Skip to main content

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn: Nguyên nhân và chữa trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng với các triệu chứng đau bụng, sốt, nôn mửa, tiêu chảy. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng đường ruột có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

I. Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn là gì?

Nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn đường ruột là hiện tượng đường tiêu hóa bị tổn thương do vi sinh vật gây hại xâm nhập và tấn công gây nhiều bất tiện và khó chịu. Không chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Có hai nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột cao gồm:

  • Những người sống và làm việc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh: Môi trường sống và làm việc không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển và nhanh chóng lây lan.
  • Người cao tuổi: Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của người cao tuổi suy giảm theo tổi tác nên dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
Nhiễm khuẩn đường ruột là hiện tượng đường tiêu hóa bị tổn thương do vi sinh vật gây hại xâm nhập và tấn công gây nhiều bất tiện và khó chịu.

II. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn

Người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Cụ thể:

1. Do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn hay gặp gây nhiễm trùng đường ruột gồm: E.coli, Campylobacter, Listeria, Vibrio, Salmonella, Bacillus cereus, Clostridium botulinum … Trong đó, phổ biến hơn cả là vi khuẩn E.coli và Salmonella:

  • E.coli: Vi khuẩn E. coli được tìm thấy trong ruột của người và thường vô hại. Tuy nhiên, một số chủng như EPEC, ETEC, EIEC có khả năng tiết ra độc tố gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy ra máu. Nhóm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột này này thường lây lan qua thực phẩm tiếp xúc với phân động vật, nguồn nước ô nhiễm… 
  • Vi khuẩn Salmonella: Nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt gia súc, thịt gia cầm hoặc trứng chưa được nấu chín. Người bị nhiễm khuẩn Salmonella thường bị đau quặn bụng, tiêu chảy, sốt từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm bệnh.

2. Do vi rút

Noro và Rota là hai vi rút gây nhiễm khuẩn đường ruột phổ biến và thường gặp: 

  • Vi rút noro: Loại vi rút này có khả năng lây lan giữa người với người, qua thực phẩm hoặc nguồn nước ô nhiễm.
  • Vi rút rota: Không chỉ gây nhiễm trùng đưởng ruột ở trẻ em, vi rút Rota cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở người lớn. Con đường lây nhiễm chủ yếu là do tay chạm vào đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên miệng.

3. Do ký sinh trùng

Hai loại ký sinh trùng là nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở người lớn là Giardia và Cryptosporidiosis:

  • Giardia: Loại ký sinh trùng này lây lan thông qua tiếp xúc người với người hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Nhờ khả năng chống clo nên Giardia có thể tồn tại được ở bể bơi công cộng.
  • Cryptosporidiosis: Cryptosporidiosis có thể tồn tại trên cơ thể vật chủ và chịu được quá trình khử trùng bằng clo.

Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn do ký sinh trùng thường kéo dài từ 1 – 2 tuần hoặc có thể lâu hơn. Các triệu chứng thường xuất hiện rõ sau khoảng 7-10 ngày tiếp xúc, chủ yếu đau quặn bụng, đầy bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy…

Người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.

III. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau quặn bụng.
  • Tiêu chảy, phân nước, nhớt.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc cả hai.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Đau cơ, đau đầu.
  • Ngứa hoặc bỏng da. 
  • Sụt cân.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Chuột rút.
  • Có máu trong phân.

Bên cạnh các triệu chứng trên, người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột còn có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và ảnh hưởng đến tinh thần.

Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn là những triệu chứng cảnh báo đường ruột bị nhiễm khuẩn.

IV. Biến chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn có sức khỏe tốt và thể trạng khỏe mạnh thường biến mất dưới một tuần. Tuy nhiên, người lớn có hệ miễn dịch yếu bị nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Viêm loét đại tràng.
  • Xuất huyết dạ dày.
  • Chảy máu đường ruột.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Không thể kiểm soát nhu động ruột.
  • Suy thận.
  • Thiếu máu.
Nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

V. Nhiễm khuẩn đường ruột ở người  lớn khi nào cần thăm khám?

Người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột nên đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Đau quặn bụng dữ dội.
  • Sốt cao trên 38,9 độ C. 
  • Phân có máu hoặc chất nhầy.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày. 
  • Cơ thể có dấu hiệu bị mất nước: lờ đờ, mệt mỏi, không tỉnh táo.
  • Giảm cân bất thường.
Người lớn bị nhiễm trùng đường ruột nên đi thăm khám khi bị đau bụng dữ đồi kèm tiêu chảy kéo dài và sốt cao.

VI. Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột 

Để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở người lớn, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng qua triệu chứng, tình trạng bệnh, tiền sử bệnh ký và lối sống của người bệnh kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng.

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường ruột hay không. Mặt khác, xét nghiệm phân cũng giúp bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột cho người bệnh.

VII. Cách điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn 

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị nhưng cần theo dõi sát sao các triệu chứng. Nên uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải nếu bị tiêu chảy để tránh cơ thể bị mất nước và suy kiệt.

