Skip to main content

Bênh viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị viêm manh tràng

Viêm manh tràng không phải là bệnh thường gặp, nhưng mỗi khi mắc phải lại rất khó điều trị dứt điểm vì y học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Hãy tìm hiểu viêm manh tràng bệnh học để biết cách phòng tránh và điều trị bệnh bạn nhé.

I – Manh tràng là bộ phận nào trên cơ thể?

Manh tràng là đoạn đầu của ruột già, nối với đoạn cuối của ruột non. Kích thước manh tràng là khoảng 6cm chiều dài và 7cm chiều rộng.

Manh tràng có tác dụng ngăn không cho các chất từ ruột già quay ngược trở lại ruột non, đồng thời làm chậm hoặc ngăn cản chất dinh dưỡng chuyển từ ruột non sang ruột già.

manh tràng là gì

Có thể thấy manh tràng đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vậy viêm manh tràng có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Chúng ta cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết bạn nhé!

II – Bệnh viêm manh tràng là gì?

Viêm manh tràng tiếng Anh là gì? Viêm manh tràng Tiếng Anh là cecitis. Viêm manh tràng còn có tên gọi khác là bệnh Crohn.

Theo thời gian, chức năng của manh tràng sẽ suy giảm. Vì thế, manh tràng dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài, gây ra các ổ viêm, gọi là viêm manh tràng.

Viêm manh tràng xung huyết là tình trạng mạch máu ở manh tràng giãn nở quá mức do ứ máu nhiều, từ đó hình thành các vết ban đỏ nhưng chưa bị chảy máu.

Bệnh viêm mạnh tràng có thể gặp ở cả nam và nữ, triệu chứng khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng, chúng ta mới có thể nhận biết. Vì thế, bệnh viêm manh tràng rất dễ để lại biến chứng.

Viêm manh tràng có thể chia thành 2 giai đoạn phát triển là viêm manh tràng cấp viêm manh tràng mãn tính. Thông thường, viêm manh tràng cấp không được điều trị dứt điểm sẽ phát triển thành viêm manh tràng mãn tính.

III – Viêm manh tràng nguyên nhân là gì?

Đến nay, y học vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân gây viêm manh tràng. Trong đó, các yếu tố dưới đây có thể là một phần nguyên nhân gây viêm manh tràng:

– Chế độ ăn uống không khoa học

– Do các vi khuẩn tồn tại trong ruột non và ruột già

Viêm manh tràng ở trẻ em có thể do di truyền từ cha mẹ

Viêm manh tràng sau mổ ruột thừa

Bị viêm manh tràng nguyên nhân do đâuHiện y học chưa rõ nguyên nhân gây viêm manh tràng là gì.

IV – Dấu hiệu nhận biết bị viêm manh tràng

Ở giai đoạn mới phát bệnh, triệu chứng viêm manh tràng rất khó nhận biết, đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác. Dưới đây là một số dấu hiệu được cho là có thể nhận biết bệnh viêm manh tràng.

1. Dấu hiệu nhận biết viêm manh tràng cấp tính

– Sốt cao lên tới 40 độ C

– Đau bụng ở vùng chậu phải

– Sau khi ăn, cảm giác đau bụng tăng lên. Sau khi đi vệ sinh, cảm giác đau bụng có thể giảm xuống

– Cảm thấy buồn nôn và khó chịu

– Bị tiêu chảy, đi ngoài có thể lẫn máu

– Về ban đêm, cơ thể đổ nhiều mồ hôi

– Ăn không ngon miệng và bị khó tiêu…

Bệnh viêm manh tràng cấpViêm manh tràng phải gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

2. Triệu chứng nhận biết viêm manh tràng mãn tính

Viêm manh tràng mãn tính là giai đoạn bệnh đã phát triển xấu hơn. Lúc này, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn, với cường độ mạnh hơn.

Triệu chứng có thể giảm khi bạn sử dụng thuốc giảm đau và sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, triệu chứng giảm nhẹ chỉ trong 1 thời gian ngắn, bệnh rất dễ tái phát trở lại.

Vì triệu chứng của viêm manh tràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Vì thế, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Để phát hiện viêm manh tràng, bác sĩ có thể áp dụng nhiều biện pháp như siêu âm viêm manh tràng, chụp CT, nội soi tiêu hóa, chụp X – quang.

V – Bệnh viêm manh tràng có nguy hiểm không?

Viêm manh tràng là bệnh lý nguy hiểm vì bệnh có thể khiến bệnh nhân bị giảm trí nhớ, trầm cảm, thiếu máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Tắc ruột: Khi các ổ viêm bị lan rộng, thành ruột dễ bị xơ cứng khiến ruột trở nên hẹp hơn, cản trở sự di chuyển của thức ăn.

