Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn: Chi tiết quy trình & Giải đáp thắc mắc

Thông thường, các vết nứt kẽ hậu môn có xu hướng tự lành trong 2-3 tuần sau khi người bệnh uống thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, một số trường hợp cần tiến hành phẫu thuật nứt kẽ hậu môn. Cùng Yumangel tìm hiểu trường hợp cần phẫu thuật, quy trình phẫu thuật và các thắc mắc liên quan đến phẫu thuật nứt kẽ hậu môn trong bài viết dưới đây!

I – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là như thế nào?

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn (phẫu thuật cắt bên cơ thắt trong) là thủ thuật nhằm tạo ra một đường cắt trên cơ vòng hậu môn giúp không bị co thắt nữa và có thời gian để chữa lành.

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là như thế nào

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là gì     

Ai nên thực hiện phẫu thuật nứt hậu môn? 

Phẫu thuật nứt hậu môn được chỉ định áp dụng điều trị cho các trường hợp bệnh nhân sau:

  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Bị nứt kẽ hậu môn nặng đã kéo dài trên 8 tuần với các vết nứt lớn, bị viêm nhiễm gây đau đớn, chảy máu hậu môn và tái phát nhiều lần.
  • Phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả: Người bệnh đã điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị nội khoa bằng thuốc nhưng không hiệu quả.

II – Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay, có 3 loại phẫu thuật được các bác sĩ sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn gồm:

Các phương pháp phẫu thuật

Cắt cơ vòng trong hậu môn một phần (LIS)

Phương pháp được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nứt kẽ hậu môn mạn tính. Kỹ thuật được thực hiện bằng cách tạo một đường rạch nhỏ bên cạnh hậu môn, sau đó cắt một phần cơ vòng trong để giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn. Tạo điều kiện cho vết nứt lành lại tự nhiên.

  • Hiệu quả: Giúp khỏi bệnh trên 90% trường hợp.
  • Biến chứng: Có thể gây đại tiện không tự chủ (rất hiếm, thường nhẹ).

Cắt bỏ vết nứt (Fissurectomy)

Fissurectomy là phương pháp loại bỏ hoàn toàn các tổ chức đã bị tổn thương và xơ hóa tại vùng vết nứt. Nguyên lý của kỹ thuật này là cắt bỏ mô viêm mạn tính, tổ chức xơ chai và các cấu trúc bệnh lý như polyp hậu môn hoặc nhú thịt, tạo điều kiện cho mô mới khỏe mạnh phát triển.

  • Hiệu quả: Thường áp dụng cho nứt kẽ hậu môn mạn tính có xơ hóa, polyp, nhú hậu môn.
  • Biến chứng: Thường ít biến chứng nhưng có thể kéo dài thời gian lành vết thương.

Ghép vạt da (Advancement Flap Surgery)

Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng một vạt da khỏe mạnh từ vùng lân cận để che phủ vùng khuyết hổng sau khi đã cắt bỏ mô xơ tại vết nứt. Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ và thời gian phục hồi lâu hơn.

  • Hiệu quả: Dùng cho trường hợp vết nứt lâu ngày, không lành, đã mổ nhiều lần.
  • Biến chứng: Có thể nhiễm trùng, hoại tử vạt da, nhưng hiếm gặp.

Các phương pháp khác (ít dùng)

Ngoài các phương pháp chính, còn có một số kỹ thuật khác ít được sử dụng:

  • Tiêm botox vào cơ vòng trong
  • Cắt bỏ trĩ kèm theo

III – Quy trình phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Quy trình phẫu thuật nứt kẽ hậu môn chi tiết phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật. Dưới đây là các bước cơ bản, thường áp dụng cho mọi kỹ thuật phẫu thuật nứt kẽ hậu môn, chỉ khác ở bước can thiệp cụ thể vào vùng bị nứt.

Quy trình phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

8 bước phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Bước 1: Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Bác sĩ tiến hành khám tổng quát và khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng kỹ lưỡng để đánh giá mức độ tổn thương.
  • Thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản, đông máu và sàng lọc các bệnh lý kèm theo.
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn cần thực hiện những gì để bước vào ca phẫu thuật, các nguy cơ có thể xảy ra và phương pháp chăm sóc sau mổ.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn hoàn toàn 6-8 tiếng trước giờ mổ và có thể được chỉ định thụt tháo nhẹ nhàng vùng hậu môn.

Bước 2: Gây tê hoặc gây mê

Lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe bệnh nhân và độ phức tạp ca mổ:

  • Gây tê tại chỗ cho các trường hợp đơn giản
  • Gây tê tủy sống cho các ca phức tạp hơn, hoặc gây mê toàn thân khi cần thiết.

