
Các biện pháp được bác sĩ dùng để chẩn đoán bệnh ung thư hồi tràng gồm:
- Nội soi dạ dày kết hợp làm sinh thiết nếu cần.
- Xét nghiệm máu.
- Kiểm tra hình ảnh: chụp X-quang dạ dày, chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT, xạ hình xương.
4.4. Điều trị
Điều trị ung thư hồi tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh lý kèm theo và thể trạng bệnh nhân. Có các phương pháp điều trị là:
- Phẫu thuật: Để cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày.
- Hóa trị: Dùng hóa chất để tiêu diệt và ngăn cản tế bào ung thư phát triển.
- Xạ trị: Sử dụng sóng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng bệnh.
- Điều trị đích: Sử dụng các loại thuốc thay đổi cách thức hoạt động của tế bào và giúp cơ thể kiểm soát sự lây lan của ung thư.
III. Nên làm gì khi mắc các bệnh lý ở hồi tràng?
Tốt nhất khi có dấu hiệu mắc các bệnh lý ở hồi tràng kể trên, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy từng trường hợp của bệnh nhân, nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Các bệnh lý về hồi tràng sẽ không thể tự khỏi mà cần điều trị y tế bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
IV. Cách giúp hồi tràng khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở hồi tràng, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
1. Về chế độ ăn uống
Muốn đại tràng khỏe mạnh, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lạnh mạnh thông qua hướng dẫn sau:
- Ăn đa dạng các nhóm dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vào chế độ ăn rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt.
- Nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, chia làm 6 – 8 lần ống và uống vào khung giờ cố định; không nên uống quá nhiều vào cùng một lúc.
- Nên chế biến thức ăn đơn giản ở dạng hấp, luộc, chưng; hạn chế xào, rán, nướng.
- Tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói, hay bỏ bữa.
- Ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón. Tuy nhiên không nên lạm dụng ăn quá nhiều hoặc ăn một lượng lớn vào 1 thời điểm.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ: thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, nướng…
- Không nên ăn nhiều thực phẩm cay, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế tối đa thói quen uống bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga…
- Hạn chế ăn quá nhiều các thức ăn khó tiêu trong một bữa như: đồ ăn xào, rán, bánh kem, mỡ động vật, bánh ngọt…
- Không nên ăn các thực phẩm sống, tanh như: gỏi, rau sống, nem chua, mắm tôm, dưa cà muối…
- Tránh ăn quá nhiều các thức ăn chua, cay, nóng như: hạt tiêu, mù tạt, ớt, dưa, xoài, mít…
2. Về chế độ sinh hoạt
Về chế độ sinh hoạt, bạn cần chú ý những điều dưới để để hồi tràng luôn khỏe mạnh:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Sắp xếp công việc khoa học, hợp lý để có thời thời gian nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng áp lực kéo dài.
- Mỗi đêm cần ngủ đủ 7-8 tiếng và ngủ trước 23h để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
- Đừng quên dành thời gian tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng sức đề kháng và củng cố sức khỏe.
- Không lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Trước khi dùng thuốc điều trị cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Như vậy với các thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên, các bạn đã phần nào nắm được về vị trí, cấu tạo, chức năng cũng như các bệnh lý thường gặp ở hồi tràng. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở hồi tràng, bạn hãy chủ động đến tìm gặp bác sĩ sớm nhất để được chữa trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Chưa có bình luận!