Skip to main content

Trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không?

Trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không? Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn mì tôm khi bắt buộc phải ăn. Vì mì tôm rất khó tiêu hóa nên dạ dày phải tăng tiết axit nhiều hơn khiến bệnh trào ngược nghiêm trọng hơn. Trong bài viết hôm nay, thuốc dạ dày chữ Y xin chia sẻ tới bạn những tác hại của mỳ tôm đối với hệ tiêu hóa đặc biệt với những người bị trào ngược thực quản.

I. 6 tác hại của mì tôm với sức khỏe 

Mì tôm là món ăn vô cùng tiện lợi với mức giá phải chăng cùng hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Trung bình, trong một gói mì ăn liền 75g có chúa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 40-50g chất bột đường.
  • 10-13g chất béo.
  • 6,9g đạm.
  • 300-350 Kcal. 

Có thể thấy, mì tôm là thực phẩm nghèo nàn dinh dưỡng, chủ yếu chỉ có chất béo và carbohydrate, hầu như không có chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Do vậy ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như:

1. Thiếu hụt dưỡng chất

Cơ thể con người cần được cung cấp đủ 6 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh gồm: chất đạm, chất béo, chất, bột đường, vitamin, chất khoáng và nước. 

Mì tôm tuy hàm lượng calo tương đối cao nhưng không thể cấp đủ năng lượng cho cả ngày. Thực phẩm này có thể cung cấp khoảng 10% lượng sắt, 10g chất béo và 4g protein khuyến nghị hàng ngày nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Vì vậy, ngay cả khi bạn ăn mì tôm với lượng lớn thì cũng không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

2. Tăng nguy cơ béo phì

Hàm lượng chất béo và carbohydrate trong mì tôm cao tạo gánh nặng cho cơ thể. Ăn nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan như tăng cholesterol, tim mạch, tiểu đường.

3. Tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Mì tôm chứa chất phụ gia và bảo quản nhằm kéo dài thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, các chất này theo thời gian có thể bị phân hủy, tạo thành các hợp chất có khả năng gây hại.

Thường xuyên ăn mì tôm có thể gây tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư.

4. Loãng xương

Trong mì tôm thường có chất phụ gia phốt phát nhằm tăng hương vị. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn, các hợp chất phốt phát theo thời gian có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của xương, gây yếu cơ, mất xương và loãng xương. 

5. Dễ bị sỏi thận

Hàm lượng muối trong mì tôm cao nên nếu ăn thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ sỏi thận do cơ thể hấp thụ quá nhiều muối.

6. Căng thẳng tim mạch

Hàm lượng chất béo trong mì tôm cao nên nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong máu. Theo thời gian có thể góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

Ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và nhiều vấn đề sức khỏe khác

II. 4 tác hại của mì tôm với dạ dày

Không chỉ gây hại cho sức khỏe, ăn nhiều mì tôm có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe dạ dày. Cụ thể:

1. Nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày

Ăn mì tôm nhưng không nhai kỹ khiến dạ dày phải tăng tiết axit và co bóp kéo dài để phân hủy. Điều này ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc của dạ dày, có thể dẫn đến đầy bụng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.

2. Tăng gánh nặng cho dạ dày

Mì tôm có khoảng 20% chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa gây khó khăn cho dạ dày khi tiêu hóa. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ăn mì ăn liền có thể cần từ 33 – 47 giờ để tiêu hóa hoàn toàn các chất béo này. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc dạ dày phải làm việc nhiều hơn, co bóp liên tục và tiết ra lượng axit dịch vị lớn để phân hủy chất béo. Axit dạ dày dư thừa có thể dẫn đến kích ứng dạ dày, loét dạ dày, đau và khó chịu. 

3. Viêm, tổn thương niêm mạc dạ dày

Các loại gia vị cay thường được bổ sung vào mì tôm. Khi tiêu thụ, các chất phụ gia cay này sẽ kích thích tiết axit trong dạ dày, gây viêm và tổn thương niêm mạc dạ dày.

4. Tăng nguy cơ táo bón

Mì tôm hầu như không có chất xơ nên nếu ăn thường xuyên còn làm tăng nguy cơ táo bón. Việc thiếu chất xơ cộng với các chất phụ gia cay trong mì tôm gây cản trở nhu động ruột bình thường và làm chậm quá trình tiêu hóa.

Ăn nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày

III. Trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không?

Với những thông tin về tác hại của mì tôm với sức khỏe và dạ dày có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không KHÔNG, trừ trường hợp bắt buộc phải ăn. 

Người bị trào ngược dạ dày ăn nhiều mì tôm có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Lý do là vì mì tôm rất khó tiêu hóa nên dạ dày sẽ phải tiết ra axit dịch vị nhiều hơn để phân hủy. Axit dư thừa có thể chảy ngược vào thực quản khiến tình trạng bệnh nặng hơn và làm tăng nặng các triệu chứng như đau ngực, ợ chua và buồn nôn…

Liên tục ăn mì tôm còn dẫn đến các bệnh lý ở đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Hàm lượng dầu mỡ cao cùng các phụ gia, hương liệu và chất bảo quản trong mì tôm khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, tăng áp lực lên dạ dày gây rối loạn chức năng dạ dày.

Lời khuyên cho bệnh nhân trào ngược dạ dày là không nên ăn nhiều mì tôm và ăn thường xuyên. Thay vào đó, nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất khoáng và protein lành mạnh.

Người bị trào ngược không nên ăn mì tôm, trừ trường hợp bắt buộc phải ăn.

IV. Hướng dẫn ăn mì tôm đúng cho người trào ngược dạ dày

Như vậy các bạn đã nắm được trào ngược dạ dày có nên ăn mì tôm không. Câu trả lời là không nhưng nếu muốn ăn, người bị trào ngược dạ dày nên áp dụng cách ăn dưới đây để giảm tác hại của mì tôm cho cơ thể và dạ dày:

1. Ăn kèm rau củ

Rau củ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bù lại sự thiếu hụt các dưỡng chất này của mì tôm. Chất xơ giúp hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.

2. Bổ sung các loại thịt, trứng

Khi ăn mì tôm, bệnh nhân trào ngược nên bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn, trứng để ăn kèm giúp bữa ăn cân bằng hơn. Điều này giúp giải quyết nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Người bị trào ngược ăn trứng cũng cần chú ý tới liều lượng chế độ ăn để đảm bảo không tác động xấu tới dạ dày.

3. Lưu ý khác

Một số lưu ý khi ăn mì tôm để tránh bệnh trào ngược dạ dày nặng hơn đó là:

  • Nên trần qua mì tôm trước khi nấu để loại bỏ chất béo có trong dầu chiên.
  • Hạn chế sử dụng cả gói gia vị có sẵn, chỉ nên dùng một nửa hoặc 2/3.
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ mì tôm trước khi nuốt.
  • Nước mì tôm chứa lượng dầu ăn và muối khá lớn nên bạn cần hạn chế uống.
  • Nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sau khi ăn mì tôm giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Nghỉ ngơi sau bữa ăn, tránh vận động mạnh, làm việc hoặc đi nằm ngay sau ăn.
Nên bổ sung thêm rau và thịt khi ăn mì tôm

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không là chỉ nên ăn khi không có các lựa chọn thay thế, tránh ăn liên tục trong thời gian dài. Khi ăn mì tôm cần ăn với rau củ, thịt, trứng để tránh thiếu hụt dinh dưỡng đồng thời giảm thiểu tác hại cho sức khỏe và dạ dày.

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.