Skip to main content

Nội soi hậu môn có đau không? Đối tượng, quy trình và giá nội soi

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Có nhiều phương pháp giúp phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến hậu môn, bao gồm siêu âm, nội soi, chụp X-quang… Trong đó, nội soi hậu môn là kỹ thuật được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và độ chính xác mà nó mang lại. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiêt về phương pháp này qua bài viết dưới đây.

I – Nội soi hậu môn là gì? 

Hình ảnh nội soi hậu môn trực tràng
Hình ảnh nội soi hậu môn trực tràng

Nội soi hậu môn, còn được gọi là nội soi trực tràng, là một kỹ thuật chẩn đoán và thăm khám y tế được sử dụng để xem và đánh giá các bộ phận nội tâm trực tràng và hậu môn. Quá trình nội soi hậu môn thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa hoặc các chuyên gia về nội soi.

Quá trình nội soi hậu môn thường sử dụng một dụng cụ gọi là nội soi (endoscope). Nội soi là một ống mềm và linh hoạt được trang bị ống kính và các công cụ như đèn và máy ảnh để truyền hình ảnh và cho phép bác sĩ xem vào bên trong đường tiêu hóa. Nội soi được chèn qua hậu môn và di chuyển lên trực tràng để kiểm tra và đánh giá các khu vực quan trọng như trực tràng hậu môn, hình dạng và kích thước của trực tràng, và phát hiện các vấn đề sức khỏe như polyp, viêm loét, ung thư, hay các vết thương khác.

Quá trình nội soi hậu môn thường được thực hiện để chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm trực tràng, trĩ, polyp, ung thư trực tràng và các bệnh lý khác. Nó cũng có thể được sử dụng để thực hiện các thủ tục như loại bỏ polyp, lấy mẫu nang, hoặc chụp ảnh để theo dõi sự phát triển của các bệnh lý.

II – Ai nên nội soi hậu môn?

Nội soi hậu môn thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Đi ngoài ra máu.
  • Đau hậu môn.
  • Đi cầu không tự chủ.
  • Khó đại tiện.
  • Rối loạn tính chất phân.
  • Polyp hậu môn
  • Rò hậu môn.
  • Ngứa hậu môn.
  • Nứt hậu môn.
  • Viêm hậu môn chảy máu.
  • Bệnh Crohn.
  • Người nghi ngờ có bệnh lý ở hậu môn. 
  • Ung thư ống hậu môn
  • Tầm soát ung thư.
  • Đối tượng có tiền sử về hậu môn. 

nội soi hậu môn có đau khôngBệnh nhân được chỉ định nội soi hậu môn khi bị đi ngoài ra máu, đau hậu môn, đi cầu không tự chủ… 

Kỹ thuật nội soi hậu môn chống chỉ định khi:

  • Người bệnh quá già yếu.
  • Phụ nữ có thai.
  • Bệnh nhân viêm cấp nặng, có cản trở không đưa ống soi vào được.

III – Quy trình nội soi hậu môn 

Quy trình nội soi hậu môn trực tràng chỉ từ 5 -10 phút
Quy trình nội soi hậu môn trực tràng chỉ từ 5 -10 phút

Người thực hiện kỹ thuật nội soi hậu môn là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và điều dưỡng. Quy trình nội soi hậu môn gồm các bước như sau:

Bước 1: Trước khi nội soi, bác sĩ bơm một số loại dung dịch xúc rửa ruột vào hậu môn. Sau khi được bơm thuốc 3-5 phút, bệnh nhân sẽ có cảm giác muốn đi ngoài để loại bỏ hết phân tụ trong ruột già.

Bước 2: Bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn của người bệnh xem có bị viêm nhiễm hay bất kỳ tổn thương nào khay không.

Bước 3: Tiêm thuốc gây tê vào gần vùng hậu môn của người bệnh  để giảm cảm giác đâu và khó chịu, giúp quá nội soi dễ dàng hơn.

Bước 4: Người bệnh nằm sấp ở tư thế áp ngực vào gối. nhưng thường là nằm nghiêng hẳn về 1 bên.

