Skip to main content

Giải đáp: Trào ngược dạ dày có nên ăn lạc không?

Trào ngược dạ dày có nên ăn lạc không – câu trả lời là CÓ nhưng bạn cần tìm hiểu thông tin để biết cách ăn đúng và an toàn. Người bị trào ngược dạ dày muốn ăn lạc đừng bỏ qua bài viết này của yumangel.vn nhé.

I. Tìm hiểu công dụng của lạc với sức khỏe và dạ dày 

Lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea (1), thuộc họ Đậu. Lạc cung cấp chất chống oxy hóa, phospho, đồng, magie, vitamin E, B, PP,… tốt cho sức khỏe. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt lạc.

Dinh dưỡng Giá trị
Protein 27.5g
Glucid 15.5g
Canxi 68mg
Magiê 185mg
Phospho 420mg
Kali 421mg
Đồng 420μg
Vitamin PP 16.0mg
Vitamin B1 0.44mg
Vitamin B5 1.767mg
Vitamin E 8.33mg
Tổng số acid béo no 6.830g
Tổng số isoflavon 0.26mg

Với bảng thành phần dinh dưỡng ở trên, ăn lạc giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát béo phì, giúp giảm cân an toàn.
  • Tăng cường trí nhớ.
  • Phòng ngừa sỏi mật.
  • Giảm nguy cơ tiểu đường.
  • Phòng chống trầm cảm.
  • Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Theo Đông y, lạc vị ngọt ngậy, tính bình, công dụng bổ huyết, bổ tỳ, nhuận phế,chữa đau dạ dày và bệnh đại tràng. Theo Y học hiện đại, lạc là thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đơn, hàm lượng phospho, kali, magie, đồng, vitamin E, B, PP cao tốt cho người mắc bệnh lý dạ dày.

Với dạ dày, lạc mang lại những lợi ích và công dụng sau:

  • Chứa p-coumaric acid chống ung thư dạ dày: P-coumaric acid – chất chống oxy hóa tìm thấy trong lạc có năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm sản sinh nitrosamine gây ung thư dạ dày, chống viêm và giúp lành nhanh các vết loét dạ dày. Mặt khác, lạc còn chứa các chất béo không bão hòa cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
  • Dầu có trong lạc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm dịu cơn đau dạ dày: Không chỉ chứa protein thực vật lành tính tốt cho dạ dày, lượng dầu trong lạc còn chứa phytosterol, beta-sitosterol có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm dịu cơn đau dạ dày, ngăn chặn sự lây lan của các tế bào gây ung thư.
Tiêu thụ lạc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dạ dày.
Tiêu thụ lạc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dạ dày.

Yumangel gợi ý:

II. Trào ngược dạ dày có nên ăn lạc không?

Về thắc mắc trào ngược dạ dày ăn lạc được không, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể ăn lạc với lượng phù hợp và chế biến đúng cách. Loại hạt này không chỉ giàu chất chống oxy hóa mà còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa và dạ dày.

Hai hoạt chất chính trong lạc tốt cho người mắc bệnh lý dạ dày là p-coumaric acid và beta-sitosterol có công dụng:

  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Ngăn chặn sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư dạ dày.
  • Giảm sản sinh nitrosamine gây ung thư dạ dày và ung thư ruột kết.

Ngoài ra, lạc còn chứa chất béo có lợi và tinh bột có khả năng thúc đẩy quá trình bài tiết axit dịch vị, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày và thu nhỏ vết loét trong niêm mạc dạ dày.

Lạc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày và người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn. Tuy nhiên, nếu ăn lạc không đúng cách có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Để hạn chế tối đa những vấn đề này, bạn nên ăn lạc với lượng phù hợp và chế biến đúng cách.

Lạc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày và người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn.
Lạc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày và người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn.

