Đau dạ dày ăn phở được không? Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn phở vì nếu ăn quá nhiều sẽ khiến vết loét nặng hơn, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng tiết dịch vị dạ dày. Vậy vì sao người đau dạ này không nên ăn phở? Cùng thuốc dạ dày chữ Y theo dõi trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Thành phần của phở
Phở là món ăn đặc sản của người Hà Nội. Thành phần của phở gồm: nước dùng, bánh phở, thịt bò (hoặc thịt gà) và trứng gà. Khi ăn phở, bạn có thể bổ sung thêm một số gia vị khác tùy theo khẩu vị và ăn kèm với rau thơm như húng, rau mùi, ngò gai, giá đỗ…
Phở mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tùy theo nguyên liệu được sử dụng, món phở chứa đa dạng chất dinh dưỡng, như:
- Nước hầm xương: Chứa nhiều collagen, glucosamine và chondroitin có lợi cho xương khớp.
- Gừng: Chứa chất gingerol có khả năng chống viêm và chống oxy hóa, hỗ trợ giảm đau khớp và chống viêm trong cơ thể.
- Thảo mộc và rau quả: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
II. Đau dạ dày ăn phở được không?
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra các triệu chứng như đau âm ỉ, nóng rát hoặc đau tức tại vùng thượng vị. Trong số những nguyên nhân gây đau dạ dày, thói quen ăn uống không lành mạnh là phổ biến nhất. Vậy những người thích phở nhưng đau dạ dày ăn phở được không?
Các chuyên gia cho biết, người đau dạ dày vẫn có thể ăn phở nhưng không nên ăn nhiều vì bánh phở được làm từ tinh bột đã lên men, có vị chua không tốt cho dạ dày. Nếu ăn quá nhiều phở sẽ có hại cho tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày.
Do đó, bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế ăn nhiều phở và ăn thường xuyên. Nếu thích ăn, chỉ nên ăn từ 1- 2 lần/tuần.
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày ăn cà chua được không?
III. 3 lý do người đau dạ dày nên hạn chế ăn phở
Dưới đây là những lý do giải thích vì sao người đau dày không nên ăn nhiều phở:
1. Khiến vết loét nặng hơn
Bánh phở được làm từ tinh bột lên men, có vị chua, sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản để đảm bảo độ di và dẻo nhưng nó gây khó tiêu, chướng bụng khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn.
Mặt khác, bánh phở còn chứa hàn the (tinopal) có tác dụng giữ độ trắng, dai và lâu bị hỏng nhưng lại làm phá hủy niêm mạc dạ dày, khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
2. Gây kích ứng niêm mạc dạ dày
Người bị đau dạ dày ăn phở có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày vì có liên quan tới thành phần thịt và gia vị ăn kèm với phở:
- Thịt bò tái: Thịt bò tái tuy ngọt và không dai nhưng lại tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho dạ dày. Vì vậy người bị đau dạ dày nên ăn thịt bò chín để đảm bảo vệ sinh.
- Gia vị cay, chua: Các loại gia vị như, ớt, tương ớt, giấm, tỏi chanh,… ăn kèm phở đều ảnh hưởng đến vết loét và làm đau dạ dày hơn. Do đó, người đau dạ dày không nên ăn.
- Rau sống, rau thơm: Các loại rau ăn kèm này giúp tăng hương vị cho món phở nhưng ăn sống nên có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, không tốt cho người đau dạ dày.
3. Kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày
Nước dùng của món phở thường là hỗn hợp gia vị gồm thảo quả, quế, gừng, hoa hồi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước dùng phở được hầm từ xương ống, nhiều dầu mỡ, mì chính gây khó khăn cho tiêu hóa.
Điều này khiến dạ dày phải tiết nhiều dịch vị và làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
IV. 8 lưu ý giúp người đau dạ dày ăn phở an toàn
Nếu quá thèm phở, người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn nhưng cần lưu ý ăn với lượng ít, 1 tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bát phở. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp người đau dạ dày ăn phở an toàn:
- Lượng ăn: Chỉ nên ăn từ 1-2 bát phở/tuần. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều phở, thay vào đó nên ăn các món ăn tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa như súp, cháo, bánh mì…
- Không sử dụng các loại gia vị: Ớt, giấm, chanh, tương ướt, hạt tiêu gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế ăn phở với món ăn nhiều mỡ, chất béo: Ví dụ như quẩy, da gà, thịt bò có mỡ, thịt bò tái…
- Nên trần sợi phở vào nước sôi: Để loại bỏ một phần các phụ gia và hóa chất gây hại sức khỏe.
- Không ăn quá no, quá nhiều phở một lúc: Điều này giúp hạn chế sức ép lên dạ dày. Khi ăn quá no, dạ dày tăng tiết dịch vị và quá trình tiêu hóa thức ăn không được thực hiện đồng đều, khiến các vết viêm nặng hơn.
- Ăn từ từ, nhai kỹ: Để quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột non được hỗ trợ tốt hơn.
- Không nên vận động hay lao động mạnh sau khi ăn phở: Điều này giúp tạo điều kiện cho dạ dày và hệ tiêu hóa có thời gian xử lý thức ăn và hoạt động tốt hơn. Từ đó, tránh trào ngược dạ dày gây tổn thương thực quản.
- Chọn quán phở đảm bảo: Nếu ăn phở ở ngoài hàng, bạn nên chọn quán ăn đảm bảo vệ sinh. Nếu có thể, người bị đau dạ dày nên tự nấu phở để đảm bảo sức khỏe.
Như vậy thắc mắc đau dạ dày ăn phở được không đã được giải đáp. Nếu muốn ăn phở khi bị đau dạ dày bạn tuân thủ các hướng dẫn ở trên để ăn phở an toàn, tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!