Rối loạn dạ dày thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày… Vậy nguyên nhân rối loạn dạ dày là gì? các điều trị và phòng tránh bệnh ra sao? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin hữu ích về bệnh này nhé.
Mục lục
I – Rối loạn dạ dày là gì?
Dạ dày có hai chức năng chính là vận động và tiết dịch.
Chức năng vận động có sự tham gia của 2 bộ phận trong dạ dày là thân vị và hang vị. Thân vị, là phần phình ra to nhất của dạ dày, có nhiệm vụ co bóp thức ăn.
Hang vị, nằm ngay phía dưới thân vị và trên môn vị. Sau khi quá trình tiêu hóa thức ăn ở thân vị hoàn tất, hang vị sẽ mở ra, giãn nở phù hợp để cho phép thức ăn đi qua, chuyển sang quá trình hấp thu dinh dưỡng.
Chức năng tiết dịch là quá trình bài tiết dịch vị dạ dày của tế bào được chi phối bởi các yếu tố thần kinh cũng như thể dịch.
Vậy, rối loạn dạ dày được định nghĩa là tình trạng chức năng tiết dịch hoặc/và chức năng vận động của dạ dày vì một nguyên nhân nào đó mà hoạt động không bình thường dẫn đến hiện tượng rối loạn.
Vấn đề này thường gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật hoặc người có thần kinh dễ bị kích thích. Đặc biệt là các bạn trẻ ở lứa tuổi dậy thì.
II – Nguyên nhân gây rối loạn chức năng dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn dạ dày, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Do yếu tố về thần kinh, tâm thần: Căng thẳng, sợ hãi, bực tức, phẫn nộ, sang chấn tâm lý… đều có thể làm niêm mạc dạ dày bị nhạt màu, làm giảm tiết dịch và nhu động.
– Do mắc các bệnh như viêm tụy, viêm ruột thừa mãn tính, viêm đại tràng mãn tính, viêm túi mật, viêm gan,…
– Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học: Ăn nhanh, không nhai kỹ, vừa ăn vừa làm, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ thất thường, làm ngay sau khi ăn, thường xuyên sử dụng rượu bia và ăn đồ cay, nóng…
III – Biểu hiện rối loạn dạ dày
Rối loạn dạ dày có thể biểu hiện bằng một hoặc nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng rối loạn dạ dày thường gặp nhất ở bệnh:
– Nóng ở ngực (ngay dưới xương ức).
– Đau bụng xung quanh vùng rốn
– Đau quặn bụng
– Khó chịu vùng bụng.
– Đau nhói dưới xương sườn
– Mót đại tiện
– Tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy ra máu.
– Sốt.
Đau bụng rối loạn dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất
IV – Các bệnh rối loạn dạ dày thường gặp
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh phổ biến trong rối loạn dạ dày. Đây là tình trạng dịch ở trong dạ dày (thức ăn, axit dạ dày, hơi) trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản bị suy yếu hoặc dạ dày bị quá tải.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày gồm có: Nóng rát ở vùng ngực (ngay dưới xương ức), ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ho khan, buồn nôn, khó thở, khó nuốt thức ăn,…
– Phương pháp điều trị:
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cần phải thay đổi thói quen ăn uống của mình để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh: Không ăn quá no trong một bữa, hạn chế các món ăn có chứa gia vị cay nóng, giảm đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế bia, rượu, thuốc lá, duy trì mức cân nặng hợp lý.
Sử dụng 1 gói Yumangel sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ và trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng khó chịu từ bệnh đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tích cực.
>> Xem VIDEO B/S giải đáp chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày <<
2. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị viêm và loét. Các lớp niêm mạc bảo vệ bên trên bị bòn mòn, để lộ ra lớp thành dạ dày, thành ruột.
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày là đau vùng thượng vị, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa…
– Phương pháp điều trị: Nên thăm khám sớm và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Khi đau dạ dày có thể uống ngay 1 gói Yumangel để thuyên giảm cơn đau và bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây tổn thương. Bên cạnh đó, bạn phải có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, tránh căng thẳng kéo dài.
Uống 1 gói Yumangel giúp bạn giảm đau dạ dày nhanh chóng.
3. Không dung nạp lactose
Không dung nạp Lactose xuất phát từ tình trạng ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose, một thành phần của đường có trong sữa.
Do thiếu lactase nên thức ăn chứa lactose sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì vào ruột non để được hấp thụ vào máu. Tại đại tràng, vi khuẩn sẽ tương tác với lactose chưa được tiêu hóa gây ra hiện tượng không dung nạp lactose.
Dấu hiệu đặc trưng của chứng rối loạn dạ dày ruột này là tiêu chảy, buồn nôn (đôi khi nôn), đau quặn bụng, bụng đầy khí, chướng bụng.
– Phương pháp điều trị: Hiện nay chưa có phương pháp nào làm tăng khả năng sản xuất enzyme lactase trong ruột non cả.
Do đó, người bệnh thường tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa hoặc ăn một phần nhỏ hay sử dụng các sản phẩm dành riêng cho người bất dung nạp lactose để giảm các khó chịu đến từ bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung probiotic qua các sản phẩm như sữa chua.
Ngoài ra, bệnh rối loạn chức năng dạ dày ruột còn có sỏi mật, viêm ruột thừa, nhạy cảm với gluten, viêm đại tràng, bệnh Crohn.
Mỗi bệnh có phương pháp điều trị rối loạn dạ dày khác nhau. Tốt nhất, khi gặp các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu ngày dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
VI – Cách phòng tránh rối loạn dạ dày
Các vấn đề về dạ dày thường xuất phát từ thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của người bệnh. Ngoài ra, tinh thần cũng là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến dạ dày.
Dưới đây là một số lưu ý giúp chúng ta phòng tránh các rắc rối đến từ dạ dày:
– Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn cơm với canh.
– Ăn đủ no, không ăn quá nhiều trong một bữa.
– Hạn chế các món chiên, xào, các món ăn nhanh, các món ăn đường phố, các món ăn cay nóng.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
– Hạn chế các đồ uống kích thích hoặc có ga, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá.
Không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại.
– Tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn.
– Thời gian ăn uống ngủ nghỉ nên đều đặn và khoa học, tránh thức quá khuya.
– Tránh tình trạng lo âu, căng thẳng, trầm cảm kéo dài. Hãy dành thời gian để giải trí, thư giãn hoặc chia sẻ với bạn bè, người thân để được giải tỏa và có thể có phương án giải quyết vấn đề đang khúc mắc.
– Nếu con bạn đang ở độ tuổi dậy thì, hãy trò chuyện, chia sẻ với con nhiều hơn để hiểu con hơn.
Trên đây là các thông tin cơ bản về rối loạn dạ dày. Để được tư vấn thêm về bệnh dạ dày, bạn có thể gọi đến hotline dược sĩ: 1800 1125 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận dưới bài viết này để được tư vấn thêm.
Chưa có bình luận!