Khám dạ dày ở Bệnh viện 354 được đông đảo người bệnh tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận tin chọn vì bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế và các kỹ thuật điều trị hiện đại. Cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi khám dạ dày ở Bệnh viện Quân y 354 nhé!
Mục lục
I. Chi phí khám dạ dày tại Bệnh viện 354
Rất tiếc, tính đến thời điểm viết bài viết này, chúng tôi vẫn chưa đưa ra được bảng giá chi tiết về chi phí thăm khám dạ dày tại Bệnh viện 354 do phía bệnh viện cũng không có bảng giá công khai. Tuy nhiên, đây là bệnh viện công nên mức chi phí được đánh giá là ở mức phải chăng, phù hợp với thu nhập của phần đông người dân Việt Nam.
Mặt khác, khám dạ dày gồm rất nhiều thủ tục, kỹ thuật khác nhau. Do đó, để biết chính xác số tiền cần chi trả khi đi khám dạ dày, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được nhân viên tư vấn cụ thể và chi tiết.
Theo tìm hiểu, Bệnh viện Quân y 354 áp dụng mức phí khám chữa bệnh hợp lý, minh bạch theo quy định của Nhà nước. Một số dịch vụ tiêu biểu và mức giá tham khảo:
- Khám lâm sàng: 150.000 – 300.000 VNĐ/lần.
- Xét nghiệm máu: 50.000 – 500.000 VNĐ/xét nghiệm.
- Chẩn đoán hình ảnh: 100.000 – 3.000.000 VNĐ/lượt.
- Điều trị nội khoa: 500.000 – 5.000.000 VNĐ/ngày.
- Điều trị ngoại khoa: 1.000.000 – 20.000.000 VNĐ/lần.
- Răng Hàm Mặt: 100.000 – 3.000.000 VNĐ/dịch vụ.
Lưu ý: Mức giá dịch vụ có thể thay đổi tùy theo thời điểm và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí cho từng dịch vụ.
II. Khám dạ dày ở khoa Tiêu hóa Bệnh viện 354 có tốt không?
Bệnh viện 354 hay Bệnh viện Quân y 354, trước đây là Quân y viện Trung ương (còn được biết đến như Quân y xá Trần Quốc Toản). Bệnh viện được thành lập vào năm năm 1949 theo Nghị định số 82/NĐ của Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh.
Người bệnh có nhu cầu thăm khám dạ dày nói riêng và thăm khám sức khỏe nói chung có thể liên hệ trực tiếp với Bệnh viện 354 qua các cổng thông tin sau:
- Địa chỉ: Số 120 phố Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: 7h30 – 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 (riêng khoa Khám bệnh làm việc cả thứ 7, Trực cấp cứu 24/7).
- SĐT của bệnh viện: (04) 3762 2595, 098 6999 354
- SĐT của khoa Tiêu hóa và Bệnh máu (A3): 024.6328.0741
- Website: benhvien354.vn
- Email: contact@benhvien354.vn
Là một trong các bệnh viện công lớn và uy tín hàng đầu tại Hà Nội, hiện tại bệnh viện được trang bị với quy mô gồm 250 giường bệnh với chức năng tiếp nhận và điều trị bệnh cho các cán bộ trong quân đội, gia đình quân nhân và các đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế.
Bệnh nhân có nhu cầu khám dạ dày ở Bệnh viện 354 cần tìm đến khoa Tiêu hóa (hay còn gọi là khoa tiêu hóa và bệnh máu A3) của bệnh viện. Chức năng và nhiệm vụ chính của khoa là:
- Thăm khám và điều trị cấp cứu các bệnh lý tiêu hóa và một phần các bệnh lý liên quan đến cơ quan tạo máu, bệnh máu, ung thư.
- Thực hiện nội soi dạ dày, đại tràng phục vụ quá trình chẩn đoán và tiến hành can thiệp theo chỉ định.
- Ngoài ra, khoa còn tham gia các đoàn khám sức khỏe của bệnh viện, huấn luyện và giúp đỡ các đơn vị tuyến theo sự phân công của bệnh viện.
Ngay từ khi thành lập, khoa tiêu hóa và bệnh máu A3 đã là một bộ phận nhỏ trong khoa nội chung. Đến năm 1973 khi nhu cầu điều trị của người bệnh tăng cao, bệnh viện Quân y 354 cần thực hiện phát triển chuyên sâu từng lĩnh vực, khoa chính thức được thành lập với tên gọi là khoa nội 3, chuyên điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.
Trải qua hơn 70 năm phát triển cùng bệnh viện, khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Quân y 354 không ngừng cố gắng, đổi mới và cập nhật liên tục những kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, trở thành địa chỉ khám uy tín của rất nhiều người dân.
Dưới đây là những lý do tại sao khoa Tiêu hóa Bệnh viện 354 được nhiều người bệnh lựa chọn để thăm khám dạ dày:
1. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
Theo thống kê, đội ngũ nhân sư của khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Quân gồm có 5 bác sĩ, 12 điều dưỡng và 1 công vụ.