Bước 5: Tiến hành nội soi hậu môn: Thăm ống hậu môn bằng ngón tay đeo găng.  Lắp và kiểm tra dụng cụ soi, nguồn sáng. Bôi trơn ống soi. Nhẹ nhàng đưa ống soi vào hậu môn và quan sát. Hình ảnh thu được sẽ hiển thị rõ nét trên màn hình giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Tổng thời gian nội soi hậu môn thường khoảng 5 – 10 phút đối với các trường hợp không có phát hiện tổn thương cần xử lý. Trong quá trình thực hiện, người bệnh nên hợp tác tốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để có kết quả nội soi chính xác. 

IV – Nội soi hậu môn có đau không?

Nội soi hậu môn trực tràng có đau không? 
Nội soi hậu môn trực tràng có đau không?

Nội soi hậu môn có thể gây khó chịu, đau thốn và căng tức nhẹ ở vùng bụng dưới khiến người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều có thể chịu được, không cần gây mê trước khi soi vì ống nội soi đưa vào hậu môn từ 15-20m.

Cảm giác đau và khó chịu khó chịu khi nội soi hậu môn sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu người bệnh thả lỏng cơ thể và làm theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Một số trường hợp bệnh nhân quá sợ hãi hoặc căng thẳng, bác sĩ sẽ có thể tiêm thuốc an thần hoặc giãn cơ. 

V – Nội soi hậu môn trực tràng giá bao nhiêu?

Nội soi hậu môn giá bao nhiêu? Chi phí cho 1 lần nội soi hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bệnh viện và bác sĩ thực hiện, chuyên môn kỹ thuật, trang thiết bị được sử dụng, có cắt polyp hay tiến hành các thủ thuật khác hay không… 

Giá nội soi hậu môn trực tràng có đắt không?
Giá nội soi hậu môn trực tràng có đắt không?

Tuy nhiên, nhìn chung chi phí của nội soi hậu môn nhìn chung không quá cao. Người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa lớn để đảm bảo an toàn khi thực hiện thủ thuật này.

Mỗi bệnh viện sẽ có một mức giá nội soi khác nhau và thường biến động như sau:

  • Đối với nội soi trực tràng qua hậu môn không gây mê giá dao động từ 700.000 – 1.000.000VNĐ
  • Nội soi hậu môn trực tràng có gây mê giá từ 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ

VI – Lưu ý trước và sau khi nội soi hậu môn 

Nắm và tuân thủ những trước, trong và sau khi nội soi hậu môn sẽ giúp quá trình nội soi an toàn, đạt hiệu quả và có độ chính xác cao: 

1. Lưu ý trước khi nội soi hậu môn 

Để quá trình nội soi hậu môn diễn ra thuận lợi, người bệnh cần nắm được một số lưu ý sau trước khi thực hiện:  

  • Để giúp hậu môn sạch hơn, khoảng 4 ngày nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn nhẹ, ít chất xơ và dễ tiêu hóa. 
  • Một ngày trước khi nội soi hậu môn, nên uống nhiều nước nhưng không nên uống các loại nước có màu xanh, đỏ, tím. 
  • 2 giờ trước khi nội soi hậu môn bệnh nhân không nên ăn uống bất cứ thứ gì.
  • Người bệnh cần làm một số xét nghiệm máu và nhận thuốc để làm sạch đại tràng tại nhà. Do vậy nên đi thăm khám trước với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Đi cùng người nhà để được hỗ trợ khi thực hiện nội soi.

2. Lưu ý sau khi nội soi hậu môn 

Người bệnh cần nắm được các lưu ý sau khi nội soi hậu môn để yên tâm và chủ động thăm khám khi cần thiết:

  • Ở lại bệnh viện 1-2 tiếng để theo dõi, tránh xảy ra các biến chứng như sốt, đau nhiều, chóng mặt…
  • Bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi cho tới khi hết cảm giác khó chịu ở bụng. 
  • Sau khi nội soi, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như: chướng bụng, đau âm ỉ ở bụng, liên tục mót rặn nhưng không đi cầu được. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ tự biến mất sau vài ngày nên bạn không cần quá lo lắng.

Nội soi hậu môn trực tràng là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nội soi hậu môn để yên tâm thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh nên thực hiện nội soi tại cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.