Skip to main content

Bệnh viêm đại tràng là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Viêm đại tràng là bệnh khá phổ biến ở người trung và cao tuổi tại Việt Nam. Bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu sớm về viêm đại tràng bệnh học để nhận biết dấu hiệu, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

I – Tìm hiểu về viêm đại tràng

1. Bệnh viêm đại tràng là như thế nào

Viêm đại tràng tiếng Anh là gì? Viêm đại tràng trong tiếng Anh thường gọi là Colotis hay tên gọi đầy đủ hơn là Ulcerative Colitis.

Bệnh đại tràng như thế nào? Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em và người lớn là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú và lan tỏa ra niêm mạc đại tràng ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Viêm đại tràng nhẹ thì niêm mạc kém bền vững, dễ chảy máu; viêm đại tràng nặng có các vết loét, xuất huyết, ổ áp xe…

Viêm đại tràng phù nề là 1 dạng phổ biến của viêm đại tràng. Đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc đại tràng gây ra sưng và phù nề.

Bệnh viêm đại tràng là như thế nàoViêm đại tràng là gì?

2. Viêm đại tràng nguyên nhân là gì?

  • Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính

– Ngộ độc thức ăn / dị ứng thức ăn

– Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh như:

   + Ký sinh trùng: lỵ amip, giun đũa, giun tóc, giun kim…

   + Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tả…

Viêm đại tràng trẻ em thường do siêu vi rotavirus

– Nấm, nhất là nấm candida

– Có thể do bệnh tự miễn

– Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như căng thẳng, dùng kháng sinh kéo dài; hoặc táo bón…

Bệnh viêm đại tràng nguyên nhânThói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể gây viêm đại tràng.

( Xem chi tiết về bệnh viêm đại tràng cấp tính TẠI ĐÂY)

  • Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính

Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân thường do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh, nhiễm nấm, nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.

– Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân thường do viêm đại tràng không đặc hiệu.

 

3. Viêm đại tràng dấu hiệu nhận biết như thế nào?

  • Dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính

Bệnh đại tràng triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

– Do lỵ amip: Bụng đau quặn từng cơn, buồn đi đại tiện nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần đại tiện chỉ được 1 ít, phân có kèm theo máu do viêm đại tràng ra máu và chất nhầy.

– Do lỵ trực khuẩn: Bệnh nhân thường bị sốt, đau bụng, đi ngoài phân khá lỏng và kèm theo máu.

– Do các nguyên nhân khác thì viêm đại tràng biểu hiện chủ yếu là đau bụng, có thể bị thêm viêm đại tràng sôi bụng, tiêu chảy đột ngột, sút cân mà không rõ nguyên nhân.

  • Dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính được chia thành 3 thể chính là:

– Đau bụng và đi tiêu lỏng hay còn gọi là viêm đại tràng thể lỏng: Người bệnh thường cảm thấy đau bụng từng lúc, mỗi lần đi tiêu xong sẽ giảm đau. Mỗi ngày sẽ đi tiêu khoảng 3 – 4 lần vào buổi sáng, buổi chiều và buổi đêm sẽ không buồn đi.

Viêm đại tràng dạng táo bónđau bụng: Triệu chứng này thường gặp ở nữ giới và người lớn tuổi. Người bệnh thường đau bụng, đi tiêu cứng, mỗi lần chỉ đi 1 ít.

– Đau bụng, viêm đại tràng táo bón và tiêu chảy sẽ xen kẽ từng đợt: Từng đợt tiêu chảy và táo bón sẽ diễn ra xen kẽ trong quá trình bị viêm đại tràng lâu năm.

( Xem chi tiết về bệnh viêm đại tràng mãn tính TẠI ĐÂY”)

4. Bệnh đại tràng đau ở đâu?

Viêm đại tràng thường gây ra cơn đau ở dưới rốn, sau đó lan sang 2 bên mạn sườn. Bình thường, cơn đau chỉ diễn ra ở vùng nhỏ.

Nhưng khi bệnh nặng, cơn đau có thể lan khắp ổ bụng. Điều này đôi khi khiến bệnh nhân không nhận biết được cơn đau khởi phát từ vị trí nào.