Đội ngũ y bác sĩ tại khoa đều rất giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Một số các bác sĩ giỏi có thể kể đến như: BSCK II Vũ Văn Viễn, Ths.BS Lê Hữu Nhượng, BSCKII Phạm Hồng Ánh và rất nhiều y bác sĩ có chuyên môn cao khác.
Trong đó, tiêu biểu phải kể đến bác sĩ Vũ Văn Viễn- Chủ nhiệm Khoa Tiêu hóa Bệnh viện 354 từ năm 2017 đến nay.
– Số năm kinh nghiệm: Hơn 30 năm kinh nghiệm trong Nội soi Tiêu hóa.
– Khám và điều trị: Các bệnh lý tiêu hóa, đau dạ dày, chảy máu dạ dày, đau thượng vị; viêm, loét dạ dày, tá tràng; khó tiêu; ợ nóng, ợ chua.
– Quá trình đào tạo: Bác sĩ Đa khoa – Học viện Quân Y; Bằng chuyên khoa I – Học viện Quân Y; Bằng chuyên khoa II – Học viện Quân Y; Chứng chỉ “Sử dụng và bảo quản máy nội soi tiêu hóa. Bước đầu thực hiện nội soi chẩn đoán bệnh lý thực quản, dạ dày, tá tràng, trực tràng” – Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108; Chứng chỉ “Thực hành cơ bản kỹ thuật nội soi đại tràng chẩn đoán và can thiệp” – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, học tập kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước, khoa Tiêu hóa còn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, chia sẻ kiến thức cho đội ngũ các bác sĩ trẻ.
2. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị
Để nâng cao chất lượng dịch vụ cho người bệnh, đội ngũ các y bác sĩ tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Quân y 354 luôn không ngừng cập nhật các kỹ thuật tiên tiến nhất, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh.
Các kỹ thuật phổ biến đang được sử dụng tại khoa gồm:
- Kỹ thuật nội soi dạ dày tá tràng chẩn đoán và can thiệp: Sinh thiết, lấy dị vật, nong và đặt stent thực quản, cắt polyp, xét nghiệm HP, tiêm cầm máu, thắt tĩnh mạch thực quản bằng bằng vòng cao su, nong và đặt Stent thực quản…
- Nội soi đại tràng chẩn đoán và can thiệp: tiêm cầm máu, cắt đốt polyp, sinh thiêt, làm xét nghiệm amip….
- Trong 2 năm trở lại đây, khoa Tiêu hóa A3 còn phối hợp với khoa B5 (gây mê hồi sức) triển khai nội soi chẩn đoán, can thiệp dưới gây mê nhằm giảm bớt khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị can thiệp.
- Xét nghiệm Glucose mao mạch.
- Hút dịch màng Phổi, màng bụng.
3. Trang thiết bị y tế hiện đại
Các trang thiết bị y tế của khoa Tiêu hóa Bệnh viện Quân y 354 cũng thường xuyên được cập nhật để phù hợp với quá trình khám và điều trị cho người bệnh.
Một số thiết bị hiện đại tại khoa có thể kể đến như: Máy nội soi dạ dày, đại tràng Olympus, máy soi dạ dày Pentax, máy hút, máy theo dõi bệnh nhân 2 thông số và 5 thông số, máy xét nghiệm glucose máu nhanh…
4. Cơ sở vật chất khang trang
Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện 354 hiện đang có 45 giường bệnh cùng hệ thống phòng khang trang sạch sẽ, luôn sẵn sàng tiếp nhận thăm khám và chữa trị cho bệnh nhân.
III. Quy trình khám dạ dày tại Bệnh viện 354
Bệnh nhân khám dạ dày tại Bệnh viện 354 không có bảo hiểm y tế và có sử dụng bảo hiểm y tế, quy trình sẽ có chút khác biệt. Cụ thể như sau:
1. Bệnh nhân khám dạ dày có bảo hiểm y tế
Bệnh nhân khám dạ dày tại Bệnh viện 354 theo diện có bảo hiểm y tế có thể tham khảo quy trình thăm khám dưới đây:
- Bước 1: Người bệnh đăng ký và nhận số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón.
- Bước 2: Bệnh nhân cung cấp thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ cá nhân để nhân viên y tế thực hiện thủ tục khám chữa bệnh.
- Bước 3: Người bệnh di chuyển đến phòng khám, ngồi chờ khám theo số thứ tự được gọi.
- Bước 4: Khi đến lượt khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng.
- Bước 5: Trong trường hợp không cần thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được cấp toa thuốc và lịch tái khám. Bệnh nhân tiến đến quầy dược bảo hiểm y tế để nhận thuốc theo hướng dẫn.
- Bước 6: Nếu bác sĩ chuyên khoa chỉ định cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân cần đóng tiền phí cận lâm sàng tại quầy thu phí. Sau đó thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
- Bước 6: Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ quay trở lại phòng khám để bác sĩ chuyên khoa xem xét kết quả và đưa ra chẩn đoán.
- Bước 7: Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch hẹn tái khám từ bác sĩ.
- Bước 8: Thanh toán chênh lệch chi phí (nếu có) tại quầy thu phí và nhận số thứ tự để nhận thuốc.
