Skip to main content

Mách bạn cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả nhất 

Trong cả Đông y cũng như Tây y, nghệ và mật ong đều được xem là hai thành phần tốt cho dạ dày, được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị dạ dày ở nhiều nơi trên thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả nhất nhé!

Đau dạ dày là tình trạng đau âm ỉ và khó chịu, chủ yếu đau ở vùng vùng thượng vị (vùng nằm trên rốn và dưới xương ức); đau vùng bụng giữa (vùng quanh rốn) và đau vùng bụng dưới phía bên trái. Cơn đau tăng khi người bệnh ăn quá no, để bụng quá đói hoặc bị căng thẳng.

Bệnh đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa như đau vùng thượng, ợ hơi, buồn nôn, ợ chua, chán ăn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Thông thường, đau dạ dày nặng thường được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với trường hợp đau dạ dày nhẹ và mới khỏe phát, người bệnh có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt kết hợp dùng các bài thuốc thảo dược tự nhiên chữa đau dạ dày, trong đó có nghệ và mật ong.

I. Tại sao nghệ với mật ong chữa đau dạ dày?

Bạn đã từng nghe và áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày từ mật ong và nghệ nhưng có thể chưa biết chính xác lý do tại sao. Thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lý do tại sao nghệ kết hợp với mật ong giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả. 

1. Công dụng chữa đau dạ dày của nghệ

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có củ dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, sinh sống ở mức nhiệt từ 20 độ C đến 30 độ C đồng thời cần  một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. 

  • Tên khoa học: Curcuma longa
  • Bộ (ordo): Zingiberales
  • Chi (chi): Nghệ
  • Vương quốc: Thực vật 
  • Họ (familia): Zingiberaceae
  • Loài (species): C. longa
  • Phân họ (subfamilia): Zingiberaceae
  • Các loại nghệ: Nghệ vàng, nghệ đỏ và nghệ đen. Trong đó nghệ vàng được sử dụng nhiều nhất trong chữa đau dạ dày.
Nghệ là một loại gia vị phổ biến
Nghệ là một loại gia vị phổ biến

Nghệ là một loại gia vị phổ biến, thường được sử dụng để tạo hương vị hoặc tạo màu cho bột cà ri, mù tạt, bơ và pho mát. Vì chất curcumin và các hóa chất khác trong nghệ có thể làm giảm sưng nên nó thường được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến đau và viêm.

Các nghiên cứu gần đây đã xác định chính xác, hoạt chất chính trong nghệ là curcumin (tinh thể màu tím, nâu đỏ). Ngoài ra, nghệ tươi còn chứa 1-5% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm; 1% carbon chưa no, 5% paratolyl methylcacbinol, 1% chất hữu cơ, tinh bột, chất béo, canxi oxalat…

Thành phần quý giá nhất của nghệ là hàm lượng curcumin, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, có khả năng giải độc gan và kích thích bài tiết mật. Hơn nữa, nghệ còn là bài thuốc dân gian chữa các bệnh như đau dạ dày, hen suyễn, chữa bệnh Alzheimer, tiểu đường…

Theo Đông y, củ nghệ có vị đắng, tính ôn, có tác dụng phá huyết tích, thông mật, sát khuẩn, diệt nấm, trị sẹo. Các nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy, tác dụng của nghệ trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày bao gồm:

1.1. Chống viêm 

Hoạt chất chính trong nghệ là chất curcumin có khả năng kiểm soát tình trạng viêm hiệu quả, thậm chí còn tốt hơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Aspirin và ibuprofen theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Oncogene – Mỹ.

Trang health.com cho hay, một đánh giá được công bố vào năm 2015 về bảy thử nghiệm lâm sàng đã xem xét nghệ và stress oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các hóa chất có hại và chất chống oxy hóa). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc bổ sung bột nghệ trong hơn sáu tuần dẫn đến ít dấu hiệu căng thẳng oxy hóa hơn và tăng chất chống oxy hóa.

1.2. Giảm đau và sự hình thành các vết loét ở dạ dày

Hầu hết các bệnh nhân bị đau dạ dày, loét dạ dày, đau dạ dày đều phải đối mặt với những cơn đau dữ dội do vết loét hình thành ở dạ dày và nghệ được coi là vị cứu tinh tuyệt vời. 

Curcumin trong nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, bổ sung cho niêm mạc dạ dày một lớp màng bảo vệ. Đồng thời giúp làm lành vết loét hiện có. đồng  và giảm thiểu hình thành vết loét mới, từ đó giảm kích ứng dạ dày gây khó chịu, đau nhức cho người bị đau dạ dày. 

1.3. Kích thích sản sinh mật hỗ trợ hệ tiêu hóa 

Nghệ còn có khả năng kích thích tiết mật nhiều hơn từ túi mật, có tác dụng tăng cường tiêu hóa thức ăn, đồng thời hấp thu chất béo và chất dinh dưỡng. 

Mật giúp hỗ trợ và giảm bớt công việc của dạ dày, nhất là khi dạ dày đang trong tình trạng đau đớn, loét.

1.4. Giảm đầy hơi, khắc phục chướng bụng 

Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng chướng bụng, ợ chua do có quá nhiều khí trong dạ dày. Nghệ được chứng minh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày, làm dịu hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng đầy hơi, ợ hơi hiệu quả.

1.5. Giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và lo âu

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến và nghiêm trọng, gây ra cảm giác buồn bã, năng lượng thấp, chán ăn và đau dạ dày. Gần 17% mọi người sẽ bị trầm cảm trong đời, thường là ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi 20.

Một đánh giá được công bố vào năm 2020 về 9 nghiên cứu đã xem xét tác động của nghệ đối với chứng trầm cảm và lo lắng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng,  những người bổ sung nghệ đã thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể. 

Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm đau và sự hình thành các vết loét ở dạ dày.
Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm đau và sự hình thành các vết loét ở dạ dày.

Với những công dụng trên, có thể khẳng định nghệ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

2. Công dụng chữa đau dạ dày của mật ong

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Mật ong thường được dùng để làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh.

  • Tên tiếng Việt: Mật ong.
  • Tên gọi khác: Bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật.
  • Tên khoa học: Apis mellifera L
  • Màu sắc: Màu sắc trong mật ong lỏng thay đổi từ trong và không màu (như nước) đến màu hổ phách sẫm hoặc đen. Các màu của mật ong về cơ bản là tất cả các sắc thái của màu vàng và hổ phách. Những màu ít phổ biến hơn là màu vàng tươi (hướng dương), hơi đỏ (hạt dẻ), hơi xám (bạch đàn) và hơi xanh lá cây.
  • Các loại mật ong phổ biến bao gồm: mật ong rừng; mật ong hoa cà phê, cao su, ca cao; mật ong hoa tràm; mật ong từ hoa cam, quýt; mật ong hoa bạc hà, hoa anh túc, bạch đàn; mật ong bơ, kiều mạch, việt quất.

USDA (Bộ Nông Nghiệp Mỹ) cung cấp thông tin dinh dưỡng trong 1 thìa canh (21 gam) mật ong gồm: 64 kcal, 17g carbohydrate, 17 đường; 0,1g chất đạm; 10,9mg kali; 0,1mg sắt và 1,3mg canxi.

Ngoài dùng trong thực phẩm, mật ong đã được sử dụng làm thuốc trong suốt quá trình lịch sử. Mật ong nguyên chất rất giàu chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, đồng thời hoạt động như một loại men vi sinh, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa để giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Mật ong thậm chí còn giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương và làm dịu cơn đau họng.

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên được làm giàu với nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, glucose và levulose nguyên chất hỗ trợ tiêu hóa hợp lý và giúp chống buồn nôn. Mật ong cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa bao gồm trào ngược axit và loét dạ dày.

Mật ong thường được dùng để làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh.
Mật ong thường được dùng để làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông Y, mật ong có tính bình, giúp thanh nhiệt, nhuận táo, hoạt trường, tăng sức đề kháng, giảm đau, hỗ trợ ăn ngon ngủ được. Tác dụng của mật ong trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày theo các nghiên cứu Y học hiện đại gồm:

2.1. Đặc tính chống oxy hóa và gốc tự do

Một bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho hay, mật ong vừa là chất chống oxy hóa vừa là chất loại bỏ gốc tự do. 

Trong khi đó, một phần nguyên nhân gây đau dạ dày là do các gốc tự do làm tổn thương tế bào lót đường tiêu hóa. Vì vậy mật ong sẽ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng cách loại bỏ các gốc tự do.

