Skip to main content

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày ăn ngô được không?

Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn ngô nhưng không phải tất cả bệnh nhân trào ngược đều được ăn ngô. Thắc mắc trào ngược dạ dày ăn ngô được không sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này!

I. Tìm hiểu “lợi ích vàng” của ngô với sức khỏe

Ngô là một trong các loại thực phẩm được tiêu thụ rất phổ biến hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ là một loại rau đơn thuần, ngô còn là một loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng.

Ngô thường có màu vàng, trắng, tím, đỏ và xanh, được sử dụng dưới dạng bỏng ngô, bánh ngô, cháo ngô, bột ngô, dầu, siro ngô… Thành phần dinh dưỡng trong 100g gồm có:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 85 kcal
Chất béo bão hoà 0,2 g
Lipid 1,2 g
Natri 15 mg
Kali 270 mg
Carbohydrate `19g
Chất xơ 2,7 g
Đường 3,2 g
Protein 3,2 g
Vitamin C 6,8 mg
Calci 2 mg
Sắt 0,5 mg
Vitamin B6 0,1 mg
Magnesi 37 mg

Với bảng thành phần dinh dưỡng ấn tượng, ăn ngô đúng cách giúp:

  • Cải thiện và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Cải thiện thị lực.
  • Bổ sung năng lượng.
  • Ngăn ngừa táo bón.
  • Chống ung thư.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Hỗ trợ tiêu hóa.
  • Phòng ngừa bệnh túi thừa.
  • Tốt cho người bị tiểu đường.
  • Cải thiện não bộ. 
Ăn ngô tốt cho tim mạch, mắt, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa ung thư

II. Trào ngược dạ dày ăn ngô được không?

Trào ngược dạ dày thực quản( GERD) là tình trạng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, nôn, buồn nôn… 

Nguyên nhân chính gây ngược dạ dày là do rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới. Khi cơ thắt thực quản dưới bị suy giảm chức năng, không đóng hoàn toàn có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Bên cạnh đó, những người có chế độ ăn uống không khoa học như: thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no,  ăn chanh, cam khi đói, uống rượu, cafe… có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày ăn được ngô không. 

1. Lợi ích của ngô với dạ dày

Các loại ích của ngô với dạ dày là:

  • Ngô chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như protein, carbohydrate, kali, vitamin B, vitamin C và chất chống oxy hóa. Với chỉ 100g ngô, cơ thể được cung cấp tới 85, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và kích thích hoạt động tiêu hóa.
  • Chất xơ trong ngô giúp cải thiện tình trạng táo bón tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này giúp hình thành chuỗi axit béo ngắn và cải thiện quá trình tiêu hóa của cơ thể.
  • Cung cấp lượng folate dồi dào – một hoạt chất có công dụng cải thiện và tái tạo tế bào, hỗ trợ chữa lành và phục hồi vết thương nên rất có lợi cho người bị trào ngược, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
  • Beta-cryptoxanthin trong ngô có tính chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tác nhân gây ung thư, nhất là ung thư vú.
  • Ngô cũng chứa sắt, vitamin B1 và acetylcholine giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa thiếu máu. 
Chất xơ trong ngô giúp cải thiện tình trạng táo bón tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.

2. Trào ngược dạ dày ăn ngô được không?

Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn với lượng vừa phải. Không nên ăn nhiều ngô trong thời gian dài vì sẽ gây khó tiêu và tổn thương trong thành dạ dày.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân trào ngược axit dạ dày đều có thể ăn ngô. Một số đối tượng không nên hoặc cần hạn chế ăn ngô gồm:

  • Trẻ em và người già bị trào ngược: Vì hệ tiêu hóa yếu nếu ăn nhiều ngô có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Người bị viêm đại tràng: Ngô chứa nhiều cellulose, nên nếu người bị viêm đại tràng ăn nhiều có thể gây áp lực nặng lên thành đại tràng khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
  • Người bị viêm loét dạ dày: Ăn ngô có thể khiến tình trạng tổn thương ở các vết loét nghiêm trọng hơn.
  • Những người bị dị ứng với một số thành phần trong ngô: Không nên ăn ngô vì có thể gặp các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, phát ban… .
  • Những người có hệ miễn dịch kém, thiếu sắt và canxi: Tiêu thụ nhiều ngô có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu protein, chất béo và khoáng chất làm suy giảm sức đề kháng.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Cần hạn chế tiêu thụ ngô vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn với lượng vừa phải.

III. Hướng dẫn cách ăn ngô đúng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày 

Bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ăn ngô cần chú ý ăn đúng cách theo hướng dẫn dưới đây để tránh gây tác hại và tác dụng phụ cho sức khỏe:

1. Lượng ngô nên ăn

Hàm lượng chất xơ trong ngô cao nên nếu ăn nhiều sẽ gây lo lâu, đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn ngô với một liều lượng vừa đủ – khoảng 100 đến 200g ngô/ngày và với tần suất 2 – 3 lần/tuần. 

