Skip to main content

Bị viêm hậu môn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh viêm hậu môn khiến người bệnh bị đau hậu môn mà còn luôn có cảm giác mót rặn muốn đi vệ sinh dù cơ thể không có nhu cầu. Viêm loét vùng da hậu môn có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau, nếu không được điều trị và để kéo dài bệnh có thể gây biến chứng ung thư hậu môn rất nguy hiểm. Cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I – Viêm hậu môn là gì?

Bệnh viêm hậu môn là tình trạng vùng da ở hậu môn bị viêm nhiễm gây đau và tạo cảm giác mót rặn dù người bệnh không có nhu cầu đi tiêu. Một số trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân còn có thể xuất hiện tình trạng máu lẫn trong phân.

Bị viêm hậu môn là gìHình ảnh hậu môn bị viêm.

Viêm hậu môn (hay còn được gọi là viêm trực tràng) là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong khu vực hậu môn và trực tràng. Nó có thể là một bệnh lý đơn lẻ hoặc là một phần của một bệnh lý lớn hơn.

II – Nguyên nhân viêm hậu môn

Viêm hậu môn nguyên nhân do đâu? Viêm hậu môn ở trẻ em và viêm hậu môn trực tràng ở người lớn đều đến từ các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa, thay đổi hệ tiêu hóa, các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc nhiễm nấm, ký sinh trùng, lao,…

Ngoài ra, một số nguyên nhân tiềm ẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm hậu môn ở trẻ em và người lớn gồm:

  • Viêm đường ruột.
  • Nhiễm trùng qua đường tình dục.
Nguyên nhân viêm da quanh hậu môn là gì
Nguyên nhân viêm da quanh hậu môn là gì
  • Xạ trị trực tràng, tuyến tiền liệt.
  • Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
  • Viêm trực tràng.
  • Lạm dụng thực phẩm protein gây viêm.
  • Do bạch cầu ái toan trong niêm mạc trực tràng.

Xem thêm: Rách hậu môn nguyên nhân do đâu

III – Triệu chứng viêm loét vùng hậu môn

Viêm hậu môn triệu chứng ra sao? Triệu chứng nhận biết bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, viêm hậu môn được nhận biết dựa vào các triệu chứng lâm sàng xung quanh khu vực hậu môn cũng như các biểu hiện bất thường trong quá trình đi vệ sinh của bệnh nhân. Cụ thể gồm:

  • Chảy máu ở trực tràng.
  • Đi vệ sinh có chất nhầy. 
  • Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện dù không có nhu cầu.
  • Xuất hiện các cơn đau thắt ở vùng hậu môn và trực tràng. Cơn đau mạnh hơn với bệnh nhân bị viêm hậu môn do bệnh lậu, herpes simplex (1) và cytomegalovirus.
Bệnh nhân viêm hậu môn bị đau khi đi vệ sinh
Bệnh nhân viêm hậu môn bị đau khi đi vệ sinh
  • Hậu môn bị ngứa và kích thích.
  • Mót rặn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau khi đi vệ sinh. 

IV – Ai dễ bị viêm hậu môn? 

Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị viêm ống hậu môn, bệnh có thể xảy ra với bất cứ đối tượng thuộc mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ bị sưng viêm hậu môn cao hơn gồm:

  • Người bị viêm đường ruột: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
  • Người đã từng xạ trị ung thư gần trực tràng, tuyến tiền liệt hoặc buồng trứng. 
  • Những người có thói quen sinh hoạt không tốt như: nhịn đi ngoài, vệ sinh kém, uống không đủ nước, không ăn hoa quả, rau xanh, thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động…
Người bị bệnh viêm ruột, đã từng xạ trị, dùng kháng sinh bừa bãi có nguy cơ bị viêm hậu môn cao hơn người bình thường. 
Người bị bệnh viêm ruột, đã từng xạ trị, dùng kháng sinh bừa bãi có nguy cơ bị viêm hậu môn cao hơn người bình thường.
  • Sử dụng kháng sinh bừa bãi.
  • Viêm hậu môn ở trẻ em gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm mãn tính.
  • Những người dùng thực phẩm protein gây viêm.
  • Các đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn.

V – Viêm da hậu môn có nguy hiểm không? 

Theo các bác sĩ, khi người lớn hay bé bị viêm hậu môn thì không nên tự mua thuốc uống viêm hậu môn về chữa trị tại nhà bởi việc điều trị sai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất máu quá nhiều khi đi đại tiện gây thiếu máu.
  • Viêm loét hậu môn kéo dài có thể lan sang các vùng khác và gây nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm nhất là ung thư hậu môn – trực tràng.
  • Bên cạnh đó, viêm hậu môn gây ngứa hậu môn khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, làm suy giảm chất lượng sống.
Viêm hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu, thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng.
Viêm hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu, thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng.

VI – Cách chữa viêm da vùng hậu môn

Viêm ống hậu môn uống thuốc gì? Cách chữa viêm hậu môn tại nhà ra sao? Việc uống thuốc và điều trị viêm hậu môn thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng và giai đoạn bệnh. Cụ thể:

  • Điều trị viêm hậu môn do nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng virus hoặc thuốc nếu nguyên nhân do nhiễm virus.
  • Điều trị viêm hậu môn do xạ trị: Những trường hợp viêm hậu môn nhẹ do bức xạ có thể không cần điều trị. Trường hợp viêm hậu môn gây đau dữ dội và chảy máu thì cần phải can thiệp bằng cách sử dụng thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm chảy máu; tiêu diệt các mô bị hư hỏng bằng đốt điện hoặc các biện pháp điều trị khác.
  • Điều trị viêm hậu môn do bệnh viêm ruột: Với trường hợp này bệnh nhân chủ yếu uống thuốc điều trị viêm hậu môn để kiểm soát tình trạng viêm trực tràng. Nếu thuốc không đáp ứng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nhằm loại bỏ phần hư hỏng của đường tiêu hóa.

Viêm hậu môn uống thuốc gìViêm hậu môn do từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. 

VII – Cách phòng tránh viêm hậu môn

Viêm hậu môn có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, có thể gặp bệnh viêm hậu môn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già. Do đó việc chủ động phòng ngừa bệnh là vô rất cần thiết. Yumangel gợi ý: Đau hậu môn khi mang thai nguy hiểm không

Bạn có thể chủ động bệnh viêm hậu môn, bạn hãy xây dựng thói quen sống đảm bảo vệ sinh kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Cụ thể, cần hạn chế để hậu môn tiếp xúc với môi trường chứa vi khuẩn gây bệnh; hạn chế uống bia rượu, trà, cà phê; tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng. Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả, nước ép trái cây tươi; tích cực vận động mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau không kê đơn; tránh quan hệ tình dục không an toàn, nhất là qua đường hậu môn; điều trị triệt để các bệnh lý viêm nhiễm và nội khoa toàn thân…

Vệ sinh đảm bảo kết hợp chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh viêm hậu môn hiệu quả. 
Vệ sinh đảm bảo kết hợp chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh viêm hậu môn hiệu quả.

Khi có dấu hiệu viêm hậu môn, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám thay vì tự điều trị viêm hậu môn tại nhà. Vì việc sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ không những không làm thuyên giảm bệnh mà còn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho việc điều trị.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.