Rách hậu môn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt và cuộc sống. Đáng nói, nếu rách hậu môn bị kéo dài không điều trị có thể gây hoại tử hậu môn và làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
Mục lục
I – Rách hậu môn là gì?
Rách hậu môn là tình trạng có một vết rách nhỏ ở lớp niêm mạc mỏng của ống hậu môn. Vết rách này thường gây chảy máu và đau khi đi tiêu. Hiện tượng rách hậu môn xảy ra mọi độ tuổi nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ.
Hình ảnh vết rách ở hậu môn.
II – Biểu hiện hậu môn bị rách
Các triệu chứng rách hậu môn gồm:
– Nhìn thấy vết rách trên da ở quanh hậu môn.
– Đại tiện ra máu.
– Đau hoặc đau dữ dội khi đi tiêu.
– Cảm giác đau kéo dài sau khi đã đi tiêu nhiều giờ.
Vết rách ở hậu môn gây đau đớn, người bệnh đại tiện ra máu.
– Rát hoặc ngứa ở quanh vùng hậu môn.
– Da thừa hoặc nhú hậu môn phì đại trên vùng da quanh vết rách.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
III – Nguyên nhân rách hậu môn
Hậu môn bị rách do nhiều yếu tố tác động lên hậu môn gồm:
– Hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm.
– Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
– Thiếu máu tại chỗ khiến ổ loét không lành được.
– Do bệnh lý hậu môn – trực tràng: Trĩ, nứt kẽ hậu môn.
– Do chấn thương hậu môn: Sau cắt mổ trĩ, rặn khi sinh thường, hẹp hậu môn, phân quá lớn hoặc phân cứng.
– Bệnh Crohn hoặc bệnh lý viêm đại tràng, ung thư hậu môn – trực tràng.
– Do bệnh xã hội: HIV, giang mai.
– Rách hậu môn vì táo bón, rặn nhiều, rặn mạnh khi đại tiện.
– Đi cầu bị rách hậu môn ra máu do khô hậu môn.
– Đi cầu bị rách hậu môn do tiêu chảy kéo dài.
– Quan hệ tình dục đường hậu môn.
– Bị rách hậu môn sau sinh.
Rách hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị rách hậu môn gồm:
– Trẻ em: Trẻ bị rách hậu môn trong những năm đầu đời mà không có nguyên nhân.
– Người lớn tuổi: Nhiều người lớn tuổi bị rách hậu môn do sự giảm máu nuôi ở vùng hậu môn – trực tràng.
– Hậu sản: Phụ nữ bị rách hậu môn sau khi sinh trong thời kỳ hậu sản có thể do chế độ ăn uống quá kiêng khem quá mức gây táo bón.
– Người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn: Loại thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao, ăn ít chất xơ.
– Người thiếu hoặc ít vận động.
IV – Rách hậu môn có nguy hiểm không?
Rách hậu môn kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu vì đau đớn, ngứa ngáy mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Cụ thể:
– Hoại tử hậu môn.
– Tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
– Nhiễm trùng máu.
– Thiếu máu.
Rách hậu môn để kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Áp xe hậu môn.
– Rò hậu môn.
V – Bị rách hậu môn phải làm sao? Cách chữa rách hậu môn hiệu quả
Đa phần người bệnh bị nứt hậu môn được chữa lành bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Một số bệnh nhân bị nứt hậu môn có thể phải dùng thuốc hoặc cần phẫu thuật.
1. Điều trị nội khoa
Một số loại thuốc trị rách hậu môn được bác sĩ chỉ định như:
– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Sorbitol, Lactulose.
– Thuốc giảm đau tại chỗ: thuốc Lidocain dùng ngoài da Xylocaine Jelly.
– Thuốc điều trị huyết áp giúp thư giãn cơ thắt hậu môn: Dsùng ngoài da hoặc qua đường uống như Nifedipine, Diltiazem, Nitroglycerin Jelly.
– Thuốc giảm viêm hậu môn và chảy máu trực tràng do vết nứt: thuốc đặt hậu môn – trực tràng Diclofenac (Voltaren®); tiêm Botulinum toxin loại A (Botox®).
Đối với các loại thuốc chữa rách hậu môn kể trên, trước khi sử dụng người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Trong quá trình dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống.
2. Phẫu thuật rách ở hậu môn
Với các bệnh nhân bị nứt hậu môn mãn tính việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị cách trị rách hậu môn bằng phẫu thuật. Các bác sĩ tiến hành thủ thuật cắt bên cơ thắt giúp giảm đau và co thắt, đồng thời giúp vết nứt mau lành.
Một số bệnh nhân bị nứt hậu môn có thể phải dùng thuốc hoặc cần phẫu thuật.
Các nghiên cứu cho thấy, đối với trường hợp bệnh nhân nứt hậu môn mãn tính, phẫu thuật sẽ cho hiệu quả cao hơn so với điều trị nội khoa.
VI – Giải pháp phòng tránh rách hậu môn
Thay vì tìm cách điều trị rách hậu môn, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số cách dưới đây:
– Hình thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày.
– Không nên rặn quá mạnh khi đi đại tiện, dù là bị táo bón. Nên dùng nước muối ấm để thụt tháo phân.
– Vệ sinh hậu môn sau khi đi vệ sinh sạch sẽ và lau khô.
– Không dùng giấy thơm để lâu hậu môn.
– Giữ hậu môn luôn khô thoáng, không để bị ẩm ướt vì có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn.
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều hoa quả, ranh xanh; hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng;
– Không hút thuốc lá; hạn chế uống cà phê, bia rượu.
– Đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày.
– Tập luyện thể dục khoa học hàng ngày.
– Khi có dấu hiệu của bệnh viêm hậu môn cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm trùng nặng gây viêm loét và rò hậu môn.
Rách hậu môn nếu để kéo dài không điều trị có thể gây hoại tử hậu môn, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi có các các biểu hiện rách hậu môn đại tiện có máu, đau rát hậu môn… người bệnh không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Chưa có bình luận!