Skip to main content

Nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bởi các cơn đau nhói như dao cắt mỗi khi đại tiện kèm theo đó là cảm giác ẩm ướt và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Dưới đây Yumangel sẽ bật mí cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh an toàn – hiệu quả các mẹ cùng tham khảo nhé.

I – Nguyên nhân bị nứt kẽ hậu môn sau sinh 

Bệnh nứt hậu môn sau sinhNguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn sau sinh là do táo bón, hậu môn bị co thắt đột ngột trong quá trình sinh tự nhiên…

Nứt hậu môn sau sinh là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở vùng niêm mạc hậu môn gây cảm giác nóng buốt, đau đớn, nặng hơn là chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh vì những lý do sau:

  • Vùng hậu môn bị co thắt đột ngột trong quá trình sinh tự nhiên gây ra các rối loạn chức năng so với bình thường. Vùng hậu môn trở nên mỏng manh và dễ tổn thương hơn.
  • Táo bón cũng là nguyên nhân thường gặp gây nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh. Phân cứng và to do táo bón gây khó khăn cho việc đi đại tiện, khiến thai phụ phải rặn mạnh và thời gian đi vệ sinh thường kéo dài. Việc dùng lực để rặn làm tăng áp lực vùng bụng, trực tràng khiến hậu môn phải chịu sự co thắt đột ngột dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.
  • Trong thai kỳ, trọng lượng ổ bụng của người mẹ sẽ tăng lên đồng thời tạo áp lực lên xương chậu lớn hơn nhiều lần mức bình thường. Điều này khiến khu vực hậu môn trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh.
  • Tính trạng miễn dịch suy giảm: Người phụ nữ có hệ miễn dịch suy giảm có thể dễ dàng bị nhiễm trùng và tổn thương vùng hậu môn, dẫn đến nứt kẽ.
  • Khâu sau sinh: Trong một số trường hợp, việc khâu cắt tử cung hoặc khâu sau sinh có thể làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.
  • Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác gây nứt kẽ hậu môn sau khi sinh như: viêm vùng hậu môn, tiêu chảy mạn tính, chị em có tiền sử phẫu thuật ở vùng hậu môn…

II – Biểu hiện bệnh nứt hậu môn sau sinh

Bị nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinhKhi bị nứt kẽ hậu môn sau sinh, sản phụ bị đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu. 

Khi bị nứt hậu môn sau sinh, cơ thể sản phụ thường có các biểu hiện sau:

  • Đau và khó chịu khi đi vệ sinh: Nếu có nứt kẽ hậu môn, việc tiết phân và đẩy khi đi vệ sinh có thể gây ra đau và khó chịu.
  • Chảy máu: Nếu nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng, có thể gây ra chảy máu nhẹ từ vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh.
  • Ngứa và kích ứng: Nếu da quanh vùng hậu môn bị tổn thương, có thể gây ngứa và kích ứng.
  • Cảm giác đau hoặc rát khi ngồi: Nếu vùng hậu môn bị tổn thương, người mẹ có thể cảm thấy đau hoặc rát khi ngồi.
  • Cảm giác khó chịu trong vùng hậu môn: Ngoài các triệu chứng đi vệ sinh, người mẹ cũng có thể cảm thấy khó chịu trong vùng hậu môn sau khi sinh.
  • Nhìn bằng mắt thường thấy có thể thấy vết rách ở vùng hậu môn.
  • Ở cạnh vết nứt có mẩu da thừa.

Nứt hậu môn sau khi sinh gây nhiều ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tâm lý lẫn sinh hoạt hàng ngày của sản phụ. Nếu không được điều trị sẽ chuyển thành mãn tính, vết nứt nặng hơn và sâu hơn gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng hậu môn, hoại tử hậu môn, nhiễm trùng máu…

III – Cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh an toàn và hiệu quả 

Tùy theo từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định 1 trong các cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh dưới đây:

1. Điều trị bằng thuốc 

Cách chữa nứt hậu môn sau sinh bằng thuốc, không phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định với các sản phụ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh lành tính. Một số loại thuốc điều trị gồm: 

  • Thuốc làm mềm phân để làm giảm triệu chứng đau và chảy máu. 
  • Sử dụng một số loại thuốc mỡ thoa tại chỗ thuộc nhóm Nitroglycerin hoặc ức chế calci có tác dụng làm giãn cơ vòng trong, tăng tưới máu vùng nứt.
  • Kết hợp ngâm hậu môn với nước ấm 40 độ C trong thời gian từ 10 – 20 phút, mỗi ngày 3 – 4 lần/ngày để làm giãn cơ vòng, tăng tưới máu và giảm.
  • Sản phụ cũng có thể chườm nóng ở vùng hậu môn để giảm đau và dễ chịu hơn. 
  • Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, sản phụ nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ hơn. Mỗi ngày ít nhất 2 lít nước và tăng cường thực phẩm chứa chất xơ trong các bữa ăn như mồng tơi, rau cải, rau dền… 

(>> Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và phòng tránh )

2. Điều trị phẫu thuật 

Cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinhSản phụ nên đến thăm khám bác sĩ khi tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài 1 tuần. 

Trường hợp sản phụ sau sinh bị nứt kẽ hậu môn đã điều trị bằng thuốc nhưng không có hiệu quả hoặc cải thiện thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật. Một phần bên cơ vòng trong ống hậu môn sẽ được cắt đi với tỷ lệ thành công lên đến 90%.

Thông thường, các vết nứt kẽ hậu môn sau sinh sẽ tự lành sau khoảng 3 – 5 ngày nếu sản phụ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có  trường hợp vết nứt có kích  thước lớn và gây ra nhiều đau đớn kéo dài hơn 1 tuần thì các mẹ nên đi thăm khám sớm có cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh kịp thời phòng tránh gây biến chứng và ảnh hưởng đến cả việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. 

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.