Bác sĩ gây mê sẽ theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh hiệu trong suốt quá trình phẫu thuật.

Bước 3: Đặt tư thế phẫu thuật

Bệnh nhân được đặt tư thế sản khoa với hai chân được nâng cao và cố định bằng giá đỡ chuyên dụng, hoặc nằm nghiêng tùy theo lựa chọn của bác sĩ. Tư thế này giúp bộc lộ rõ ràng vùng hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát và thao tác phẫu thuật.

Bước 4: Làm sạch và sát trùng vùng mổ

Tiến hành sát khuẩn kỹ lưỡng vùng hậu môn và các vùng lân cận bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng theo quy trình chuẩn.

Bước 5: Can thiệp phẫu thuật chính

Thực hiện phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp cụ thể:

Tiến hành phẫu thuật

  • Cắt một phần cơ vòng trong hậu môn (lateral internal sphincterotomy).
  • Cắt bỏ tổ chức xơ chai, mô viêm quanh vết nứt (fissurectomy).
  • Tạo và kéo vạt da che phủ vết nứt (advancement flap).
  • Tiêm botox vào cơ vòng trong (chỉ định đặc biệt).

Nếu có polyp, nhú hậu môn, trĩ thì cắt bỏ phối hợp.

Bước 6: Kiểm tra cầm máu

Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ vùng phẫu thuật để đảm bảo không còn điểm chảy máu nào. Sử dụng các phương pháp cầm máu thích hợp như ép, đông điện hoặc khâu nếu cần thiết.

Bước 7: Xử lý vết mổ

  • Quyết định để vết mổ hở tự lành hoặc khâu lại tùy theo phương pháp phẫu thuật đã thực hiện và tình trạng tổ chức. Đa số các trường hợp được để hở để tự lành.
  • Đặt gạc nhỏ vào vùng mổ nếu còn thấm máu nhẹ, hoặc không đặt gạc nếu vùng mổ hoàn toàn khô.

Bước 8: Kết thúc và chăm sóc sau mổ

Theo dõi sát tình trạng bệnh nhân ngay sau mổ, đặc biệt chú ý đến mức độ đau, tình trạng chảy máu và dấu hiệu nhiễm trùng. Hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân về cách vệ sinh vùng mổ, chế độ ăn uống nhẹ nhàng và sử dụng thuốc giảm đau, thuốc mềm phân. Lên lịch tái khám định kỳ để theo dõi quá trình lành thương và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.

IV – Thắc mắc thường gặp về phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Thắc mắc thường gặp về phẫu thuật

Giải đáp thắc mắc thường gặp

1. Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có đau không? 

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn đau hay không phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, do bệnh nhân sẽ được gây tê vùng cần phẫu thuật nên bệnh nhân sẽ không phải chịu cảm giác đau đớn. Việc gây tê cũng giúp việc phẫu thuật nứt kẽ hậu môn hiệu quả và suôn sẻ hơn.

Để tránh tình trạng đau đớn, khó chịu và hạ chế tối đa rủi ro khi làm phẫu thuật nứt kẽ hậu môn, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành phẫu thuật.

2. Phẫu thuật nứt hậu môn bao lâu thì lành?

Thời gian vết mổ hậu môn lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể mức độ nặng nhẹ và cơ địa bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật, tay nghề bác sĩ cũng như cách chăm sóc sau mổ. Thời gian hồi phục có thể từ 6 – 12 tuần.

3. Chi phí phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Phẫu thuật nứt hậu môn bao nhiêu tiền? Chi phí phẫu thuật nứt hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở y tế thực hiện, bác sĩ phẫu thuật, thăm khám ban đầu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật và các chi phí tái khám…

Do đó, rất khó có thể đưa ra một con số cụ thể, người bệnh nên đến trực tiếp bệnh viện để được tư vấn.

V – Lưu ý sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Để rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ đồng thời giảm nguy cơ tái phát, bệnh nhân sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Lưu ý sau phẫu thuật

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn để phòng các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học như: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước; hạn chế ăn mặn, uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá tránh, đồ ăn cay nóng…
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách không nên ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, không nhịn đại tiện, không rặn quá mạnh gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Tránh thức quá khuya, cố gắng giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Tập luyện thể dục thể thao để giảm áp lực lên trực tràng…
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây truyền của các dạng nhiễm trùng và bệnh tật khác.

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn sau mổ, đặc biệt về vệ sinh và chế độ ăn uống. Với quy trình chuẩn hóa và theo dõi định kỳ, tỷ lệ thành công cao và biến chứng thấp, giúp bệnh nhân phục hồi hoàn toàn chức năng và chất lượng cuộc sống.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *