Skip to main content

Tìm hiểu cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid

Việc tìm hiểu và nắm được cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid giúp người bệnh sử dụng thuốc đúng cách, hiệu quả và an toàn, hạn chế xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

I. Tìm hiểu về viêm loét dạ dày và Nsaid

Trước khi tìm hiểu cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid, hãy cùng tìm hiểu để biết viêm loét dạ dày là gì và Nsaid là thuốc gì.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét do tổn thương. Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng, trong đó phổ biến là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng thượng vị; đầy hơi, khó tiêu; buồn nôn hoặc nôn…

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, trong đó có 2 nguyên nhân chính là:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. Pylori/HP: Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tấn công vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày và tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Đồng thời ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét. 
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (Nsaid) kéo dài: Sử dụng các loại thuốc NSAID như naproxen, ibuprofen, diclofenac… liên tục và trong thời gian dài khiến dạ dày bị tổn thương. Mặt khác, thuốc Nsaid còn ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin khiến hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm và gây viêm loét.
Hình ảnh dạ dày bị loét

Như vậy có thể thấy, dùng thuốc Nsaid trong thời gian dài là 1 trong nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Để hiểu rõ hơn về thuốc Nsaid, lý do tại sao nsaid gây loét dạ dày và cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid, hãy cùng đến phần nội dung tiếp theo của bài viết.

2. Thuốc Nsaid là thuốc gì?

Nsaid (Non-steroidal anti inflammatory drug) là nhóm các thuốc kháng viêm, giảm đau và hạ sốt không steroid. Trong nhóm NSAID, có thuốc không cần kê đơn Ibuprofen dùng để hạ sốt và giảm đau nhưng cũng có thể là các thuốc được dùng theo đơn của bác sĩ.

Nsaid cho hiệu quả điều trị bệnh tốt nhưng việc lạm dụng thuốc có thể tạo ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, dị ứng hoặc các biến chứng tim mạch.

  • Tác dụng: Kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. 
  • Các loại thuốc NSAIDs) phổ biến: Gồm Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Celecoxib, Mefenamic acid, Etoricoxib, Indomethacin, Aspirin liều cao.
  • Cơ chế tác dụng: Các thuốc trong nhóm Nsaid ức chế enzym cyclooxygenase (COX) để ngăn tạo ra các prostaglandin gây viêm. Quá trình ức chế enzyme COX cũng giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo cục máu đông hoặc giảm tổng hợp các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây tác dụng bất lợi.
  • Điều trị: Với tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt, nhóm thuốc Nsaid thường được dùng để điều trị đau đầu, cảm cúm, đau răng, đau bụng kinh; các bệnh lý chuyên khoa chấn thương, thấp khớp hay viêm khớp.
  • Dạng bào chế của thuốc: Viên nén, siro, cốm, cream, thuốc mỡ, viên đặt hậu môn, thuốc nhỏ mắt.

Tuy nhiên khi sử dụng, nhóm thuốc Nsaid có thể gây một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch và chức năng gan thận như:

  • Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa với đặc trưng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn). Đặc biệt sử dụng Nsaid kéo dài với liều cao người bệnh có thể bị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
  • Hệ tim mạch: Tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau tim ở người có bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành; tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ca.
  • Ảnh hưởng đến chức năng của gan – thận; làm tăng nặng bệnh hen suyễn và gây ra các phản ứng dị ứng. 
Nsaid là nhóm các thuốc kháng viêm, giảm đau và hạ sốt không steroid

II. Tỷ lệ loét dạ dày do Nsaid

Theo thống kê, trong số những người sử dụng nhóm thuốc Nsaid, tỷ lệ bị loét dạ dày là khoảng 15% và tỷ lệ loét tá tràng là 10%. 

Ợ chua và khó tiêu là 2  triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do nhóm thuốc Nsaid gây ra. Khoảng 15% số người bị viêm loét dạ dày do Nsaid gặp 2 triệu chứng hàng ngày. Có từ khoảng 5 đến 15% số bệnh nhân đã phải ngừng sử dụng NSAID vì tác dụng phụ khó tiêu.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày và biến chứng ở bệnh nhân dùng NSAID gồm:

  • Tiền sử loét dạ dày tá tràng.
  • Điều trị kháng tiểu cầu kép.
  • Dùng kết hợp thuốc chống đông máu, 
  • Người từ 60 tuổi trở lên.
  • Dùng các thuốc steroid.