2.2. Kết cấu đặc trưng bảo phủ dạ dày

Nhờ kết cấu độc đáo, mật ong có khả năng bao phủ tốt hơn màng nhầy của dạ dày, giảm axit, góp phần điều trị đau dạ dày.

3. Giảm viêm

Mật ong còn có tác dụng giảm viêm ở dạ dày và thực quản nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên.

4. Hỗ trợ chữa lành vết thương

Keo ong, một thành phần trong mật ong, được tạo thành từ 50% nhựa, 30% sáp, 10% tinh dầu, 5% phấn hoa và 5% các hợp chất hữu cơ khác. 

Keo ong ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do và thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen – cả hai đều có lợi cho việc chữa lành vết thương.

5. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Các nghiên cứu cho thấy, chất phytochemical và flavonoid trong mật ong  có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong cơ thể. 

6. Làm dịu dạ dày 

Mật ong nguyên chất còn giúp làm dịu dạ dày và giảm các triệu chứng tiêu chảy và táo bón.

Nhờ kết cấu độc đáo, mật ong có khả năng bao phủ tốt hơn màng nhầy của dạ dày, giảm axit, góp phần điều trị đau dạ dày.
Nhờ kết cấu độc đáo, mật ong có khả năng bao phủ tốt hơn màng nhầy của dạ dày, giảm axit, góp phần điều trị đau dạ dày.

Có thể thấy, cả nghệ và mật ong đều có nhiều tác dụng đối với dạ dày cũng như bệnh đau dạ dày. Vì vậy, kết hợp nghệ và mật ong , làm giảm đi nồng độ acid trong dạ dày và tăng cường dịch nhầy của niêm mạc, giúp người bệnh xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Để biết cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả và an toàn, bạn hãy cùng đến phần II của bài viết nhé!

II. Cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày

Người bị dạ dày có thể dùng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ kết hợp với mật ong đều có tác dụng chữa đau dạ dày. Dưới đây là chi tiết từng cách

1. Dùng nghệ tươi kết hợp với mật ong 

Dùng nghệ tươi kết hợp với mật ong được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo 1 trong 3 cách sau:

1.1. Cách 1 – Nước cốt nghệ pha mật ong

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ vàng tươi, 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất. 
  • Sơ chế: Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào giã nát. Vắt lấy 3 muỗng nước cốt nghệ. 
  • Cách pha và uống: Trộn nước nghệ và mật ong vào 100ml nước ấm. Uống 2 lần/ngày sau bữa cơm trưa và tối 30 phút. Nên uống liên tục trong 2 tháng.

1.2. Cách 2 – Nước nghệ nấu pha mật ong

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ vàng tươi và 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất 
  • Sơ chế: Nghệ cạo vỏ, rửa sạch rồi thái từng lát mỏng. Cho nghệ vào đun sôi cùng 500l nước trong khoảng 5- 7 phút để cho các dưỡng chất tiết hết ra. 
  • Cách pha và uống: Chờ nước nghệ bớt nóng, còn khoảng 40-45 độ thì cho mật ong vào khuấy đều lên và uống. nên uống hết trong ngày, chia làm 2-3 lần uống. Nên uống sau bữa ăn và uống liên tục 1-2 tháng.

1.3. Cách 3: Trà nghệ mật ong

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Sơ chế: Nghệ đem cạo và rửa sạch sau đó cắt thành từng lát mỏng. Cho vào ấm, đổ nước sôi ngập gừng và ngâm trong khoảng 5 phút. 
  • Cách pha và uống: Thêm mật ong vào trà nghệ khuấy đều lên. Uống nước khi còn ấm, nên uống sau bữa ăn và liên tục trong 1 tháng hoặc đến khi đau dạ dày khỏi. 