Bệnh đại tràng đau ở đâuViêm đại tràng thường gây ra cơn đau dưới rốn.

5. Bị viêm đại tràng có nguy hiểm không? Hậu quả khi bị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu chưa kể đến biến chứng, ban đầu những triệu chứng của viêm đại tràng cũng khiến bệnh nhân lo sợ, chẳng hạn như:

Viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa: Viêm đại tràng gây ra các rối loạn tiêu hóa như đi ngoài hoặc táo bón, đau bụng, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và trở ngại trong cuộc sống.

Viêm đại tràng xuất huyết (Viêm đại tràng chảy máu): Đây là tình trạng đại tràng bị viêm dẫn đến chảy máu. Nếu chảy máu liên tục, người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu, khiến cơ thể xanh xao, gầy gò.. 

Viêm đại tràng gây sốt: Nếu sốt cao không được kiểm soát, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, viêm đại tràng không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…

6. Viêm đại tràng và viêm dạ dày khác nhau như thế nào?

Viêm đại tràng và viêm dạ dày là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Trong khi viêm đại tràng là viêm nhiễm tại đại tràng thì viêm dạ dày là những vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày.

Triệu chứng của 2 bệnh lý này cũng không giống nhau, thể hiện rõ nhất ở vị trí đau. Nếu như viêm dạ dày đau nhiều ở thượng vị thì viêm đại tràng đau nhiều ở dưới rốn.

Ngoài ra, viêm đại tràng thường xuất hiện thêm các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, có thể kèm theo máu và chất nhầy… Trong khi đó, các triệu chứng phổ biến khác của viêm dạ dày lại là đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…

II – Những trường hợp thường bị viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, chẳng hạn như:

Viêm đại tràng ở người già: Vấn đề tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng vì chức năng của đại tràng thường bị suy giảm theo thời gian.

Viêm đại tràng ở nam giới: Nam giới thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,… hơn nữ giới nên dễ khiến đại tràng bị tổn thương.

– Ngoài ra, viêm đại tràng ở trẻ sơ sinh, viêm đại tràng ở trẻ nhỏ, viêm đại tràng ở bà bầu, viêm đại tràng sau sinhcũng có thể gặp.

Cách chữa viêm đại tràng không khóViêm đại tràng có thể gặp ở nhiều độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là người già.

III – Viêm đại tràng có mấy loại?

1. Phân loại theo tình trạng bệnh

Dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, chúng ta có thể chia viêm đại tràng thành viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính.

Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng viêm đại tràng diễn ra đột ngột, trong 1 thời gian ngắn, nhưng có thể tái phát. Chữa viêm đại tràng không khó chỉ khi nó mới khởi phát mà thôi.

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài trong 1 thời gian dài không khỏi, tiến triển thành mãn tính. Viêm đại tràng mãn tính rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.

2. Phân loại theo vị trí viêm

Đại tràng được chia thành các bộ phận nhỏ hơn là đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma. Vì thế, chúng ta cũng có thể phân loại viêm đại tràng theo vị trí của nó thành:

– Viêm đại tràng sigma/ viêm đại tràng xích ma 

– Viêm đại tràng góc gan

– Viêm đại tràng bên trái (Viêm đại tràng lên)

– Viêm đại tràng xuống

– viêm đại tràng ngang

Viêm đại tràng biểu hiệnCác vị trí có thể đau đại tràng.

Vậy viêm đại tràng xích ma có nguy hiểm không viêm đại tràng góc gan, đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng ngang có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm ở các vị trí này tương tự như mức độ nguy hiểm của viêm đại tràng nói chung.

Do vậy, dù viêm đại tràng ở vị trí nào, bệnh nhân cũng cần được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

IV – Bệnh đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh đại tràng nên ăn uống như thế nào là vấn đề rất cần được chú trọng. Bởi vì, việc ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bệnh hồi phục tốt hơn.

1. Viêm đại tràng ăn gì tốt nhất?

– Các loại rau họ bí như bí ngô, bí đao, mướp, bí xanh, rau bí,… đều chứa nhiều chất xơ hòa tan, nên giảm cọ xát lên niêm mạc đại tràng, đồng thời giúp giảm táo bón. Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn kích thích sản sinh lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng.

