Skip to main content

Bụng yếu hay đau bụng: Nguyên nhân và giải pháp

Bụng yếu hay đau bụng kèm theo đi ngoài, đầy hơi, phân sống… gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này.

I. Tình trạng bụng yếu hay đau bụng là gì?

Bụng yếu hay đau bụng là tình trạng bụng yếu và hệ tiêu hóa kém gây đau bụng. Ngoài đau bụng, bụng yếu còn kèm theo một số dấu hiệu khác như:

  • Đầy hơi. 
  • Sôi bụng. 
  • Ợ chua. 
  • Khó tiêu. 
  • Đau quặn bụng. 
  • Đi ngoài thất thường.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Chán ăn. 
Bụng yếu hay bị đau bụng kèm theo đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu…

II. Nguyên nhân khiến bụng yếu hay đau bụng

Tình trạng bụng yếu hay đau bụng kèm theo đi ngoài hoặc tiêu chảy liên tục có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:

1. Do nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn

Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn là nguyên nhân phổ biến gây ra những vấn đề ở hệ tiêu hóa. Một số người nhạy cảm hoặc bị dị ứng với một số loại thực phẩm sẽ gây ra phản ứng dị ứng của cơ thể khi ăn vào như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn…  

2. Do thói quen ăn uống không khoa học

Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn; ăn đồ tái, sống; bỏ ăn, ăn uống thất thường; ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, chua; nghiện bia rượu… cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, bụng yếu hay đau bụng.

3. Do hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích dễ gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu và tính chất phân. 

Cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích không thường là đau dọc khung đại tràng, cảm giác đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc đôi khi chưa ăn xong đã có cảm giác đau, khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng và thuyên giảm sau khi đi tiêu.

4. Do sự serotonin tích tụ quá mức

Sự bài tiết và tích tụ quá mức của serotonin ở nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc hệ thống tiêu hóa có thể gây đau bụng và tiêu chảy kéo dài.

5. Do dư thừa khí methane trong ruột già

Tình trạng dư thừa khí methane trong ruột già dẫn đến rối loạn tiêu hóa làm khởi phát các cơn đau bụng. 

6. Do uống nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng vô tình tiêu diệt cả khi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Hậu quả là gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến người dùng kháng sinh rất dễ bị bụng yếu hay đau bụng, tiêu chảy.

7. Do căng thẳng tâm lý

Tâm trạng thường xuyên chán nản, buồn phiền, lo lắng, căng thẳng kéo dài có là khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị rốn loạn khiến bụng yếu và hay đau bụng.

Bụng yếu hay đau bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân bệnh lý

III. Bụng yếu hay đau bụng nên làm gì? 

Khi gặp phải tình trạng bụng yếu hay đau bụng kéo dài, cách tốt nhất bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp can thiệp phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì việc làm này có thể khiến tình trạng nặng hơn. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bụng yếu hay đau bụng nên chú ý chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm để giúp cân bằng và phục hồi đường ruột khỏe mạnh. Cụ thể là:

  • Xác định và loại bỏ các thực phẩm gây khó chịu, ảnh hưởng đến niêm mạc, giúp đường tiêu hóa được nghỉ ngơi và có cơ hội chữa lành.
  • Ăn chín, uống sôi để ngăn chặn vi khuẩn có hại vào đường ruột. Không ăn thức ăn chưa chín kỹ và tái sống như rau sống, gỏi, nộm,…
  • Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm và uống đồ uống giúp hỗ trợ đường ruột như: prebiotic, thực phẩm lên men, thức ăn giàu chất xơ… giúp bổ sung và hình thành hệ vi sinh vật có lợi. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngoài nước lọc bạn uống trà gừng, hoa cúc, bạc hà hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời cải thiện tình trạng bụng yếu hay đau bụng.
  • Cố gắng giảm thiểu áp lực công việc để tránh bị stress căng thẳng kéo dài.
  • Duy trì luyện tập thể thao hàng ngày giúp tăng lượng máu lên não, kích thích tiết ra hormone kích thích hệ thần kinh. Điều này tác động tích cực tới tâm trạng đồng thời ngăn chặn sản xuất quá mức axit dạ dày.
Tình trạng bụng yếu hay đi bụng đi ngoài kéo dài nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp

IV. Bụng yếu hay đau bụng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bụng yếu hay đau bụng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm túi thừa… Vậy người bụng yếu hay đau bụng nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng tiêu hóa?

1. Bụng yếu hay đau bụng nên ăn gì?

Khi bụng yếu, bạn sẽ gặp phải các vấn đề như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy làm suy giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Để tránh cơ thể bị suy nhược do thiếu chất, bạn cần có chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý để cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe. 