1.4. Nghệ tươi ngâm mật ong

  • Chuẩn bị: 500g nghệ tươi, 500ml mật ong.
  • Cách chọn nghệ: Chọn củ nghệ không quá già cũng không quá non
  • Sơ chế nghệ: Nghệ sau loại bỏ những phần hỏng, để nguyên vỏ rồi rửa sạch. Cắt nghệ thành từng lát mỏng để ngâm nhanh hơn, càng mỏng càng tốt. Phơi nghệ ra ngoài trời nắng khoảng 1 tiếng để nghệ ráo sạch nước.
  • Cách ngâm: Cho nghệ vào lọ thủy tinh, đổ mật ong vào sao cho ngập hết nghệ. Sau đó đậy kín và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể mang ra sử dụng.
  • Cách dùng: Mỗi lần sử dụng lấy 2 thìa cà phê mật ong cùng 1 – 2 lát gừng ăn và uống trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể pha với nước ấm. Mỗi ngày dùng 1 lần sau bữa ăn.
Nghệ tươi ngâm mật ong chữa đau dạ dày. 
Nghệ tươi ngâm mật ong chữa đau dạ dày.

2. Dùng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong

Ngoài nghệ tươi, người bị đau dạ dày cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong. Cách dùng này cũng có tác dụng tương tự như nghệ tươi và mật ong.

2.1. Tinh bột nghệ pha mật ong và nước ấm 

  • Chuẩn bị: 250ml nước ấm khoảng 40-45 độ C, 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Cách pha và uống: Cho tinh bột nghệ và mật ong vào cốc rồi đổ nước ấm vào. Khuấy đều lên cho tới khi thu được hỗn hợp đồng nhất. Uống nước ngay sau khi pha để tăng hiệu quả.
  • Lượng uống: Với cách chữa đau dạ dày này, bạn có thể uống 1-2 ly trong ngày để cho kết quả điều trị bệnh hữu hiệu.

2.2. Tự làm viên nghệ mật ong

  • Chuẩn bị: Khoảng 120g tinh bột nghệ, 60g mật ong nguyên chất. 
  • Thực hiện: Cho tinh bột nghệ và mật ong vào thau sạch. Dùng tay trộn đều lên rồi vo thành từng viên nhỏ (khoảng 5g). Cho viên nghệ mật ong vào trong lọ thủy tinh, bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng lần.

Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày đối với công thức này như sau:

– Trường hợp đau dạ dày nặng: Dùng liên tục khoảng 40 ngày mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3-5 viên.

– Trường hợp đau dạ dày nhẹ: Dùng liên tục 5-10 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên để có kết quả tốt nhất.

Người bệnh có thể tự làm viên nghệ mật ong chữa đau dạ dày. 
Người bệnh có thể tự làm viên nghệ mật ong chữa đau dạ dày.

III. Lưu ý khi pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày

Khi pha và sử dụng nghệ kết hợp với mật ong chữa đau dạ dày, người bệnh cần chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cũng như nhận được hiệu quả chữa bệnh cao nhất. 

Những lưu ý khi pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày gồm:

1. Tuân thủ liều lượng

Việc dùng nghệ và mật ong quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chảy máu, vàng răng, tăng đường huyết Do đó, khi pha nghệ và mật ong chữa đau dạ dày cần đảm bảo đúng liều lượng theo hướng dẫn:

  • Nghệ: Uống nghệ tươi hoặc dùng tinh bột nghệ cũng cần đủ liều lượng, dùng nhiều quá cũng không tốt. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt lượng nghệ an toàn là từ 4.000–8.000 mg/ngày. Nếu dùng ở dạng chiết suất, nồng độ curcumin cao hơn nhiều nên cần giảm lượng.
  • Mật ong: Mỗi ngày chỉ dùng 10 – 30g (1 muỗng) mật ong nguyên chất và 1 tuần có thể  dùng 7 – 10 muỗng là đủ.

2. Nhiệt độ của nước

Nhiệt độ của nước rất quan trọng trong quá trình pha tinh bột nghệ và mật ong. Nước ấm có thể giúp tinh bột nghệ hòa tan tốt hơn và tăng khả năng hấp thụ curcumin. 

Tuy nhiên, nhiệt độ của nước quá cao có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng và tác dụng của tinh bột nghệ cũng như mật ong khi pha chế, hương vị cũng kém ngon. 

Theo khuyến cáo của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), không nên đun nóng mật ong vì có thể làm mất đi các enzym và dưỡng chất vốn có của nó hoặc gây ra tác dụng phụ. Thậm chí, việc tiêu thụ mật ong đã nấu chín có thể gây mê sảng hoặc tử vong.