Trường hợp triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng như mất nước, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng thì cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột của bệnh nhân để chỉ định phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp:

1. Với người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi rút 

Nhiễm trùng đường ruột do nguyên nhân vi rút thường khiến người bệnh bị tiêu chảy trong vài ngày. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện.

Theo đó, người bệnh cần bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng, vitamin qua thực phẩm, thức chế biến ở dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước ép hoa quả… để tránh cơ thể bị mất nước. 

2. Với người lớn bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh  nhóm imidazole, cotrimoxazol, thuốc tăng miễn dịch, thuốc bột hòa tan đặc trị tiêu chảy, hafenthyl …

3. Với người lớn bị nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng

Trường hợp người lớn bị nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống ký sinh trùng.

Trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi.
  • Nếu gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ cho đến khi tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khỏi hẳn.
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, mức độ nhiễm khuẩn đường ruột của bệnh nhân để chỉ định phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp.

VIII. Biện pháp phòng ngừa bị nhiễm trùng đường ruột ở người lớn

Người lớn muốn phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột cần thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ sinh hoạt hợp lý và giữ gìn môi trường sống sạch sẽ. Cụ thể:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mua thực phẩm tươi và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Nấu chín kỹ thức ăn, đun sôi nước trước khi uống.
  • Không ăn các thực phẩm sống, tái hoặc chưa qua chế biến như tiết canh, rau sống, gỏi cá… 
  • Bảo quản riêng biệt thực phẩm tươi sống và đã qua chế biến.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chạm vào thú nuôi.
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào, tránh dùng tay để bốc thức ăn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn ở hàng quán, vỉa hè.
  • Đảm bảo nguồn nước dùng hàng ngày phải sạch sẽ, vệ sinh; chỉ uống nước khi đã đun sôi. 
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà cửa, môi trường sống.
  • Tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột như vaccine rotavirus, vaccine viêm gan A.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm khuẩn đường ruột, nhất là khi họ có triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, hoặc sốt.
  • Vệ sinh và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm như: mặt bàn, nhà vệ sinh, điều khiển TV, tay nắm cửa…
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu chín kỹ, đun sôi nước trước khi uống giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột.

IX. Giải đáp thắc mắc về nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn 

Có khá nhiều thắc mắc về tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn, và dưới đây là giải đáp của chúng tôi:

1. Bị nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn hiếm khi gây nguy hiểm đối với người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi hoặc người lớn có hệ miễn dịch yếu, nếu không được điều trị sớm, nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, thiếu máu, viêm loét đại tràng, xung huyết dạ dày…

2. Nhiễm khuẩn  đường ruột có lây không?

Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra có nguy cơ lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc. Vì vậy, bạn không nên tiếp xúc với người đang mắc nhiễm trùng đường ruột.

3. Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn bao lâu thì hết?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn có sức khỏe tốt và thể trạng khỏe mạnh thường tự khỏi dưới một tuần. Tuy nhiên, một số người có thể bị lâu hơn nếu hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu.

4. Người lớn bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để mau khỏi? 

Người lớn khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, bổ sung ợi khuẩn cho đường ruột để hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Cụ thể, người bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn: sốt táo, gạo, bánh mì nướng, hoa quả (chuối, táo, đào, nam việt quất, lựu); rau xanh (au ngót, rau mồng tơi, rau muống, rau lang, bắp cải…); sữa chua; thực phẩm giàu chất đạm và chất béo lành mạnh (các loại cá, thịt gà, đậu hạt, trứng)…

5. Nhiễm khuẩn đường ruột nên kiêng ăn gì?

Để mau chóng cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường ruột, người lớn cần kiêng tiêu thụ một số thực phẩm sau: 

  • Các loại bánh kẹo có chứa dừa, đậu.
  • Bánh ngọt nhiều đường. 
  • Những món ăn có nhiều dừa, nước cốt dừa, đậu.
  • Bánh mì nguyên hạt, bơ đậu phộng, các loại mứt.
  • Các loại hạt ngũ cốc.
  • Một số loại quả nho khô, dứa, mận…
  • Một số rau củ gây khó tiêu: ngô,  súp lơ, bắp cải…
  • Thức ăn lên men hay muối chua: cải chua, dưa chua, kim chi… 
  • Nước có ga, cồn, bia, rượu, cà phê.

6. Người lớn bị nhiễm trùng đường ruột nên uống gì?

Người lớn khi bị nhiễm trùng đường ruột nên uống đủ nước và những loại đồ uống chứa chất điện giải như nước lọc, nước oresol, nước dừa, nước ép hoa quả và rau củ tươi để cung cấp đủ nước cơ thể.

Một số loại thức uống khác giúp ổn định hệ tiêu hóa và giảm đau bụng tốt khác nên uống khi bị nhiễm khuẩn đường ruột như trà bạc hà, trà táo tàu, trà cam thảo…

Người lớn khi bị nhiễm trùng đường ruột nên uống đủ nước và những loại đồ uống chứa chất điện giải

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Hãy chủ động thăm khám sớm nếu tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột không thuyên giảm để phòng ngừa biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.