Skip to main content

Viêm loét dạ dày có ăn được cá không? Cách ăn đúng tránh loét nặng hơn

Viêm loét dạ dày có ăn được cá không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị viêm loét dạ dày nên ăn cá với tần suất 2-3 lần/tuần và hàm lượng vừa phải. Axit béo omega-3 cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác trong các loại cá có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ chữa lành vết loét và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

I. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống tới bệnh viêm loét dạ dày 

Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori/HP) hoặc do thường xuyên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như thuốc giảm đau.

Để điều trị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo kê đơn của bác sĩ, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn kiêng chữa loét có thể giúp giảm đau và kích ứng liên quan đến những vết loét này trên niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc ruột non.

Một số thực phẩm giúp phục hồi các mô bị tổn thương. Nhưng một số thực phẩm như rượu và thức ăn cay chẳng hạn sẽ kích thích lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa và có thể làm vết loét trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày cần thực hiện chế độ ăn kiêng khi mắc bệnh để giúp giảm các triệu chứng loét dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau bùng phát và nhiều vết loét mới phát triển hơn trong tương lai.

Mục đích của chế độ ăn uống kiêng cho người viêm loét dạ dày là:

  • Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng góp phần gây ra các triệu chứng viêm loét dạ dày. 
  • Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác để chữa lành vết loét. 
  • Tránh những thực phẩm gây kích ứng khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Trợ giúp các tình trạng liên quan như bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Người bị viêm loét dạ dày nên thực hiện chế độ ăn kiêng khi mắc bệnh để giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các cơn đau  bùng phát và vết loét mới hình thành.
Người bị viêm loét dạ dày nên thực hiện chế độ ăn kiêng khi mắc bệnh để giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các cơn đau  bùng phát và vết loét mới hình thành.

Nhiều vết loét dạ dày là do sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có thể làm hỏng niêm mạc đường tiêu hóa của bạn. Một số khác là do H. pylori gây ra. Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh loét bao gồm các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn và các hợp chất giúp tăng cường khả năng chữa lành vết loét trong cả hai trường hợp.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày và tăng vi khuẩn có lợi chống lại vi khuẩn H.pylori. Cùng với đó là những thực phẩm nên tránh ăn để khiến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.

Thực phẩm nên ăn Thực phẩm nên tránh
  • Hoa quả: Các loại quả mọng, táo, nho và lựu. 
  • Rau: Các loại rau lá xanh, rau có màu đỏ tươi và cam, và các loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng và cải xoăn. 
  • Các loại đậu. 
  • Thịt nạc như thịt gia cầm bỏ da và thịt bò nạc.
  • Cá và hải sản.
  • Trứng.
  • Thực phẩm nguyên chất từ ​​đậu nành như đậu phụ hoặc tempeh.
  • Thực phẩm từ sữa lên men như kefir hoặc sữa chua.
  • Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và các loại hạt.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nứt.
  • Trà xanh.
  • Các loại thảo mộc. 
  • Rượu bia
  • Cà phê.
  • Thực phẩm và đồ uống chứa caffein
  • Sữa hoặc kem.
  • Thịt mỡ.
  • Thực phẩm chiên hoặc nhiều chất béo.

.

  • Thực phẩm có nhiều gia vị.
  • Thức ăn mặn.
  • Thực phẩm/gia vị cay. 
  • Trái cây và nước ép cam quýt.
  • Cà chua/sản phẩm từ cà chua.
  • Sôcôla.

Chế độ ăn kiêng giúp thúc đẩy quá trình lành vết loét và giảm kích ứng ở niêm mạc dạ dày và tá tràng, phần đầu tiên của ruột non gắn vào dạ dày. Đồng thời cũng hạn chế sản xuất axit dư thừa, có thể làm nặng thêm vết loét.

Không có quy định nghiêm ngặt nào về việc nên ăn loại thực phẩm nào, nhưng hãy cố gắng bổ sung càng nhiều loại thực phẩm từ danh sách trên càng tốt. Tránh những thực phẩm khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn hoặc kích thích sản xuất axit và trào ngược.

II. Viêm loét dạ dày có ăn được cá không? Tại sao? 

Ở phần này, thuốc dạ dày chữ Y sẽ giải đáp 2 thắc mắc viêm loét dạ dày có ăn được cá không và nếu ăn được thì lý do tại sao. 

1. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn cá

Nếu đang thắc mắc viêm loét dạ dày có ăn được cá không thì câu trả lời là CÓ. Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bệnh nhân viêm loét dạ dày nên bổ sung cá vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ vết loét mau hồi phục và không bị tổn thưởng nghiêm trọng hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích và cá ngừ đều chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm viêm và ngăn ngừa vết loét.

Người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể thêm cá vào bữa ăn hàng ngày. 
Người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể thêm cá vào bữa ăn hàng ngày.