- Bước 9: Bệnh nhân đến quầy thuốc bảo hiểm y tế để nhận thuốc theo hướng dẫn.
2. Bệnh nhân khám dạ dày không có bảo hiểm y tế
Với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, quy trình thăm khám dạ dày tại Bệnh viện 354 sẽ như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân đăng ký và nhận số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón.
- Bước 2: Di chuyển đến phòng khám, ngồi chờ theo số thứ tự, vào khám khi được gọi tên.
- Bước 3: Bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng.
- Bước 4: Nếu không được chỉ định khám cận lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ nhận đơn thuốc và hẹn lịch tái khám. Sau đó, thanh toán chi phí và nhận thuốc tại quầy.
- Bước 5: Nếu có yêu cầu cận lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ thanh toán chi phí khám cận lâm sàng tại quầy thu phí. Sau đó, cùng với bác sĩ để thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng.
- Bước 6: Nhận kết quả cận lâm sàng, trở lại phòng khám để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh.
- Bước 7: Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch hẹn tái khám từ bác sĩ.
- Bước 8: Thanh toán chi phí và mua thuốc tại quầy.
IV. Khám dạ dày tại Bệnh viện 354 dùng những phương pháp gì?
Việc thăm khám dạ dày được thực hiện tại khoa Tiêu hóa của Bệnh viện 354, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mọi bộ phận của dạ dày qua một số phương pháp như:
1. Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu lâm sàng như vị trí đau, ợ hơi, ợ chua… để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm, siêu âm khác.
2. Nội soi dạ dày
Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý liên quan tới dạ dày – thực quản- hành tá tràng. Thông thường, khi thực hiện nội soi thông qua hình ảnh thu được bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng niêm mạc, phát hiện một số ổ loét hoặc can thiệp để cầm máu, sinh thiết những vị trí nghi ngờ bị ung thư.
3. Xét nghiệm hơi thở
Người bệnh sẽ được uốn 1 viên thuốc UBIT, sau khoảng 15 phút thì thổi hơi vào một dụng cụ chuyên dụng nhằm kiểm tra xem bên trong dạ dày có khuẩn HP hay không.
4. Siêu âm dạ dày
Phương pháp này ít được sử dụng trong việc thăm khám dạ dày. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định để khảo sát hạch ổ bụng, các khối u xâm lấn cơ dạ dày.
5. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm tìm các kháng thể kháng vi khuẩn HP như lưu hành trong máu để xác định được tình trạng nhiễm HP của người bệnh.
6. Chụp CT
Sử dụng tia X để thu lại các hình ảnh bên trong dạ dày giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
7. Chụp X – Quang
Thông qua hình ảnh X – Quang chụp được sẽ giúp bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong dạ dày.
8. Chụp MRI
Đây cũng là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện khi nghi ngờ có khối u trong dạ dày.
V. Lưu ý khi đi khám dạ dày tại Bệnh viện 354
Trước khi đi khám dạ dày tại Bệnh viện 354 nói riêng và các bệnh viện khác nói chung, người bệnh cần lưu ý:
1. Trước khi khám dạ dày
- Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước đó nếu cần phải nội soi dạ dày. Điều này giúp hạn chế tình trạng nôn mửa, bảo vệ đường thở. Đồng thời, giúp việc quan sát vùng niêm mạc dạ dày rõ ràng để bác sĩ có được chẩn đoán chính xác hơn.
- Không được uống rượu, bia, nước có ga và các loại nước uống có màu trước khi nội soi dạ dày. Cần tuân thủ lưu ý này để bác sĩ có thể quan sát dễ dàng và chẩn xác vùng niêm mạc dày hơn.
- Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đã dùng, các bệnh đã mắc và có dị ứng thuốc hay không.
- Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về những bệnh lý mình đang gặp phải, đặc biệt là bệnh hen suyễn, tim mạch, thận… để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
- Nên đi cùng người nhà để có người đưa về trong trường hợp cần thực hiện nội soi dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày có gây mê.
2. Sau khi khám dạ dày
Bệnh nhân khám dạ dày được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ở lại bệnh viện để nghỉ ngơi cho tới khi ổn định và tỉnh táo hẳn mới nên ra về.
- Sau khi nội soi dạ dày, bệnh nhân có thể cảm thấy đau họng, khó nuốt hay đau bụng… Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng bình thường không đáng lo ngại, chúng sẽ tự biến mất sau vài ngày.
- Không nên ăn ngay sau khi vừa mới khám dạ dày xong. Chỉ nên ăn sau 1 tiếng hoặc khi được bác sĩ chỉ định, nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.
- Người bệnh không nên khạc nhổ, chỉ nên súc miệng bằng nước muối loãng.
Tóm lại, nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ khám dạ dày uy tín và tin cậy thì Bệnh viện Quân y 354 rất đáng để cân nhắc. Khám dạ dày ở Bệnh viện 354, ngoài đội ngũ bác sĩ tiêu hóa chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, bệnh viện còn liên tục cập nhật hệ thống máy móc, thiết bị y tế và kỹ thuật điều trị hiện đại để phục vụ tốt nhất cho quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!