III. Cách ăn lạc đúng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày 

Người bị trào ngược dạ dày khi ăn lạc cần chú ý ăn với đúng cách theo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:

1. Lượng và tần suất ăn lạc

Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 50g/1 lần với tần suất ăn 2 – 3 lần/1 tuần. Tiêu thụ quá nhiều lạc có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:

  • Ảnh hưởng và gây khó chịu cho dạ dày: Táo bón, tiêu chảy và đầy hơi là những vấn đề phổ biến.
  • Ức chế hấp thụ dinh dưỡng như: sắt, kẽm, canxi, mangan, magiê.
  • Tăng cân: Vì đậu phộng chứa nhiều calo.
  • Thiếu cân bằng omega: Ăn quá nhiều lạc gây mất cân bằng omega, làm tăng nguy cơ gây ra bệnh béo phì, bệnh tim, viêm khớp, các vấn đề sức khỏe mạn tính khác.

2. Cách chế biến

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ưu tiên ăn lạc luộc, lạc rang ít dầu mỡ hoặc lạc vừng rang.

3. Thời điểm ăn

Nên ăn vào ban ngày, mỗi lần ăn một ít không nên ăn quá nhiều một lúc. Không nên ăn lạc vào buổi tối vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Cũng không nên ăn lạc luộc hoặc lạc rang quá nhiều khi bụng đang đói. Vì ăn vào thời điểm này rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác khó chịu.

4. Ăn chậm, nhai kỹ

Khi ăn lạc người bị trào ngược dạ dày nên ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa và nhu động ruột hoạt động tốt, tránh tăng gánh nặng cho dạ dày.

5. Nên ăn kèm với các thực phẩm khác

Không nên ăn riêng một mình lạc, nên chế biến lạc thành món ăn trong bữa cơm hoặc muối chấm.

Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 50g/1 lần với tần suất ăn 2 – 3 lần/1 tuần.
Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 50g/1 lần với tần suất ăn 2 – 3 lần/1 tuần.

IV. Những lưu ý khác khi ăn lạc bệnh nhân trào ngược dạ dày cần nắm

Bên cạnh việc chú ý ăn lạc với lượng phù hợp và chế biến đúng cách, bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn khi tiêu thụ lạc:

  • Phản ứng dị ứng: Dị ứng lạc (đậu phộng) khá phổ biến. Một số người ăn lạc có thể gặp phản ứng dị ứng với một loạt triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa ran trong cổ họng và miệng, khó thở, vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ với các biển hiện như: co thắt đường thở hoặc cổ họng, mạch nhanh, chóng mặt, giảm huyết áp nghiêm trọng, mất ý thức… Do đó, những người bị dị ứng với lạc hoặc có cơ địa dị ứng tuyệt đối không nên ăn lạc.
  • Chọn mua lạc: Khi mua lạc cần lựa chọn kỹ, tránh mua lạc đã bị đổi màu hoặc bị mốc vì có thể nhiễm nấm aflatoxin có nguy cơ gây bệnh ung thư cao.
  • Không nên ăn lạc đã mốc và có mùi lạ: Vì độc tố vi nấm trong lạc có tên là aflatoxin rất bền vững ở nhiệt độ cao. Ngay cả khi bạn đã rang hoặc luộc chín thì vẫn không thể phá hủy được hoàn toàn độc tố.
  • Không ăn lạc đã mọc mầm: Những hạt lạc mọc mầm có khả năng nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm.
  • Không ăn lạc khi đang bị ho: Lạc chứa lượng dầu lớn, khi ăn sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm khiến tình trạng ho nặng hơn.
  • Đối tượng nên hạn chế ăn lạc: Người mắc bệnh gout, đái tháo đường, nhiễm mỡ máu nên hạn chế ăn lạc vì ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Bảo quản lạc: Lạc rất dễ bị ẩm mốc, hỏng vì thế mỗi lần ăn bạn nên mua vừa đủ ăn và chế biến ăn ngay. Nếu không chế biến ăn hết trong 1 lần, bạn nên bảo quản trong hộp đậy nắp kín hoặc bọc trong nhiều lớp túi nilon.
Người bị dị ứng lạc hoặc có cơ địa dị ứng không nên ăn lạc
Người bị dị ứng lạc hoặc có cơ địa dị ứng không nên ăn lạc

Như vậy thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn lạc không đã được giải đáp chi tiết ở trên. Lạc giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn lạc với lượng phù hợp. Khi ăn nên chú ý ăn đúng thời điểm và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn.

Tài liệu tham khảo:

  • (1) https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/arachis-hypogaea

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.