Táo bón là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em, báo hiệu hệ tiêu hóa trẻ không khỏe mạnh, chế độ ăn uống thiếu nước, thiếu chất xơ. Trẻ bị táo bón lâu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và khó khăn cho việc điều trị. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách trị táo bón cho trẻ em hiệu quả qua bài viết sau.
Mục lục
I – Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân bé bị táo bón được phân chia thành 2 nhóm chính gồm: nguyên nhân chức năng (chiếm khoảng 95%) và nguyên nhân thực thể (chiếm khoảng 5%).
1. Nguyên nhân chức năng
Các nguyên nhân chức năng gây táo bón ở trẻ nhỏ bao gồm:
– Thường gặp nhất là nguyên nhân trẻ nhịn không chịu đi ngoài khi buồn. Càng nhịn lâu thì phân ở trong ruột càng to khiến việc đi ngoài gặp khó khăn.
– Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bị thiếu hụt chất xơ.
– Bé bị thiếu nước hoặc mất nước.
– Trẻ sơ sinh bị táo bón do uống quá nhiều sữa công thức có chứa thành phần protein khiến phân cứng và có màu xanh.
2. Nguyên nhân thực thể
Các nguyên nhân thực thể bị táo bón ở trẻ em gồm:
– Bệnh cường giáp.
– Bệnh phình đại tràng bẩm sinh.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo bón là do chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước.
– Bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
– Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như: chứng chậm phát triển tâm thần, bệnh bại não, các bệnh lý cột sống…
II – Biểu hiện trẻ bị táo bón
Táo bón ở trẻ em trên 1 tuổi, táo bón ở trẻ em 2 tuổi, táo bón ở trẻ em 4 tuổi nói riêng hay táo bón ở trẻ nhỏ nói chung thường có các biểu hiện sau:
– Đi đại tiện ít hơn bình thường.
– Phân cứng hơn.
– Đau ở vùng dạ dày (vùng bụng).
– Chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon.
– Tâm lý không vui vẻ, hay cáu gắt, khó chịu.
– Hay sốt ruột, bồn chồn cần phải đi vệ sinh.
– Luôn cảm thấy mệt mỏi.
– Nôn và buồn nôn.
– Ngứa ở hậu môn.
– Đi đại tiện thấy máu tươi.
Táo bón ở trẻ thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn, nhưng nếu tình trạng kéo dài và trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi khám để được xử lý kịp thời:
– Táo bón kết hợp đau bụng đột ngột, dữ dội và kéo dài: Đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột hoặc thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy, thiếu máu cục bộ.
– Táo bón kết hợp với nôn: Tình trạng này có thể là do khối phân lớn, cứng bị chèn chặt trong đại tràng, không đẩy ra được.
Trẻ bị táo bón thường đi ngoài phân cứng kèm theo cảm giác đau ở vùng bụng.
– Táo bón kết hợp với đầy hơi: Đây có thể là 1 trong các triệu chứng của tắc ruột, bệnh lý dạ dày.
– Táo bón kết hợp với phân lẫn máu: Phân lẫn máu là dấu hiệu của vết nứt ở hậu môn, bệnh Crohn, bệnh loét dạ dày hoặc bệnh lý ung thư ruột kết, ung thư hậu môn.
III – Hậu quả của táo bón ở trẻ em
Tình trạng táo bón ở trẻ nếu để lâu và kéo dài, không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, nứt kẽ hậu môn hay viêm ruột thừa…
– Suy dinh dưỡng: Trẻ bị táo bón thường xuyên và kéo dài luôn cảm giác bị đầy bụng, không thèm ăn, dẫn đến bỏ bữa.
Điều này khiến cơ thể không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả thể chất và trí tuệ. Hậu quả là trẻ có thể phát triển chậm, kém thông minh so với các bạn cùng tuổi.
Trẻ bị táo bón kéo dài có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nứt kẽ hậu môn, viêm ruột thừa…
– Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần: Trong phân có một số chất độc như indol, phenol, nếu tích tụ quá lâu trong ruột sẽ được hấp thu vào máu sau đó lan rộng đến các cơ quan bộ phận trong cơ thể gây hiện tượng nhiễm độc mãn tính.
Hậu quả là tác động xấu lên các cơ quan thần kinh, tinh thần và trí não trẻ, khiến bé luôn khó chịu, không nghe lời, bực. Đặc biệt, một số trường hợp trẻ bị nhiễm độc mãn tính còn khiến da xanh xao, tím tái, móng tay nhợt nhạt.
– Nứt kẽ hậu môn: Trẻ bị táo bón thường có tâm lý nín nhịn vì sợ đi ngoài khiến phân bị giữ lại bên trong càng trở nên cứng hơn.