– Thủng ruột: Vết loét quá sâu sẽ gây thủng ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công vào ruột và lây nhiễm sang các bộ phận khác. Thủng ruột kèm theo chảy máu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Ung thư đại tràng: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm manh tràng. Nếu không được điều trị phù hợp, ung thư đại tràng sẽ tiến triển nhanh, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.

VI – Bệnh viêm manh tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống tốt góp phần ngăn cản sự phát triển của bệnh lý viêm manh tràng. Vì thế, bạn đừng bỏ qua danh sách thực phẩm nên và không nên sử dụng cho người bị viêm manh tràng dưới đây.

1. Viêm manh tràng ở người nên ăn gì?

Các thực phẩm người bị viêm manh tràng nên sử dụng bao gồm:

– Thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, cá, sữa không chứa lactose…

– Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như khoai lang, đỗ đen, các loại quả họ bí như bầu, mướp non, bí đao,…

– Quả bơ: Bơ cung cấp chất béo không bão hòa và các axit amin cho cơ thể.  Đồng thời, bơ rất dễ tiêu hóa, giúp giảm áp lực cho dạ dày và đường ruột.

– Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp tăng miễn dịch đường ruột. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn sữa chua với 1 lượng vừa đủ.

– Các loại hạt như hạt óc chó, hạt bí, hạnh nhân chứa nhiều chất béo không bão hòa, axit amin tốt, hỗ trợ tái tạo tế bào và hàn gắn tổn thương ở niêm mạc manh tràng.

– Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, phục hồi vết thương.

– Chuối: Hỗ trợ ổn định đường ruột, giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể.

– Dầu oliu: Giàu omega 3 và omega 6 nên nên giúp hệ miễn dịch đường ruột ổn định hơn.

– Nghệ: Giúp cải thiện tình trạng viêm manh tràng nhờ khả năng làm lành vết thương trên niêm mạc manh tràng.

Ngoài sử dụng các thực phẩm có lợi, người bị viêm manh tràng cần chú ý ăn chín, uống sôi; nên sử dụng thực phẩm ở dạng luộc hấp để dễ tiêu hóa hơn.

2. Viêm manh tràng kiêng ăn gì?

Viêm manh tràng không nên ăn gì? Những thực phẩm thiếu lành mạnh dưới đây nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn của người bị viêm manh tràng:

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ

– Thực phẩm tanh, sống, chưa được chế biến kỹ như nem chua, gỏi cá…

– Thực phẩm dễ sinh hơi như bắp cải, hành tây, các loại đồ muối chua, nấm…

– Các loại đồ uống chứa chất kích thích, cồn, gas.

– Các loại hoa quả sấy khô cứng

– Đồ ăn cay nóng

– Chất xơ không hòa tan ở các loại rau có màu xanh đậm hoặc rau đã quá già.

Bị viêm manh tràng không nên ăn gìViêm manh tràng kiêng gì?

VII – Viêm manh tràng điều trị như thế nào?

Viêm manh tràng có chữa khỏi được không? Thực ra, viêm manh tràng là bệnh hiếm gặp, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là các cách điều trị viêm manh tràng, có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiến triển nặng hơn.

1. Sử dụng thuốc điều trị viêm manh tràng

Lưu ý, để sử dụng thuốc chữa viêm manh tràng, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế. Chỉ sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định khi bị viêm manh tràng là:

– Thuốc kháng sinh: Có tác dụng điều trị viêm manh tràng do các loại vi khuẩn gây nên. Đồng thời, kháng sinh còn ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

– Thuốc cầm tiêu chảy: Khi bị viêm manh tràng, bệnh nhân rất dễ bị tiêu chảy. Và sử dụng thuốc cầm tiêu chảy là cần thiết. Ngoài thuốc cầm tiêu chảy, bệnh nhân có thể uống thêm oresol.

– Thuốc chống viêm: Để chống viêm ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, thuốc chống viêm chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để hạn chế tác dụng phụ.

Bệnh viêm manh tràng điều trịViêm manh tràng uống thuốc gì?

2. Cách chữa viêm manh tràng bằng phẫu thuật

Khi thuốc không thể kiểm soát được các triệu chứng của viêm manh tràng, các bác sĩ có thể chỉ định mổ viêm manh tràng. Phương pháp này nhằm loại bỏ phần bị viêm của manh tràng ra khỏi cơ thể.

Sau khi điều trị, viêm manh tràng rất dễ tái phát. Vì thế, người bệnh cần ăn uống và sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là các chia sẻ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel về bệnh viêm manh tràng. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về bệnh lý này hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125.

5/5 - (6 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

2 bình luận cho “Bênh viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị viêm manh tràng”

  1. AvatarVũ kim Minh,

    Viêm manh tràng có ảnh hưởng đến dạ dày không?

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Viêm manh tràng thường không gây ảnh hưởng đến dạ dày mà chủ yếu liên quan đến đường ruột, đại tràng bạn nhé

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.