2. Lý do người bị viêm loét dạ dày nên ăn cá 

Dưới đây là những lý do giải thích vì sao người bị viêm loét dạ dày nên bổ sung cá vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

– Giàu protein chất lượng cao: Protein trong cá rất dễ tiêu hóa và hấp thụ, không gây áp lực lên thành dạ dày như protein từ các nguồn thịt. Vì vậy ăn cá khi bị viêm loét dạ dày giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

– Dồi dào axit béo Omega-3: Nhiều nghiên cứu cho thấy, axit béo omega-3 trong cá có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS) nhờ đặc tính chống viêm. Nhờ vậy, tiêu thụ cá sẽ góp phần vào hoạt động trơn tru của hệ thống tiêu hóa, làm giảm bớt sự khó chịu liên quan đến đau dạ dày và viêm loét dạ dày.

–  Cung cấp năng lượng, cân bằng hệ thống tiêu hóa: Cá là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào nên khi sử dụng sẽ cung cấp năng lượng đồng thời hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa. Bằng cách ăn cá, bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể dự trữ năng lượng và nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa. Đồng thời, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn và giảm cảm giác khó chịu.

– Đa dạng vitamin và khoáng chất: Cá còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, điển hình là vitamin A, B, K và D, natri, iốt, đồng và selen giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng này góp phần tạo nên một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nên cá trở thành thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.

– Iot: Cá cung cấp iot – một khoáng chất cần thiết cho sự hoạt động của tuyến giáp và quản lý chức năng chuyển hóa cơ bản trong cơ thể. Iot có thể giúp duy trì cân bằng acid trong dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Các loại cá giàu axit béo Omega-3, protein, vitamin và chất khoáng tốt cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. 
Các loại cá giàu axit béo Omega-3, protein, vitamin và chất khoáng tốt cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa.

Tóm lại, người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn cá. Tuy nhiên, mỗi người có thể có sự phản ứng khác nhau đối với các loại thực phẩm. Nếu bạn không chắc chắn về việc ăn cá có ảnh hưởng tới vết loét dạ dày hay không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe và phản ứng cá nhân.

III. Hướng dẫn người bị viêm loét dạ dày ăn cá đúng cách, tránh bệnh nặng hơn

Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn cá nhưng việc bổ sung cá vào thực đơn ăn uống hàng ngày cần được đảm bảo thực hiện đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày khi muốn bổ sung cá vào thực đơn:

1. Loại cá nên ăn

Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm và cá ngừ là lựa chọn tốt cho người bị viêm loét dạ dày vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho dạ dày.

  • Cá hồi: Là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, mang lại khoảng 20,5 gam trên 100 gam cá. Cá hồi cũng chứa nhiều canxi, kali và magie và đặc biệt giàu omega-3 có giá trị.
  • Cá thu: Cá thu có thành phần dinh dưỡng ấn tượng và là nguồn cung cấp omega-3, protein, vitamin D, vitamin B12 và vitamin B2, B3, B6 tuyệt vời. 
  • Cá mòi: Cá mòi là một loại cá béo nước lạnh, chúng giàu chất dinh dưỡng và chứa một số hàm lượng omega-3 cao nhất trong khi vẫn giữ được hàm lượng thủy ngân rất thấp. Loại cá này cũng có lượng vitamin D và canxi tự nhiên cao.
  • Cá trích: Loại cá này mang lại lợi ích cho sức khỏe, vượt qua cả cá mòi và cá hồi về hàm lượng omega-3 .
  • Cá ngừ: Cá ngừ có nhiều protein và omega-3, ít chất béo và không có carbohydrate.
  • Cá cơm: Giống như cá mòi, cá cơm có nhiều omega-3 và ít thủy ngân , đồng thời chúng là nguồn cung cấp selen và folate dồi dào.
Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích… là sự lựa chọn tốt cho người bị viêm loét dạ dày. 
Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích… là sự lựa chọn tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

2. Lượng cá nên ăn

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn cá với lượng vừa phải, với tuần suất ăn cá khoảng 2-3 bữa mỗi tuần, tổng cộng khoảng 200g. 

3. Chọn mua cá tươi và sạch

Khi ăn cá, bạn nên chọn mua các loại cá còn tươi sống, bảo quản đúng cách và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.  

Ưu tiên các loại cá tươi đã được làm sạch và loại bỏ nội tạng. Không nên mua cá ươn hoặc cá không sạch sẽ có thể gây kích ứng dạ dày, khó chịu và khó tiêu.

4. Các loại cá nên tránh 

– Cá khô và cá muối: Những loại cá này thường chứa hàm lượng muối quá cao, khi ăn sẽ gây thêm áp lực lên dạ dày khiến vết loét trầm trọng hơn.

– Cá đông lạnh hoặc đóng hộp: Các loại cá này có thể chứa chất bảo quản nhằm kéo dài thời hạn sử dụng. Khi tiêu thụ vào cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày hiện có. 

5. Chỉ ăn cá chín, không ăn cá sống 

– Nên ăn cá chín: Ăn cá đã nấu chín kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn. 

– Không nên ăn cá sống: Ăn cá sống, tái hoặc chưa qua chế biến như salad hoặc sushi. Cá nấu chưa chín không chỉ làm viêm, loét dạ dày nặng hơn mà còn cản trở quá trình tiêu hóa.

Chỉ nên ăn cá khi đã được nấu chín kỹ, không ăn cá còn tái hoặc sống. 
Chỉ nên ăn cá khi đã được nấu chín kỹ, không ăn cá còn tái hoặc sống.