Vì vậy, khi pha tinh bột nghệ và mật ong chữa đau dạ dày, bạn nên dùng nước ấm ở mức nhiệt khoảng từ 40 –  50 độ C để đảm bảo sự hòa tan và duy trì các thành phần dinh dưỡng trong tinh bột nghệ cũng như mật ong.

Cũng không nên pha tinh bột nghệ và mật ong với nước lạnh hoặc nước nguội. Vì  tinh bột nghệ bị vón cục và  curcumin – thành phần chính của tinh bột nghệ sẽ rất khó hòa tan.

3. Lượng nước

Lượng nước cần sử dụng khi pha tinh bột nghệ với mật ong theo khuyến cáo là khoảng 240ml nước/1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ. Đây là tỉ lệ giúp tinh bột nghệ đạt được khả năng hòa tan tốt nhất. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể điều chỉnh lượng tinh bột nghệ hoặc nước sôi theo sở thích cá nhân.

Chỉ nên pha tinh bột nghệ với mật ong cùng nước ấm khoảng 40 đến 45 độ C. 
Chỉ nên pha tinh bột nghệ với mật ong cùng nước ấm khoảng 40 đến 45 độ C.

IV. Cẩn trọng khi dùng nghệ với mật ong chữa đau dạ dày

Uống nghệ và mật ong có tác dụng chữa trị đau dạ dày nhưng phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi người bệnh dùng đúng cách. Vì vậy, người việc tuân thủ cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày, bạn cần chú một số vấn đề khác dưới đây khi áp dụng phương pháp này:

1. Thời điểm uống

Người bị đau dạ dày có thể uống nghệ với mật ong vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng tốt nhất là vào sáng sớm, trước bữa ăn, sau bữa ăn. Cụ thể:

  • Uống vào sáng sớm: Uống nghệ với mật ong vào sáng sớm trước bữa ăn 30 phút có tác dụng làm sạch và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, còn giúp cơ thể mạnh khỏe, tránh cảm giác mệt mỏi, đói bụng, giúp tinh thần thoải mái và phòng tránh bệnh dạ dày tương đối tốt.
  • Uống trước bữa ăn: Uống nghệ và mật ong vào trước bữa ăn bất kỳ trong vòng 30-45 phút sẽ giúp giảm lượng acid trong dạ dày, tránh gây kích thích niêm mạc, từ đó cơn đau dạ dày cũng được cải thiện đáng kể.
  • Uống sau bữa ăn: Người bị đau dạ dày cũng có thể uống nghệ và mật ong sau bữa ăn khoảng 1 giờ cũng rất tốt. Uống vào thời điểm này giúp hệ tiêu hóa thuận lợi hơn, do nghệ có khả năng tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp bụng nhẹ hơn sau khi ăn.

Ngoài 3 thời điểm lý tưởng trên, người bị dạ dày cũng có thể uống nghệ với mật ong vào một số thời điểm khác như:

– Vào buổi chiều: Uống vào thời điểm này giúp cơ thể bổ sung năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, giúp tinh thần trở nên tỉnh táo hơn và phòng ngừa bệnh dạ dày.

– Trước khi đi ngủ: Nghệ mật ong giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi nên nếu uống vào thời điểm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Người bị đau dạ dày có thể uống nghệ với mật ong vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng tốt nhất là vào sáng sớm, trước bữa ăn, sau bữa ăn. 
Người bị đau dạ dày có thể uống nghệ với mật ong vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng tốt nhất là vào sáng sớm, trước bữa ăn, sau bữa ăn.

2. Tác dụng phụ khi lạm dụng

Uống nghệ và mật ong với lượng phù hợp không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng, bạn có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ sau:

  • Chảy máu: Một số hợp chất trong nghệ, nếu tiêu thụ quá mức, có thể làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến chảy máu. Vì vậy, hãy cẩn thận khi dùng nghệ nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.
  • Tiêu chảy và buồn nôn: Những người dùng nghệ và mật ong với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi và buồn nôn.
  • Đau bụng: Nghệ tươi có tính cay (đối với nghệ tươi) nên khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra đau bụng. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng thay thế bằng tinh bột nghệ khi kết hợp với mật ong chữa đau dạ dày.
  • Ố vàng răng: Tinh bột nghệ có tính nhuộm màu mạnh nên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây ố vàng răng.
  • Giảm khả năng chống viêm: Tiêu thụ curcumin trong nghệ với liều cao còn kích thích tuyến thượng thận tiết ra cortisone – một chất có đặc tính chống viêm cao. Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều nghệ khả năng chống viêm của cơ thể sẽ giảm xuống. 

3. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu dùng dài lâu

Không nên tự ý áp dụng cách uống tinh bột nghệ và mật ong chữa đau dạ dày trong thời gian dài. Nếu muốn dùng với mục đích chữa đau dạ dày nói riêng và chữa bệnh nói chung, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.

Một thực tế cho thấy, nhiều người thần thánh hóa giải pháp chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ với mật ong nên sử dụng một cách vô tội vạ không đúng liều lượng, giờ giấc, dẫn tới bệnh tình nguy hiểm hơn.

4. Tương tác thuốc 

Tương tác thuốc tiềm ẩn của nghệ và mật ong:

  • Nghệ: Củ nghệ được biết là làm giảm khả năng hấp thụ một số loại thuốc của cơ thể, như thuốc điều trị ung thư hoặc bệnh tim. Nghệ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ khi dùng chung với thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc dị ứng.
  • Mật ong: Mật ong có thể tương tác với thuốc chống đông máu/thuốc chống tiểu cầu và có thể làm chậm quá trình đông máu. Nếu mật ong được tiêu thụ cùng với các loại thuốc này, nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím. Mật ong có thể tương tác với phenytoin và có thể làm tăng lượng phenytoin được cơ thể hấp thụ.

5. Thực phẩm tránh kết hợp 

Nếu bạn chữa đau dạ dày bằng nghệ kết hợp với mật ong, hãy nhớ không ăn cùng các loại trái cây nhiều chất xơ hoặc các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, hoạt chất. chất kích thích. 

Bởi kết hợp với các thực phẩm kể trên có thể kết hợp với các thành phần của mật ong, nghệ gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. 

6. Đối tượng cần thận trọng

Phụ nữ mang thai không nên điều trị đau dạ dày bằng nghệ hoặc uống tinh bột nghệ với mật ong. Một số đối tượng khác cũng không nên áp dụng cách trị bệnh này gồm:

  • Người có vấn đề về túi mật.
  • Người bị rối loạn chảy máu.
  • Người bị tiểu đường.
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Người vô sinh.
  • Người bị thiếu sắt, bệnh gan.
  • Người bị  nhạy cảm với hormone và rối loạn nhịp tim. 
  • Những người chuẩn bị phẫu thuật.
  • Trẻ dưới 1 tuổi.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người bị dị ứng phấn hoa. 
Phụ nữ mang thai cần hạn chế, thậm chí không điều trị đau dạ dày bằng nghệ hoặc uống tinh bột nghệ với mật ong. 
Phụ nữ mang thai cần hạn chế, thậm chí không điều trị đau dạ dày bằng nghệ hoặc uống tinh bột nghệ với mật ong.

7. Thăm khám bác sĩ kịp thời 

Để điều trị đau dạ dày hiệu quả, ngoài việc sử dụng nghệ và mật ong, người bệnh vẫn cần được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể. Điều trị đạ dày sớm và kịp thời giúp chữa bệnh dứt điểm, tránh tái phát gây khó khăn cho việc điều trị.

Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cho hiệu quả nhất định khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các nguyên liệu khá bất tiện nên không phù hợp với những người bận rộn. 

Vì vậy, người bị đau dạ dày có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel đóng gói nhỏ tiện dụng, có thể mang theo bên người để sử dụng khi triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày làm phiền bạn.

Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày, đồng thời tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn… 

Trên đây là cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Chữa đau dạ dày bằng nghệ mật ong chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm thiểu bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, nếu sau một vài áp dụng nhưng đau dạ dày không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.health.com/turmeric-7552907

https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong

https://www.verywellfit.com/honey-nutrition-facts-and-calories-4164274

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/eating-fresh-turmeric-helps-with-stomach-disease/

https://www.health.com/turmeric-7552907

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-662/turmeric

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/eating-fresh-turmeric-helps-with-stomach-disease/

https://pharmeasy.in/blog/ayurveda-uses-benefits-side-effects-of-honey/

https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies

https://www.honeyheaven.co.uk/blogs/news/can-honey-help-upset-stomach

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.