Skip to main content

Đau dạ dày có ăn được củ cải không? Cách ăn đúng

Củ cải giàu vitamin và chất khoáng nhưng người bị đau dạ dày có ăn được củ cải không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn củ cải 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 200g. 

I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của củ cải

Củ cải thuộc họ rau cải, được trồng và sử dụng trên toàn thế giới. Hiện nay, có hai loại củ cải phổ biến là củ cải trắng (hay củ cải đường) và củ cải đỏ. 

Thành phần dinh dưỡng trong 100g củ cải gồm:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 15 kcal 
Lipid 0,1 g
Natri 39 mg
Kali 233 mg
Carbohydrate 3,4 g
Chất xơ 1,6 g
Đường 1,9 g
Protein 0,7 g
Vitamin C 14,8 mg
Calci 25 mg
Sắt 0,4 mg
Vitamin B6 0,1 mg
Magnesi 10 mg

Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, tính bình, tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá và bảo vệ dạ dày… Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, củ cải có nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

  • Làm giảm cholesterol.
  • Giảm đau.
  • Hỗ trợ chức năng gan.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch.
  • Tốt cho não bộ.
  • Phòng chống ung thư.
  • Phòng tránh thiếu máu.
  • Ngăn ngừa nhiễm vi-rút.
  • Chống lão hóa cho da.
  • Hỗ trợ giảm béo.
  • Điều chỉnh huyết áp.
  • Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, hen suyễn. 
  • Chống cảm lạnh và ho.
  • Ngăn ngừa bệnh vàng da.
  • Chống táo bón.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, củ cải có nhiều lợi ích sức khỏe

Với người có sức khỏe bình thường, ăn củ cải đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã nêu ở trên. Vậy với bệnh nhân đau dạ dày thì sao, ăn củ cải tốt hay không tốt và đau dạ dày có ăn được củ cải không?

II. Đau dạ dày có ăn được củ cải không? Tại sao? 

Theo các chuyên gia y tế, chế độ ăn uống không khoa học là một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Một số thực phẩm không tốt cho dạ dày khi tiêu thụ có thể khiến cơn đau dạ dày và các triệu chứng khác của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, với củ cải bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể bổ sung thực phẩm vào chế độ ăn uống hàng ngày bình thường vì những lý do sau:

  • Vitamin C: Vitamin C trong củ cải giúp loại bỏ chất độc và cặn bã trong cơ thể. Đồng thời còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
  • Chất xúc tác: Chất xúc tác trong củ cải giúp cơ thể hấp thu tinh bột trong thực phẩm và tiêu hóa các thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày. Từ đó giúp hỗ trợ cải thiện và phòng tránh bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả…      

         

Bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể bổ sung thực phẩm vào chế độ ăn uống hàng ngày bình thường

Để biết cách ăn phù hợp và tốt cho người đau dạ dày, hãy cùng đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết!

III. Đau dạ dày ăn củ cải thế nào cho tốt?

Để ăn củ cải tốt cho sức khỏe, người bị đau dạ dày cần chú ý những vấn đề sau khi tiêu thụ:

1. Lượng củ cải nên ăn

Lượng củ cải người bệnh đau dạ dày nên ăn tối đa không quá 200g/lần. Một tuần chỉ nên ăn từ 1- 2 lần, tránh lạm dụng ăn thường xuyên và liên tục trong thời gian dài.

Ăn quá nhiều củ cải có thể khiến bạn gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài liên tục…

2. Không ăn sống

Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn củ cải sống vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn. Hãy đảm bảo nấu chín kỹ củ cải trước khi ăn.

3. Chế biến củ cải 

Nên ưu tiên chế biến củ cái dưới dạng luộc, hấp hoặc nấu canh hơn là chiên, xào nhiều dầu mỡ khó hấp thu. Khi nấu nên kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

4. Thực phẩm kiêng kỵ

Một số loại thực phẩm không nên kết hợp với củ cải vì sẽ gây hại cho sức khỏe gồm:

  • Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều enzyme phân hủy vitamin C nên nếu kết hợp với củ cải sẽ khiến cơ thể không thể dung nạp được bất kỳ lượng vitamin C nào.
  • Lê, nho, táo: Octan đồng trong các loại quả này khi tiếp xúc với acid cyanogen của củ cải có thể gây bướu cổ, suy giáp nặng. 
  • Mộc nhĩ: Người có cơ địa nhạy cảm ăn củ cải với mộc nhĩ dễ bị viêm da. Thay vì ăn cùng lúc bạn nên ăn 2 thực phẩm này cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng.
  • Nhân sâm: Củ cải tính hàn, nhân sâm lại có tính nóng nên khi kết hợp với nhau sẽ làm giảm dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
  • Cam: Flavonoid trong củ cải kết hợp thiosunlfate trong cam sẽ tạo ra phản ứng làm tăng acid gây hại dạ dày. 
  • Nấm: Kết hợp củ cải với nấm làm tăng nguy cơ mắc bệnh về da, tăng nguy cơ mất nước, dẫn đến ảnh hưởng đến dạ dày và lá lách.

