Skip to main content

Tìm hiểu 8 yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày

Tìm hiểu và nắm được các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc dạ dày đúng cách để giảm nguy cơ bị viêm và tổn thương dẫn đến các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét tá tràng…

I. Niêm mạc dạ dày là gì?

Niêm mạc dạ dày là lớp màng phủ bề mặt bên trong dạ dày. Vì có khả năng hấp thụ các chất độc hại có thể gây tổn thương dạ dày nên lớp niêm mạc có tác dụng bảo vệ dạ dày nhờ khả năng hấp thụ các chất độc hại có thể gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra, niêm mạc dạ dày còn giúp các mô liên kết với nhau để đảm bảo độ ẩm cần thiết.

Cấu tạo của niêm mạc dày gồm nhiều lớp khác nhau để bảo vệ các tổ chức mô cơ của dạ dày. Điểm đặc biệt của niêm mạc dạ dày so với niêm mạc của các cơ quan khác là có lớp dịch nhầy dày bảo vệ, ngăn cản dịch vị tiêu hóa có độ acid cao ảnh hưởng và ăn mòn tế bào.

Hình ảnh niêm mạc dạ dày khỏe mạnh bình thường có màu hồng đều, mềm mại và nhẵn bóng.

II. 8 yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày

Có 3 yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày chính gồm: Tế bào biểu mô lót niêm mạc; chất nhầy và HCO3. Ngoài ra, còn có một số yếu tố bảo vệ khác.

1. Tế bào biểu mô lót niêm mạc

Tế bào biểu mô lót niêm mạc dạ dày liên kết chặt chẽ với nhau, không cho các chất phá hủy đi vào các lớp bên trong. 

2. Lớp chất nhầy (muchin)

Chất nhầy do các tế bào Foveolar (tế bào cổ nhầy) và tế bào niêm mạc bề mặt dạ dày tiết ra. Thành phần chính là đại phân tử Photpholipit và Glycoprotein. Lớp chất nhầy có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày với độ pH từ 4 trở lên.

Có 2 loại chất nhầy gồm: 

  • Loại hoà tan trong dịch vị.
  • Loại không hoà tan cùng bicacbonat tạo ra một màng dài phủ kín toàn bộ niêm mạch dạ dày và hành tá tràng.

Cả hai loại chất nhầy này kết hợp với bicacbonat có công dụng trung hoà acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công và phá huỷ của acid và pepsin.

3. HCO3

HCO3 được tiết ra bởi các tế bào biểu mô bề mặt với tác dụng trung hòa axit dịch vị. Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài khiến các tế bào nhầy ở niêm mạc dạ dày tá tràng giảm bài tiết HCO3.

4. 5 yếu tố khác 

Lượng máu nuôi dưỡng, phospholipid, sự tái sinh niêm mạc dạ dày, prostaglandin  và tăng trưởng biểu mô cũng là các yếu tố bảo vệ quan trọng của niêm mạc dạ dày. 

  • Lượng máu nuôi dưỡng đảm bảo cung cấp dinh dưỡng và  oxy cho niêm mạc dạ dày. 
  • Sự tái sinh niêm mạc dạ dày giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
  • Phospholipid có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của enzyme và acid tiêu hóa.
  • Prostaglandin là một chất dẫn xuất của axit arachidonic, có khả  năng giảm đau và chống viêm. Đồng thời tăng cường lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và tạo ra màng nhầy dạ dày. 
  • Tăng trưởng biểu mô với công dụng  tăng cường cơ chế bảo vệ của niêm mạc dạ dày.
Hình ảnh lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dày

III. 8 yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày

Bên cạnh 8 yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày thì cũng có 8 yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày. Cụ thể gồm: 

1. Pepsinogen

Pepsinogen là một enzym được tiết ra bởi tuyến dạ dày và được biến đổi thành pepsin – một enzym tiêu hóa protein. Trường hợp pepsin không được điều tiết tốt hoặc được sản xuất quá nhiều có có thể tấn công niêm mạc dạ dày gây viêm loét.

2. Acid Clorhydric (HCl)

Acid Clorhydric (HCl) được sản xuất bởi tuyến dạ dày với chức năng giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu HCl sản xuất quá nhiều hoặc niêm mạc dạ dày không đủ mạnh để chịu đựng nó, Acid Clohydric có thể gây tổn thương và viêm loét dạ dày.

3. Acid mật

Lượng acid mật dư thừa hoặc trào ngược vào dạ dày có thể gây tổn thương và viêm loét niêm mạc dạ dày.

4. Vi khuẩn HP

HP là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP có thể làm suy giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.

5. Thuốc kháng viêm

Dùng lâu dài các loại thuốc kháng viêm có thể khiến khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy giảm và gây ra viêm loét.

6. Thuốc giảm đau

Lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài cũng là nguyên nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, không nên dùng thường xuyên các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. 

Lạm dụng hoặc dùng không đúng cách thuốc giảm đau có thể khiến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy yếu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

7. Các yếu tố nhiễm trùng khác

Một số yếu tố nhiễm trùng khác gồm: Cytomegalovirus (CMV), herpes và các loại nấm khác cũng là yếu tố tấn công gây hại cho niêm mạc dạ dày. 

8. Các yếu tố không phải nhiễm khuẩn

Stress có thể gây ra sản xuất quá mức của HCl làm ảnh hưởng đến chức năng niêm mạc dạ dày. 

Bên cạnh đó, u gastrin – loại khối u thực quản có thể sản xuất quá mức hormone gastrin, dẫn đến tăng quá mức lượng acid mật và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày

IV. Niêm mạc dày bị tổn thương gây ra những vấn đề gì? 

Niêm mạc dạ dày có thể bị viêm và tổn thương gây ra các bệnh lý như: viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét tá tràng… Lúc này, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau bụng.
  • Nôn, buồn nôn. 
  • Chán ăn, ăn không ngon. 
  • Mệt mỏi.
  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Đi ngoài ra phân đen: xảy ra hi viêm loét dạ dày nặng gây xuất huyết dạ dày.

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vị trí viêm và tổn thương trên niêm mạc dày có thể tiến triển thành loét gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Tổn thương niêm mạc dạ dày khi mới xuất hiện có thể phục hồi khi được bằng thuốc điều trị kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Các loại thuốc dùng trong điều trị tổn thương niêm mạc dạ dày gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP. Các thuốc kháng sinh thường dùng như amoxicillin, metronidazol, levofloxacin…
  • Thuốc giảm acid: Tác dụng kiểm soát acid dịch vị dạ dày để niêm mạc dạ dày có cơ hội hồi phục.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Ngăn chặn tế bào tạo acid trong dạ dày, giảm viêm loét và tạo cơ hội cho tổn thương dạ dày hồi phục.
  • Thuốc kháng acid: Trung hòa acid trong dạ dày, giảm nhanh cơn đau. 
Niêm mạc dạ dày có thể bị viêm và tổn thương gây ra các bệnh lý như: viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét tá tràng

V. Giải pháp tăng cường yếu tố bảo vệ, giảm yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, để tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày và giảm yếu tố tấn công, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Ngăn chặn nguy cơ nhiễm Helicobacter Pylori bằng rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, ăn đủ bữa và ăn đúng giờ.
  • Không nên ăn quá no, không nhịn ăn, bỏ bữa.
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa. 
  • Hạn chế tối đa ăn thức ăn cay nóng, nhiều acid, nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
  • Không nên nằm, vận động, đi ngủ hoặc thể dục cường độ mạnh ngay sau khi vừa ăn xong. 
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào nếu đang hút.
  • Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, các chất kích thích.
  • Chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần giữ tâm lý luôn thoải mái và vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress.
Ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày

Khi đã nắm được các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và những yếu tố tấn công niêm mạc dày, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng việc tăng cường yếu tố bảo vệ và giảm thiểu yếu tố nguy cơ. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.