6. Phương pháp chế biến cá 

– Nên chế biến cá dưới dạng hấp, luộc, nấu canh đồng thời giảm thiểu tối đa gia vị khi chế biến. Điều này vừa giúp bảo vệ vết loét vừa tránh gây gánh nặng cho dạ dày.

Tránh chế biến cá dưới dạng kho quá mặn hoặc sử dụng các gói gia vị kho cá bán sẵn. Vì các chất điều vị trong gói gia vị bán sẽ có thể  kích thích tăng tiết dịch vị, gây kích ứng vết thương dạ dày và làm trầm trọng thêm cơn đau dạ dày. 

– Hạn chế vị chua khi nấu canh cá: Khi nấu canh cá, nhiều người thường có thói quen thêm các gia vị chua như dưa muối, cà chua, me…  Vitamin C và axit trong các gia vị này có thể làm tăng nồng độ axit và ăn mòn niêm mạc dạ dày.

IV. Ngoài cá, người bị viêm loét dạ dày có thể ăn thực phẩm nào khác?

Ngoài các loại cá, người bị viêm loét dạ dày cũng nên ăn uống đa dạng với các thực phẩm phù hợp để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi vết loét nhanh chóng hơn.

Dưới đây là những thực phẩm giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày và giúp tăng vi khuẩn có lợi chống lại vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày:

1. Trái cây

Các loại trái cây như táo, quả mọng và nho rất giàu chất xơ và polyphenol có chứa chất chống oxy hóa. Chất xơ giúp giảm axit dạ dày, giảm đầy hơi và đau đớn, đồng thời chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào. 

2. Rau quả 

Hầu hết các loại rau lá xanh và rau như bông cải xanh và súp lơ đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe và chữa lành. Chúng cũng làm giảm độ axit trong dạ dày. Tuy nhiên, ăn sống có thể gây khó tiêu nên hãy thử hấp hoặc luộc rau trước khi ăn.

2. Protein ít béo

Protein rất cần thiết cho quá trình phục hồi cơ và phòng ngừa nhiễm trùng, giúp hỗ trợ quá trình chữa lành vết loét. 

Người bị viêm loét dạ dày có thể lấy protein từ cả thực vật và động vật. Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và tempeh, cũng như đậu Hà Lan và đậu khô là nguồn cung cấp protein thực vật tốt. Trong khi thịt nạc như thăn bò và thăn nội, thịt gia cầm không da, trứng và cá cung cấp protein động vật ít chất béo.

Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày phải kể đến là trái cây, rau xanh, protein ít béo, sữa lên men, ngũ cốc nguyên hạt… 
Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày phải kể đến là trái cây, rau xanh, protein ít béo, sữa lên men, ngũ cốc nguyên hạt…

3. Hải sản

Hầu hết các hải sản hải sản như hàu đều chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm viêm và giúp ngăn ngừa nhiều vết loét hơn bằng cách giảm tác hại của viêm dạ dày.

4. Sản phẩm lên men

Sữa chua, kefir, kombucha, kim chi và dưa cải bắp là những ví dụ về thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn tốt được gọi là men vi sinh giúp chống lại vi khuẩn H.pylori.

Probiotic cũng ức chế sự hình thành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngũ cốc, yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và kê rất giàu chất xơ giúp giảm axit dạ dày. 

Những thực phẩm này không gây ra bất kỳ phản ứng tiêu cực nào ở những người bị loét dạ dày và cũng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như sắt, magie, selen và vitamin B góp phần vào sức khỏe tổng thể.

6. Các loại thảo mộc và gia vị 

Những thực phẩm cay, nóng thường được tránh trong chế độ ăn kiêng của người bị loét dạ dày Tuy nhiên, một số đánh giá các nghiên cứu về thực phẩm và  vi khuẩn HP cho thấy, một số loại gia vị được thêm vào để tạo hương vị cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn. 

Theo đó, bạn có thể thoải mái sử dụng hầu hết các loại thảo mộc và gia vị nhẹ vì chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Những lựa chọn tốt nhất bao gồm nghệ, quế, gừng và tỏi, những loại có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc viêm loét dạ dày có ăn cá được không là có. Người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể thêm cá vào thực đơn ăn uống hàng ngày với tần suất 1 tuần từ 2-3 lần. Khi ăn cần chú ý chọn mua cá còn tươi và sạch, chế biến cá chín kỹ và ăn với lượng vừa phải, không nên ăn cá sống và lạm dụng ăn quá nhiều.

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/what-can-i-eat-if-i-have-a-peptic-ulcer-1742154

https://www.webmd.com/diet/health-benefits-fish

https://zoe.com/learn/fish-for-health-7-best-to-eat-and-what-to-avoid#best-fish-for-health

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-dau-da-day-an-ca-duoc-khong.html

https://benhvienthucuc.vn/nguoi-viem-loet-da-day-an-ca-duoc-khong/

https://www.newlifenutrition.com.au/gut-and-bowel-health/what-foods-should-you-eat-and-avoid-if-you-have-stomach-ulcers/

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.