5. Lưu ý khác

  • Cách chọn củ cải: Nên chọn củ cải to vừa phải, thuôn về phần đuôi, còn nguyên cuống và cuống còn tươi Không nên chọn củ cải quá to vì thường không ngọt; không mua củ cải đã bị ung, thối phần cuống trong khi vỏ vẫn trơn vì rất có thể đã bị tiêm hóa chất.
  • Đối tượng không nên ăn củ cải: Người bị tiểu đường không nên ăn củ cải vì loại củ này giàu tinh bột và đường.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn củ cải 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 200g.

IV. Một số món ăn, bài thuốc chữa đau dạ dày từ củ cải 

Củ cải không chỉ được sử dụng như một thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, dân gian còn có nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày từ củ cải. Cụ thể:

1. Canh củ cải sườn heo

Ngoài hấp và luộc, bạn có thể chế biến củ cái thành các món canh thơm ngơn. Canh củ cải sườn heo có vị thanh ngọt của củ cải và mềm ngon của thịt sườn. Cách nấu khá đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 300g sườn heo, 1 củ cải, tỏi, gia vị, hành lá.
  • Sơ chế: Sườn heo rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn rồi trần qua với nước sôi. Củ cải gọt bỏ vỏ rửa sạch rồi cắt thành miếng. Tỏi bỏ vỏ sau đó đập dập; hành lá rửa sạch cắt nhỏ. 
  • Nấu canh: Cho tỏi vào phi thơm lên, cho sườn heo và củ cải vào xào sơ. Đổ vào nồi 1 lít nước đun trong 25 phút là được. Nêm nếm gia vị, cho thêm hành lá vào là có thể thưởng thức.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn củ cải 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 200g.

2. Canh củ cải thịt gà

Canh củ cải thịt gà với củ cải ngon ngọt, thịt gà mềm ngọt và thấm vị rất thích hợp ăn cùng cơm. Các bước nấu cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 500g thịt gà, 1 củ cải trắng, hành lá, tỏi, ớt chuông, trứng, gia vị.
  • Sơ chế: Củ cải trắng sau khi gọt vỏ, rửa sạch bạn đem cắt thành các miếng vừa ăn. Hành lá rửa sạch thái nhỏ, ớt chuông cắt sợi nhỏ; tỏi lột bỏ vỏ. Trứng tách riêng lòng trắng và lỏng đỏ rồi đem chiên lên rồi cắt thành sợi nhỏ.
  • Luộc và xé thịt gà: Gà sau khi luộc chín thì đem xé nhỏ.
  • Nấu canh: Cho củ cải vào nồi nước luộc gà nấu trong 15 phút. Tiếp đó cho thịt gà, trứng, ớt chuông và nêm nếm gia vị rồi cho hành vào là hoàn thành.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn củ cải 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 200g.

3. Nước ép củ cải

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nước ép củ cải nguyên chất đơn giản – dễ thực hiện với các bước như sau: 

  • Chuẩn bị: 500g củ cải trắng hoặc đỏ. 
  • Sơ chế: Củ cải đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng 30 phút. Thái thành từng miếng nhỏ rồi cho vào ép lấy nước cốt. 
  • Cách uống: Bạn có thể uống nước ép củ cải nguyên chất hoặc cho thêm đường. Nên uống liên tục trong 10 ngày.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn củ cải 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 200g.

4. Nước ép củ cải và ngó sen

Ngó sen chứa nhiều chất khoáng và hoạt chất chống viêm. Kết hợp ngó sen với củ cải giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 500g củ cải trắng hoặc đỏ, 500g ngó sen tươi.
  • Sơ chế: Cho tất cả các nguyên liệu vào ngâm trong nước muối khoảng 30 phút để sát khuẩn. Tiếp đó cho vào giã nát để lọc lấy nước cốt.
  • Cách uống: Uống liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả.
Nước ép củ cải và ngó sen

Đau dạ dày có ăn được củ cải không, câu trả lời là có nhưng bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc chúng tôi chia sẻ ở trên để đảm bảo an toàn nhé. Hãy chủ động thăm khám sớm khi tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.