– Củ gừng: Gừng được xem là một gia vị không thể thiếu trong các gia đình. Củ gừng không chỉ giúp các món ăn thêm ngon miệng mà còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng.

– Củ nghệ: Chất curcumin trong củ nghệ giúp kháng khuẩn, ngừa viêm và làm lành tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Vì thế, nghệ chính là một thực phẩm mà người viêm đại tràng không nên bỏ qua.

– Chuối, việt quất, dưa, cam, nho, táo: Đây đều là các loại quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Đồng thời, các thực phẩm này cũng dễ tiêu. Vì thế, người bị viêm đại tràng có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của mình.

– Thịt trắng từ hải sản và gia cầm: Rất giàu protein và chất béo không bão hòa, đồng thời lượng cholesterol thấp hơn thịt đỏ vì thế phù hợp với người bị viêm đại tràng.

– Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích chứa nhiều omega 3 kích thích sản sinh tế bào và hormon, từ đó điều hòa quá trình đông máu, nên giúp giảm viêm.

Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Axit lauric trong nước dừa sẽ chuyển hóa thành monolaurin, chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Do vậy, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể sử dụng nước dừa.

Viêm đại tràng ăn gì tốt nhấtNgười bị viêm đại tràng có thể uống nước dừa.

2. Bệnh đại tràng nên kiêng gì?

Bệnh viêm đại tràng ăn kiêng gì?Dưới đây là danh sách các thực phẩm người bị bệnh đại tràng nói chung và người bị viêm đại tràng nói riêng không nên sử dụng:

– Các loại rau họ cải vì chúng chứa chất xơ không hòa tan nên không phù hợp với người bị viêm đại tràng.

– Thịt đỏ chứa nhiều mỡ: Mặc dù việc người bị viêm đại tràng có nên ăn thịt đỏ vẫn còn tranh cãi. Nhưng người bệnh vẫn không nên sử dụng thịt đỏ nhiều mỡ vì đây là thực phẩm rất khó tiêu.

– Các loại đồ ăn cứng cũng không phải là lựa chọn thích hợp cho người bị viêm đại tràng như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả sấy khô, ngô rang, ổi, cơm cháy…

– Đồ ăn cay nóng: Vì chúng có khả năng làm rối loạn chức năng đại tràng

– Thực phẩm chứa nhiều đường vì chúng là thủ phạm gây ra chứng co thắt đại tràng

– Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ dễ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, người bị viêm đại tràng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này.

– Thức ăn tanh sống, đã được bảo quản lâu ngày rất dễ khiến người bị bệnh đại tràng bị kích ứng.

– Người bị viêm đại tràng nên kiêng hoàn toàn các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas…

Bệnh đại tràng nên kiêng gìBệnh đại tràng phải kiêng những gì? Người viêm đại tràng nên bỏ hẳn thuốc lá.

3. Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?

Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin A, B6, B12, C, D, E, K… Đồng  thời, sữa chua còn giúp cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

Vì thế, sữa chua chắc chắn là 1 trong những thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng sữa chua vì có thể khiến dạ dày bị cồn cào, thêm khó chịu. Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 hũ sữa chua.

4. Viêm đại tràng có uống được sữa ensure không?

Người đang bị viêm đại tràng, hoặc đang điều trị, cần phục hồi sức khỏe nên sử dụng sữa Ensure bởi vì sữa Ensure chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đồng thời hàm lượng axit trong sữa Ensure rất thấp, chỉ bằng 0,1% lượng axit trong đại tràng nên người bị viêm đại tràng có thể uống trong quá trình điều trị bệnh.

5. Viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì?

Dưới đây là một số loại hoa quả rất tốt cho người bị viêm đại tràng:

– Chuối chín: Chuối rất mềm và được dung nạp tốt nên người bị đại tràng có thể sử dụng. Đồng thời, chuối giàu Kali nên rất tốt cho trường hợp bị tiêu chảy.

– Lựu: Lựu được khuyên sử dụng khi bị viêm đại tràng vì giúp làm lành các vết thương.