Như vậy, những người nằm trong nguy cơ trên cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc Nsaid. Vì nguy cơ và tỷ lệ thuốc Nsaid gây viêm loét dạ dày sẽ cao và nặng hơn so với người có sức khỏe bình thường. 

Trong số những người sử dụng nhóm thuốc Nsaid, tỷ lệ bị loét dạ dày là khoảng 15% và tỷ lệ loét tá tràng là 10%.

III. Cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid

Cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid cụ thể như sau: 

  • Nsaid ức chế enzyme COX (Cyclooxygenase) để ngăn cơ thể chuyển đổi axit arachidonic thành prostacyclin, prostaglandin  và thromboxan giúp giảm viêm viêm, hạ sốt và giảm đau. 
  • Quá trình ức chế enzyme COX giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo cục máu đông hoặc giảm tổng hợp các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây tác dụng bất lợi.

Quá trình ức chế enzyme COX của Nsaid gồm COX-1 và COX-2. Cụ thể như sau:

1. COX-1

COX-1 có mặt trong hầu hết các mô của cơ thể, thúc đẩy hình thành các prostaglandin có tác dụng cầm máu, bảo vệ niêm mạc GI (đường tiêu hóa) và bảo vệ thận và khỏi hạ huyết áp.

Nsaid ức chế COX 1 dẫn đến cơ thế bảo vệ niêm mạc dạ dày bị mất, kích thích sản xuất bicarbonate và chất nhầy. Điều này khiến hàng rào bảo vệ kiềm của ruột bị phá vỡ, tạo điều kiện cho axit dịch vị trong niêm mạc tăng tiết gây tổn thương các tế bào và mạch máu dẫn đến viêm và loét dạ dày.

Các thuốc thuộc nhóm Nsaid, đặc biệt là aspirin còn có thể gây kích ứng hóa học trực tiếp niêm mạc đường tiêu hóa khiến nồng độ dịch mật cao làm tăng khả năng gây loét trong ruột. 

2. COX-2 

Quá trình ức chế COX-2 được kích hoạt khi các mô trong cơ thể bị viêm hoặc tổn thương. COX-2 cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh nhiệt và phản ứng đau khi bị thương. 

Vì vậy, sự ức chế COX-2 của Nsaid mang đến tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ức chế COX 1- enzym bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa.

Tóm lại, cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid là do thuốc ức chế yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, bản thân thuốc Nsaid cũng là một trong các yếu tố tấn công gây hại dạ dày.

Cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid là do thuốc ức chế yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

IV. Giải pháp ngăn chặn cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid 

Bên cạnh việc dùng thuốc Nsaid theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên tham khảo một số giải pháp giúp ngăn chặn cơ chế gây loét dạ dày của nhóm thuốc Nsaid dưới đây: 

1. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Giải pháp đầu tiên giúp đối phó với cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid là người bệnh cần xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cụ thể: 

  • Ăn đủ bữa, đúng giờ; không nên bỏ bữa, ăn uống thất thường.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn khó tiêu, cay nóng, quá chua.
  • Hạn chế tối đa bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá.
  • Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, cải bắp, chuối…
  • Giữ tâm trọng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

2. Thay đổi thuốc Nsaid 

Khi có dấu hiệu dạ dày bị loét do Nsaid, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc Nsaid khác.

3. Dùng thuốc giảm loét dạ dày do Nsaid gây ra

Để ngăn ngừa loét dạ dày ở những người dùng Nsaid, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc có tác dụng giảm loét dạ dày do Nsaid gây ra gồm: 

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Làm giảm tiết acid dịch, được sử dụng rộng rãi để làm lành vết loét dạ dày và tá tràng. 
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RA): Ngăn chặn sản xuất histamine trên các tế bào thành, đặc biệt là trong dạ dày và làm giảm sản xuất axit trong các tế bào này.
  • Misoprostol: Ức chế bài tiết axit dạ dày, kích thích bài tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày và can thiệp vào đúng cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp giảm nguy cơ bị loét dạ dày khi dùng thuốc Nsaid

Trên đây là những thông tin về cơ chế gây loét dạ dày của Nsaid. Hy vọng sẽ giúp hiểu rõ về công dụng và hạn chế của thuốc và biết cách dùng thuốc đúng để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.