2. Thời điểm ăn ngô

Ăn ngô vào buổi sáng là tốt nhất vì dạ dày lúc này vẫn chưa hoạt động mạnh và nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Trong khi đó, ngô chứa một lượng lớn cellulose, có khả năng kích hoạt hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Mặt khác, ngô còn giàu dinh dưỡng nên ăn vào buổi sáng giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc. 

3. Nên ăn ngô non 

Nên lựa chọn mua loại ngô non, khi ăn sẽ mềm và dễ tiêu hoá hơn. Không nên ăn ngô già vì cứng và khó tiêu hóa không tốt cho dạ dày của người bị trào ngược.

4. Cách chế biến ngô

Khi chế biến ngô bạn nên nấu chín kỹ để ngô mềm dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ăn ngô luộc, một số cách chế biến ngô khác phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày có thể tham khảo hưu: chè ngô, súp ngô, canh ngô ngọt… 

Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn ngô với một liều lượng vừa đủ – khoảng 100 đến 200g ngô/ngày và với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

IV. Gợi ý 3 món ăn từ ngô tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Thực tế ngô không phải là thực phẩm mềm dễ tiêu hóa, ngược lại ngô khá cứng và khó tiêu hóa. Do đó, khi chế biến bạn cần chú ý nấu hạt ngô chín mềm. Dưới đây là 3 món ăn người bị trào ngược dạ dày có thể tham khảo ngoài cách luộc ngô:

1. Súp ngô

Súp ngô với ngô được ninh nhừ, kết hợp cùng trứng gà, thịt gà vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa. Khi nấu bạn có thể cho thêm 1-2 lát gừng để giảm ợ hơi do trào ngược và tăng khẩu vị.

  • Chuẩn bị: 1 bắp ngô 10, 1 lòng trắng trứng, 10gm ức gà, 1 muỗng bột ngô, hành lá, hành tây, gia vị thông thường.
  • Sơ chế nguyên liệu: Ngô bóc vỏ và tách thành hạt. Hành tây rửa sạch và thái hạt lựu rồi cho vào xào chín mềm. Thịt gà cho vào luộc với gừng đến khi chín thì đem xé nhỏ. 
  • Cách nấu: Cho ngô vào phần nước luộc gà ninh nhừ, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Ngô chín bạn cho lòng trắng trứng gà vào khuấy đều lên. Tiếp tục cho thịt gà xé vào. Pha bột ngô với nước sau đó đổ vào nồi súp tạo độ sánh. Cho thêm tiêu và hành lá là hoàn thành.
Súp ngô với ngô được ninh nhừ, kết hợp cùng trứng gà, thịt gà vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa.

2. Canh ngô ngọt

Canh ngô ngọt nấu cùng với xương sườn, nấm rơm là món ăn vô cùng bổ dưỡng cho người trào ngược dạ dày. Hạt ngô được hầm chín nhừ giúp dạ dày dễ dàng co bóp và tiêu hoá. 

  • Chuẩn bị: 2 bắp ngô ngọt, 300 g sườn lợn, cà rốt, hành củ, hành lá, gia vị.
  • Sơ chế nguyên liệu: Sườn lợn rửa sạch rồi chặt nhỏ sau đó cho vào xào sơ với hành lá. Ngô, cà rốt rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. 
  • Cách nấu: Cho sườn vào hầm nhừ sau đó cho ngô ngọt vào hầm thêm đến khi nhừ. Nêm nếm gia vị, thêm chút tiêu và hành lá vào là có thể thưởng thức.
Canh ngô ngọt nấu cùng với xương sườn với nấm rơm là món ăn vô cùng bổ dưỡng cho người trào ngược dạ dày.

3. Chè ngô

Chè ngô vừa thơm ngon vừa giúp giải nhiệt cơ thể. Khi nấu chè ngô bạn có thể kết hợp với bột sắn dây để tạo độ sánh. Ngoài ra, hoạt chất Daidzein trong sắn dây cũng giúp làm lành vết thương nhanh chóng và giảm tình trạng co bóp quá sức ở dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 bắp ngô, 3 thìa bột sắn dây, đường phèn hoặc đường cát.
  • Sơ chế nguyên liệu: Bào ngô thành những lớp ngô mỏng. Bột sắn dây hòa với nước lọc. 
  • Cách nấu: Cho ngô vào đun sôi với nước, vớt bọt nếu có. Nêm nếm đường vừa ăn (với người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế dùng đường). Đun trong khoảng 10 phút cho đến khi ngô chín mềm thì cho bột sắn dây vào nồi chè để tạo độ sánh. Tiếp tục đun cho đến khi bột sắn chuyển từ màu trắng sang trong thì tắt bếp.
Chè ngô vừa thơm ngon vừa giúp giải nhiệt cơ thể.

Trên đây là những thông tin người bệnh trào ngược dày cần nắm được khi ăn ngô. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày ăn ngô được không. Hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh trào ngược nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.