– Táo: Vì chứa nhiều chất xơ hòa tan, nên táo giúp tăng khối lượng phân. Nhờ vậy, người bị viêm đại tràng đi tiêu dễ hơn.

– Đu đủ: Trái cây này chứa enzym tiêu hóa là papain. Đây là enzym tiêu hóa protein tốt. 

– Quả sung: Sung có khả năng giúp giảm đau, thông tiện, trị táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

– Quả bơ: Bơ giúp cung cấp chất béo bão hòa đơn, tốt cho cơ thể. Đồng thời, bơ còn giúp người bị suy nhược do viêm đại tràng bổ sung thêm dưỡng chất và năng lượng.

Bệnh đại tràng nên ăn gì và kiêng gìChuối chín rất tốt cho người bị viêm đại tràng.

Để biết viêm đại tràng làm sao hết, ngoài việc sử dụng thực phẩm, người bệnh nên ghé các cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn viêm đại tràng uống thuốc gì tốt nhất và phù hợp nhất.

V – Viêm đại tràng uống thuốc gì tốt nhất

Mặc dù bạn có thể tham khảo thông tin viêm đại tràng và cách chữa trị dưới đây. Nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn nên đến cơ sở y tế chất lượng thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ để biết cách chữa viêm đại tràng hiệu quả nhất nhé!

1. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc nam

Việc điều trị viêm đại tràng bằng thuốc nam cần phải kiên trì sử dụng trong 1 thời gian dài thì mới mang lại hiệu quả.

Viêm đại tràng dùng thuốc gì? Dưới đây là 1 số bài thuốc nam trị viêm đại tràng bạn có thể áp dụng:

– Trị viêm đại tràng bằng lá ổi: Bạn chuẩn bị 1 lượng vừa đủ búp ổi non, sau đó đem rửa sạch, sấy khô, nghiền nhỏ. Mỗi ngày 2 lần, bạn pha 6g bột lá ổi với 150ml nước nóng rồi uống.

– Lá mơ lông: Bạn chuẩn bị 200ml nước ấm, 1 năm lá mơ lông, Sau đó, bạn rửa sạch lá mơ, giã nát, khuấy đều với nước ấm, loại bỏ bã. Mỗi ngày bạn uống 1 cốc nước lá mơ lông.

Viêm đại tràng uống thuốc gì tốt nhấtLá mơ lông có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.

2. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc đông y

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm đại tràng theo y học cổ truyền được chia thành 4 thể tương ứng với các cách điều trị khác nhau:

Thuốc đông y trị viêm đại tràng thể tỳ vị hư nhược: hoài sơn dược 12g, đẳng sâm 15g, phục linh 15g, sao cốc nha 10g, trần bì 10g, bạch truật 12g, sơn tra 25g, ý dĩ 20g, liên nhục 15g, cát cánh 6g, biển đậu 12g, sao mạch nha 10g, sa nhân 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

Thuốc đông y chữa viêm đại tràng thể thận dương hư: Nhục đậu khấu 15g, phục linh 15g, kha tử 10g, hoài sơn dược 20g, thược dược 20g, bào khương 10g, thạch lựu bì 10g, xích thạch chi 20g, ngô phù du 10g, bổ cốt chi 15g. Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

– Chữa viêm đại tràng theo đông y thể can tỳ bất hòa: Hoài sơn dược 20g, sài hồ 10g, bạch thược 15g, bạch truật 10g, hương phụ 12g, chỉ xác 15g, trần bì 10g, phòng phong 12g, cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

– Chữa viêm đại tràng thể ứ trở trường lạc: sinh đại hoàng 20g, chỉ xác 12g, lại phục tử 12g, hậu phác 15g, mộc hương 10g, xích thược 12g, manh trùng 10g, thủy điệt 10g, đào nhân 10g.

3. Điều trị viêm đại tràng bằng Tây Y

  • Điều trị nội khoa

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là:

– Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc kháng ký sinh trùng

– Thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc loạn khuẩn

– Bồi hoàn chất điện giải và nước khi cần thiết

Viêm đại tràng nên uống thuốc gìViêm đại tràng nên uống thuốc gì? Viêm đại tràng có thể được chỉ định uống 1 số loại thuốc cần thiết.

  • Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa sẽ được chỉ định trong các trường hợp bị viêm đại tràng nặng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

4. Chữa viêm đại tràng bằng quả sung

Một số người bệnh có thể điều trị viêm đại tràng tại nhà bằng cách: 

– Bạn chuẩn bị 2 – 3 quả sung, sau đó nướng đến khi hơi cháy 1 chút là được.

– Bạn cho sung đã cháy vào ấm, hãm thành nước chè.

– Bây giờ bạn lấy trà sung để thưởng thức, có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn.

– Mỗi ngày bạn uống 1 lần để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.

5. Chữa viêm đại tràng webtretho chia sẻ

Bạn cũng có thể tham khảo các cách chữa viêm đại tràng mà một số người bệnh đã thực hiện. Họ có khá nhiều chia sẻ trên diễn đàn webtretho.

Tuy nhiên, những cách đó chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng.

Cách chữa viêm đại tràng webtrethoNhững thông tin trên webtretho mang tính chất tham khảo.

VI – Tìm hiểu thêm về các bệnh đại tràng thường gặp

Ngoài viêm, vẫn còn nhiều bệnh lý liên quan đến đại tràng mà chúng ta cũng nên tìm hiểu. Dưới đây, Yumangel sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về bệnh đại tràng và cách chữa trị, bệnh đại tràng dấu hiệu như thế nào, cùng theo dõi nhé!

Viêm đại tràng bệnh họcTìm hiểu bệnh đại tràng

1. Bệnh đại tràng kích thích/Bệnh đại tràng co thắt là gì

Viêm đại tràng co thắt còn có tên gọi khác là bệnh đại tràng kích thích. Viêm đại tràng co thắt ở trẻ em và người lớn là bệnh lý khá giống với viêm đại tràng. Bệnh lý này gây khó chịu cho người bệnh nhưng lại chưa tìm thấy tổn thương nào ở đại tràng.

Vậy bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không hay bệnh đại tràng kích thích có nguy hiểm không? Đại tràng co thắt là bệnh lành tính, không gây tổn thương thực thể đường ruột, cũng không nguy hiểm tính mạng.

Nhưng nếu bệnh kéo dài, không được chữa trị sẽ gây rối loạn chức năng đại tràng nói riêng và chức năng tiêu hóa nói chung, thậm chí là gây ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư đại tràng.

Ngoài ra những cơn đau co thắt cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế, bệnh cần được chữa trị sớm để không ảnh hưởng đến cuộc sống.

Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì? Thực phẩm nên và không nên sử dụng khi bị đại tràng co thắt tương tự với thực phẩm dành cho người bị viêm đại tràng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin đã được chia sẻ ở phía trên nhé!

Bệnh viêm đại tràng ở trẻ emĐại tràng co thắt cũng là một trong những bệnh đại tràng ở trẻ em có thể gặp.

2. Viêm đại tràng polyp

Đây là tình trạng viêm có kèm theo polyp. Trong đó, polyp là khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng.

Đa phần các polyp đều lành tính nhưng cũng có polyp ác tính, tăng nguy cơ gây ung thư.

Diễn tiến của polyp lành tính rất chậm và có rất ít triệu chứng để nhận ra. Sau 1 thời gian, polyp sẽ gây ra triệu chứng đau bụng, chảy máu…

3. Bệnh đại tràng dài

Bệnh đại tràng dài ở trẻ em và người lớn là tình trạng kích thước đại tràng dài hơn kích thước trung bình.

Đại tràng dài dễ gây xoắn đại tràng, tắc đại tràng gây nôn ói, đau bụng,… hoặc gây táo bón kinh niên.

Vậy các bệnh đại tràng có chữa được không?  Bệnh đại tràng uống thuốc gì? Để biết chính xác thì chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng và chính xác nhé.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bệnh viêm đại tràng. Để được tư vấn trực tiếp từ dược sĩ của Yumangel, bạn vui lòng gửi thắc mắc qua box tư vấn hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước).

5/5 - (9 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.