Viêm loét dạ dày có tái phát không? Tỷ lệ và đối tượng nguy cơ

Viêm loét dạ dày có tái phát không? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ tái phát rất cao nếu người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học sau khi điều trị khỏi. Viêm loét dạ dày tái phát liên tục có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, chảy máu trong, thậm chí là ung thư dạ dày… vì vậy người bệnh không nên chủ quan, cần điều trị bệnh dứt điểm ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh. 

I. Viêm loét dạ dày có tái phát không?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và loét qua lớp cơ niêm mạc vào các lớp sâu hơn của thành dạ dày. Hầu hết các vết loét dạ dày đều đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc trong vòng 1- 2 tháng. Tuy nhiên, ở một số cá nhân, vết loét có thể kháng tái phát sau khi điều trị ban đầu thành công.

1. Bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ tái phát cao

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh viêm loét dạ dày được đánh giá là có nguy cơ tái phát cao, đặc biệt là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Khi bị tái phát nhiều lần và liên tục, việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn hoặc không thể điều trị dứt điểm do các ổ viêm này có thể phát triển thành tổn thương dạng viêm loét lan rộng và sâu. Cuối cùng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…

Viêm loét dạ dày tái phát được định nghĩa là vết loét được xác định bằng nội soi có đường kính lớn hơn 5 mm và phát triển trong vòng 12 tháng sau khi vết loét lành hoàn toàn và được ghi nhận bằng nội soi lại.

 

2. Tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày

Nghiên cứu cho thấy, sau khi vết loét lành, bệnh nhân phải được đánh giá các phương pháp kiểm soát phù nề thích hợp để ngăn ngừa tái phát. Viêm loét dạ dày tái phát thường xuyên xảy ra, ở 28- 57% bệnh nhân được theo dõi trong 2 năm sau khi vết loét lành. Hầu hết bệnh nhân bị tái phát loét một lần đều trải qua nhiều lần tái phát.

Báo cáo khác cho thấy, khoảng 5 – 10% các vết loét không đáp ứng với 12 tuần điều trị chống tiết bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Ngay cả khi tiếp tục sử dụng PPI, khoảng 5 – 30% các vết loét dạ dày tá tràng tái phát trong năm đầu tiên tùy thuộc vào việc HP đã được loại bỏ thành công hay chưa.

3. Bao lâu bệnh loét dạ dày tái phát một lần

Theo các nghiên cứu, hơn 60% số người bị viêm loét dạ dày tái phát một năm sau khi kết thúc điều trị thông thường . Ít hơn 10% số người bị loét tái phát sau liệu pháp chống HP. Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng loét dạ dày tái phát.

4. Người có nguy cơ cao tái phát viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể tái phát ở bất kỳ bệnh nhân nào, nhưng phổ biến hơn ở những nhóm đối tượng sau:

– Người thường xuyên hút thuốc lá.

– Người liên tục uống rượu hay các thức uống có cồn khác. 

– Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng. 

– Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ.

– Người lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau.

II. Tại sao viêm loét dạ dày có tái phát không?

Bệnh viêm loét dạ dày tái phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị, tái nhiễm vi khuẩn HP; căng thẳng stress quá mức, ăn uống không khoa học và vệ sinh kém.

1.  Do không tuân thủ phác đồ điều trị

Việc tuân thủ phác đồ điều trị viêm loét dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ là điều rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả cũng như nguy cơ tái phát bệnh. 

Một số bệnh nhân không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, chẳng hạn như uống thuốc không đủ liều, tự ý thay đổi loại thuốc hoặc bổ sung thuốc, uống thuốc không đúng thời điểm; tự ý ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ… Tất cả những điều này chính là nguyên nhân khiến vết loét dạ dày nặng hơn, vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh, dẫn tới khó điều trị dứt điểm và khiến bệnh dễ tái phát.

2. Do bị tái nhiễm vi khuẩn HP

Thống kê cho thấy, có tới 80% số người mắc viêm loét dạ dày bị tái nhiễm vi khuẩn HP sau điều trị. Trong khi đó, vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày. Khi bị tái nhiễm HP thì việc viêm loét dạ dày tái phát là điều không thể tránh khỏi.

Các nguyên nhân khiến người bệnh bị tái nhiễm vi khuẩn HP có thể là do điều kiện vệ sinh kém (không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn đồ tái, sống; uống nước chưa đun sôi). Những thói quen không tốt này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập, gây hiện tượng bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần.

