Skip to main content

Chuyên gia giải đáp: Trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?

Trào ngược dạ dày ăn thịt gà được không – câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bị trào ngược nên tìm hiểu cẩn thận để biết cách ăn thịt gà đúng cách, tránh gây ra gây áp lực cho dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Cùng yumangel xanh lá tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt gà đối với sức khỏe 

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Một số món ăn được chế biến từ thịt gà như: gà quay, gà rán, gà hầm, gà chiên bơ, canh gà rau củ, gỏi thịt gà. Vậy người bị trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc và được khá nhiều đối tượng ưa chuộng bởi sự dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Thịt gà có nhiều phần nạc và tương đối ít mỡ, nên chứa một hàm lượng protein cao và đa dạng. Chính vì vậy, bổ sung các món ăn từ gà vào thực đơn hàng ngày sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe, từ phát triển cơ bắp cho đến giảm cân hiệu quả.

tác dụng của thịt gà với sức khỏe
tác dụng của thịt gà với sức khỏe

Không chỉ có hàm lượng protein lớn, thịt gà còn chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất khác như:

Với các thành phần dinh dưỡng kể trên, ăn thịt gà giúp:

  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất.
  • Cải thiện chức năng của gan, thận, hệ thần kinh trung ương.
  • Bảo vệ tim mạch.
  • Giúp sáng mắt.
  • Hỗ trợ giảm trầm cảm.
  • Chống lại ung thư.
  • Tăng cường phát triển tế bào.
Không chỉ có hàm lượng protein lớn, thịt gà còn chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe
Không chỉ có hàm lượng protein lớn, thịt gà còn chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Tuy thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hóa, điển hình là người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, theo giới Đông y cổ truyền cho biết, thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ khí, tỳ bị, bổ huyết và thận. Do đó, người bị đau dạ dày có thể ăn được thịt gà nhưng cần lựa chọn kỹ loại thịt gà và cách chế biến phù hợp.

II. Bị trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?

Theo tài liệu Đông y, thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng có tính ôn, vị ngọt, không độc; tác dụng tỳ bị, bổ khí, bổ huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người vừa mới khỏi bệnh, người có hệ tiêu hóa kém, khả năng hấp thụ thức ăn kém, dạ dày suy yếu hoặc bị hàn.

Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách với lượng vừa phải. Trong trường hợp ăn quá nhiều thịt gà có thể gây nên một áp lực lớn lên dạ dày, điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách tốt nhất để ăn thịt gà không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày là người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách với lượng vừa phải.
Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách với lượng vừa phải.

III. Cách ăn thịt gà đúng cho người bị trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn thịt gà trong các bữa ăn hàng ngày nhưng cần điều chỉnh chế độ ăn thịt gà đúng cách. Cụ thể:

1. Lượng thịt gà nên ăn/ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng thịt gà người bị trào ngược dạ dày nên ăn trong 1 ngày là khoảng từ 100 – 200 gram/ngày.

Tuyệt đối không lạm dụng, vì quá nhiều thịt gà có thể gây đầy bụng, khó chịu. Điều này gây áp lực lớn cho dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ về đêm bị mắc bởi rất nhiều người trẻ hiện nay.

2. Nên ăn phần thịt, bỏ phần da

Người bị trào ngược dạ dày khi ăn thịt gà chỉ nên ăn phần thịt gà và không nên lớp da gà. Lý do là vì da gà chứa nhiều chất béo và mỡ không tốt cho sức khỏe.

3. Chế biến thịt gà đơn giản

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, khi chế biến thịt gà nên luộc hoặc hấp là tốt nhất. Chú ý hạn chế cho gia vị quá nhiều, nhất là các  loại gia vị có vị cay, nóng như: ớt, tiêu, sa tế,…

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn gà rán, gà chiên, quay… Bởi các món ăn từ thịt gà này chứa một lượng dầu khá nhiều, có thể khiến dạ dày bị trì trệ và gia tăng cơn đau.

Cách ăn thịt gà tốt nhất cho người đang bị trào ngược dạ dày đó là chế biến thịt gà thành món súp, cháo hoặc canh.

4. Kết hợp với thực phẩm khác

Để tránh nhàm chán khi ăn thịt gà, bạn cũng có thể kết hợp cùng với một số thực phẩm khác phù hợp với thịt gà như các loại rau xanh, củ quả, hoa quả…

5. Thực phẩm tránh kết hợp 

Thịt gà kỵ với một số thực phẩm vì trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất, giữa các thành phần có trong thức ăn luôn có những tương tác phức tạp. Do đó, người bị trào ngược khi ăn thịt gà nên cẩn trọng  không nên hoặc hạn chế ăn thịt gà cùng một số thực phẩm sau:

  • Cá chép: Kết hợp thịt gà với cá chép có thể gây nổi mụn nhọt, nổi ung, mưng mủ và các bệnh da liễu.
  • Tỏi và hành: Theo Đông y, thịt gà tính ngọt, ấm, tỏi tính nhiệt, còn hành tính hàn nên khi kết hợp với nhau có thể tác động làm rối loạn tiêu hóa, sinh ra các triệu chứng đau bụng, kiết lỵ.
  • Lá kinh giới và muối vừng: Ăn thịt gà cùng lá kinh giới hoặc muối vừng có thể gây ảnh hưởng khí huyết, dẫn đến ù tai, hoa mắt, chóng mặt, run chân tay….
  • Cơm nếp: Nên hạn chế ăn thịt gà với xôi vì  có thể gây ra các chứng bệnh về sán, khuẩn do phát ứng của thành phần có trong gạo nếp và thịt gà.
  • Tôm: Kết hợp ăn tôm với thịt gà có thể gây dị ứng ngứa nhiều.
Lượng thịt gà người bị trào ngược dạ dày nên ăn trong 1 ngày là khoảng từ 100 – 200 gram/ngày.
Lượng thịt gà người bị trào ngược dạ dày nên ăn trong 1 ngày là khoảng từ 100 – 200 gram/ngày.

IV. Một số lưu ý khác khi ăn thịt gà

Một số lưu ý khác khi ăn thịt gà người bệnh trào ngược dạ dày cần nắm được đó là:

  • Đối tượng không nên ăn thịt gà: Người bị trào ngược dạ dày nếu kèm các vấn đề sức khỏe sau không nên ăn thịt gà: cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi gặp loại protein lạ; đang có vết thương hở; bệnh nhân xơ gan; người bị viêm khớp, các chứng bệnh về khớp; người bị sỏi thận; người cao huyết áp…
  • Hạn chế ăn phao câu gà: Phao câu gà chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết của gà có chức năng thu hút vi khuẩn, độc tố gây bệnh, virus giúp gà khỏe mạnh. Vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể lây nhiễm các chứng bệnh nguy hiểm.
  • Không ăn nhiều da và cổ gà: Không chỉ chứa vi khuẩn và bụi bẩn, da gà còn có nhiều chất béo, cholesterol nên có thể gây béo phì và các chứng bệnh động mạch ở người lớn tuổi.
Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn phao câu, cổ gà và da gà.
Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn phao câu, cổ gà và da gà.

Tóm lại, với thắc mắc người bị trào ngược dạ dày có được ăn thịt gà không thì câu trả lời là có. Để giúp bệnh trào ngược phục hồi tốt, người bệnh nên ăn thịt gà theo những hướng dẫn chúng tôi đã cung cấp ở trên nhé. Đồng thời nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị bệnh dứt điểm.

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.