Dưới đây là danh sách những thực phẩm người bụng yếu hay đau bụng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Sữa chua: Sữa chua giàu vi khuẩn axit lactic rất có lợi cho đường ruột. Tiêu thụ sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và làm giảm nguy cơ bị rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Nấm sữa: Tác dụng của nấm sữa tương tự như sữa chua. Nấm sữa giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa và viêm ruột. 
  • Thì là: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong cây thì là giúp cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón. Mặt khác, thì là còn chứa các chất có tác dụng giảm co thắt cơ trơn trong hệ tiêu hóa, tư đó làm giảm triệu chứng ợ hơi, đau dạ dày, đầy hơi…
  • Táo: Loại quả này giày chất xơ hòa tan – pectin có lợi cho hệ tiêu hóa. Sau khi được chuyển xuống ruột kết, chất xơ trong táo sẽ được lợi khuẩn phân hủy giúp làm tăng khối lượng phân, ngăn ngừa táo bón hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, ăn táo còn làm giảm nguy cơ viêm ruột kết, nhiễm trùng đường ruột và các loại rối loạn tiêu hóa khác.
  • Đu đủ: Enzyme papain trong đu đủ có khả năng tiêu hóa protein và giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, những người bụng yếu hay đau bụng nên ăn đu đủ mỗi ngày.
  • Rau xanh: Hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan trong rau xanh giúp đẩy nhanh quá trình tạo phân, hạn chế táo bón. Ngoài ra, rau xanh còn có magie có khả năng hỗ trợ cải thiện các cơn co thắt ở đường tiêu hóa. Loại đường trong rau xanh cung cấp dinh dưỡng cho lợi khuẩn và cân bằng môi trường vi sinh đường ruột.
  • Ngũ cốc: Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho hệ tiêu hóa như yến mạch, hạt quinoa, các sản phẩm từ lúa mì nguyên chất. Chất xơ có trong ngũ cốc giúp giảm táo bón, các thành phần khác giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn có trong đường ruột.
  • Hạt chia: Hạt chia khi đi vào cơ sẽ tạo ra một loại chất giống như gelatin trong dạ dày. Chất xơ trong hạt chia hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột và thúc đẩy nhu động ruột giảm táo bón.
  • Cá hồi: Loại cá này có hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào có tác dụng giảm các triệu chứng viêm và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. 
  • Nước hầm xương: Gelatin trong nước hầm xương có khả năng cải thiện viêm ruột và bảo vệ hoạt động của thành ruột. 
  • Kombucha: Người có bụng yếu nên uống Kombucha thường xuyên. Hỗn hợp lên men giữa các chủng vi khuẩn, men, trà xanh hoặc trà đen tạo ra kombucha. Quá trình lên men sẽ sản sinh một chủng vi khuẩn có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, kombucha còn giúp nhanh lành vết loét dạ dày nếu sử dụng thường xuyên.
  • Uống đủ nước: Bổ sung đủ cũng rất quan trọng để hồi phục hệ tiêu hóa khi bụng dạ yếu. Bạn nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước và thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa người bụng yếu nên ăn

2. Bụng yếu hay đau bụng kiêng ăn gì?

Người bụng yếu hay đau bụng muốn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cần chú ý kiêng ăn các thực phẩm/thức ăn dưới đây:

  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Một số người mắc hội chứng bất dung nạp lactose  không nên uống sữa và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ sữa,…
  • Thức ăn sống hoặc tái: Bụng yếu hay đau bụng có thể bị vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh đường ruột. Để khắc phục và phòng ngừa, bạn nên ăn chín uống sôi, không nên ăn các món ăn sống hoặc tái như: rau sống, gỏi, nem chua, sushi…
  • Thức ăn cay nóng: Nhóm thức ăn cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt… gây kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến đau bung, khó tiêu, đầy hơi…
  • Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Các loại thức ăn này không chỉ có hàm lượng chất béo cao mà còn chứa phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu… Tất cả những thành phần này đều không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Rượu bia: Uống nhiều rượu bia không chỉ làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày gây trào ngược mà còn tác động đến hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Thực phẩm có chất ngọt nhân tạo: Theo thống kê, có khoảng 60 – 70% người tiêu thụ các thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo bị đầu hơi và tiêu chảy. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, những loại chất ngọt này còn làm tăng số lượng vi khuẩn có hại cho đường ruột.
  • Đồ ăn ngọt: Đồ ăn có hàm lượng đường cao có thể làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi, làm nghiêm trọng hơn tình trạng bụng yếu hay đau bụng. Do vậy, bạn nên tránh ăn đồ ngọt, uống nước hoa quả đóng chai, các loại hoa quả nhiều đường.
  • Tránh ăn đồ ăn cũ: Các đồ ăn cũ ngay cả khi bảo quản ở trong tủ lạnh vẫn có thể bị nhiễm các vi khuẩn, vi rút từ môi trường bên ngoài. Do đó, người bị bụng yếu hay đau bụng nên tránh ăn các thực phẩm/thức ăn đã cũ. Nếu ăn cần đun sôi kỹ trước khi ăn.
Những thực phẩm người bị bụng yếu hay đau bụng không nên ăn

V. Bụng yếu hay đau bụng khi nào cần thăm khám?

Tình trạng bụng yếu hay đau bụng nếu chỉ thi thoảng xuất hiện và tự hết thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng xuất hiện liên tục và kéo dài, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Đặc biệt, bạn nên đi thăm khám ngay khi tình trạng bụng yếu hay đau bụng kèm với các dấu hiệu sau: 

  • Đau quặn bụng. 
  • Đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng.
  • Ợ chua, chán ăn.
  • Đi ngoài thất thường, phân sống. 
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Sụt cân không rõ lý do.

Bụng yếu hay đau bụng nếu để kéo dài sẽ gây chán ăn, ăn không ngon khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược và mệt mỏi. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám sớm khi tình trạng không cải thiện dù đã thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.