Phân cứng khiến hậu môn không thể đẩy ra ngoài được, khi trẻ cố gắng rặn sẽ gây nứt kẽ hậu môn, làm chảy máu và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ…
– Viêm ruột thừa: Táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài có thể khiến cho ruột già suy yếu và giãn ra, tiềm ẩn nguy cơ thủng ruột. Đáng nói, một số trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài còn làm tăng áp lực bên trong ruột gây nguy cơ bị viêm ruột thừa.
IV – Cách trị táo bón cho trẻ em hiệu quả và an toàn
Tùy từng mức độ táo bón ở trẻ nặng hay nhẹ mà sẽ có cách điều trị táo bón ở trẻ em phù hợp và hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách chữa táo bón cho trẻ em dưới đây.
1. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Táo bón ở trẻ em nên ăn gì? Chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý thêm một số điều sau:
– Đối với trẻ đang bú mẹ: Trẻ bú sữa mẹ bị táo bón thì các mẹ cần có chế độ ăn cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước…
– Đối với trẻ ăn dặm: Ở giai đoạn tập ăn dặm, các món ăn của bé như ngột ngũ cốc, bột sữa, cháo ngũ cốc thường thiếu chất xơ. Do đó, các mẹ cần chú ý bổ sung thêm cho bé.
– Trẻ lớn hơn: Đối với trẻ lớn hơn, các mẹ nên tập cho bé thói quen ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống đủ nước, tránh nhịn đi ngoài khi buồn để giảm tình trạng táo bón.
2. Cho bé vận động thường xuyên
Chữa bệnh táo bón ở trẻ em bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học còn có cách khuyến khích bé vận động thường xuyên.
Theo đó, với tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh thì bố mẹ có thể tập cho con các động tác nhẹ nhàng với các các bài tập về tay, chân. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời, tập luyện thể thao, tránh để bé ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.
3. Mẹo chữa táo bón cho trẻ em
– Mẹo trị táo bón ở trẻ em bằng bồ kết: Nướng 3 quả bồ kết sau đó cho vào 500ml nước đun sôi. Ngâm cho tới khi nước nguội thì dùng xi lanh bơm vào hậu môn của bé. Nước bồ kết sẽ kích thích cơ hậu môn giãn nở và trơn hơn giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
– Mẹo trị táo bón cho trẻ em bằng rau mồng tơi: Cách chữa táo bón ở trẻ nhỏ bằng rau mồng tơi đơn giản như sau: Lấy một cọng mồng tơi tươi, có phần cuống cứng và độ to vừa phải. Rửa sạch rồi tước bỏ vỏ ngoài, sau đó dùng để ngoáy hậu môn cho bé.
Nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài không cải thiện dù đã thay đổi chế độ ăn uống.
– Mẹo chữa táo bón cho trẻ nhỏ bằng vừng đen: Cách trị bệnh táo bón cho trẻ em bằng vừng đen áp dụng cho bé được từ 6 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể xay vừng đen cho vào nấu cùng cháo hoặc bột cho con ăn. Vừng đen giàu chất xơ nên giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả.
– Chữa bệnh táo bón cho trẻ em bằng nước ép mận: Mẹ pha tỉ lệ nước mận với nước lọc theo tỉ lệ 3:1. Khuấy đều rồi cho bé uống.
– Cách chữa táo bón cho trẻ nhỏ bằng mật ong: Sử dụng tăm bông sạch thấm mật ong rồi ngoáy vào lỗ hậu môn của bé. Mẹ nên ngoáy ở độ sâu 1cm sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
4. Thuốc táo bón cho trẻ em
Trong trường hợp đã áp dụng các cách trị táo bón cho trẻ nhỏ ở trên nhưng không hiệu quả thì bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em phù hợp.
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc chống táo bón cho trẻ em để trẻ đi ngoài bình thường. Tác dụng của loại thuốc này là để làm mềm phân, giúp trẻ đi ngoài không bị đau đớn để khôi phục thói quen đi ngoài đều đặn.
V – Cách phòng tránh táo bón ở trẻ em
Dưới đây là một số biện pháp góp phần phòng ngừa hiệu quả táo bón ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
– Theo dõi việc đi vệ sinh hàng ngày của con, nhắc bé nên vệ sinh đều đặn, không nên nín nhịn.
– Tăng cường nhiều rau củ, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để cung cấp đủ chất xơ cần thiết mỗi ngày.
– Uống đủ nước.
– Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao, nên ngồi lì trong nhà.
Trẻ bị táo bón là vấn đề thường gặp nhưng cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu kéo dài không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy khi thấy trẻ bị táo bón kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, nứt hậu môn, trĩ, mệt mỏi, sụt cân, sốt, chán ăn, tiêu ra máu thì bố mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Chưa có bình luận!