Mặt khác, vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường ăn uống, sinh hoạt, miệng- miệng. Vì vậy, người bệnh cũng có thể bị tái nhiễm HP do thói quen ăn chung, uống chung với người nhiễm bệnh hoặc qua thức ăn, nước uống. Hậu quả là làm tái phát viêm loét dạ dày.

3. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Ngay cả sau khi điều trị thành công, bệnh viêm loét dạ dày vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu người bệnh có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh và khoa học. Chẳng hạn như:

– Ăn nhanh, nuốt vội.

– Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chua, mặn, ngọt.

– Ăn uống không đúng giờ, đủ bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

– Hút thuốc lá, thuốc lào.

– Uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga.

– Thường xuyên ngủ muộn, thức khuya. 

– Lạn dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Tất cả những thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học ở trên đều có thể gây thể kích thích dạ dày bài tiết nhiều acid clohydric và pepsin trong dịch vị. Từ đó. thúc đẩy quá trình ăn mòn niêm mạc và tái phát tình trạng viêm loét.

3. Stress, căng thẳng quá mức

Stress căng thẳng quá mức có thể làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày và co bóp mạnh. Điều này sẽ cản trở quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc. Thậm chí, nhiều trường hợp người bệnh còn bị tái phát các ổ viêm loét tái phát sau khi đã được chữa lành.

III. Loét dạ dày tái phát nguy hiểm như thế nào?

Loét dạ dày có thể gây ra cảm giác nóng rát, đau nhói ở phần giữa trên của bụng. Loét tá tràng có xu hướng gây đau dai dẳng. Cơn đau có thể giảm bớt khi ăn, nhưng thường tái phát sau hai đến ba giờ. Cơn đau đánh thức bệnh nhân vào ban đêm là phổ biến đối với người bị loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần không được điều trị dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng gồm:

– Chảy máu trong: Chảy máu trong là biến chứng thường gặp nhất của loét dạ dày . Nó có thể xảy ra khi loét phát triển tại vị trí của mạch máu. Chảy máu khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt và tim đập nhanh.

– Thủng dạ dày: Biến chứng này gây ra cơn đau dữ dội, liên tục có thể cảm thấy ở những vị trí khác ngoài bụng. Cơn đau có thể thay đổi khi cơ thể thay đổi tư thế. 

– Thâm nhập vào khoang phúc mạc: Một lỗ thủng vào khoang phúc mạc, bao quanh các cơ quan của bụng. Điều này gây ra cơn đau dữ dội, đột ngột lan nhanh khắp bụng và trở nên tồi tệ hơn khi cử động.

– Tắc nghẽn đầu ra dạ dày: Lỗ thoát của dạ dày có thể bị tắc nghẽn do sẹo, co thắt cơ hoặc viêm liên quan đến loét. Điều này gây ra tình trạng nôn mửa nhiều lần, thường là vào cuối ngày. Cũng có thể có cảm giác đầy hơi sau khi ăn và chán ăn. Mất nước và sụt cân là những nguy cơ nếu tình trạng nôn mửa kéo dài.

– Ung thư: Những người bị loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể có nguy cơ mắc một số dạng ung thư và u lympho cao hơn.

 

Việc điều trị các biến chứng khác nhau. Ví dụ:

  • Có thể cầm máu bằng nhiều kỹ thuật ít xâm lấn.
  • Thuốc ức chế axit có thể được tiêm tĩnh mạch và tiếp tục cho đến khi tình trạng ổn định.
  • Phẫu thuật khẩn cấp có thể cần thiết nếu tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn ngay cả khi đã điều trị và truyền máu, và nếu nhịp mạch và huyết áp của họ không ổn định.

IV. Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát?

Ngay khi phát hiện bệnh viêm loét dạ dày có triệu chứng tái phát, người bệnh nên đi tái khám với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được chữa trị kịp thời, tránh các ổ loét săn sâu vào dạ dày tiềm ẩn nhiều biến chứng và bệnh dạ dày nguy hiểm về sau.

Bên cạnh việc dùng thuốc và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người cần thực hiện vệ sinh tốt kết hợp điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn. Cụ thể:

– Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng HP, các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý thực hành vệ sinh tay tốt, uống nước sạch, không ăn uống chung, chế biến và nấu chín thức ăn đúng cách.

– Ăn đủ bữa, đúng giờ, ăn vừa no, ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày.

– Tăng cường thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa như: đu đủ, chuối, bơ, rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua…

– Nên nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn; đun sôi nước trước khi uống; tránh ăn đồ tái, sống, uống nước lã… 

– Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga.

– Không hút thuốc lá; tránh thực phẩm chua, cay, quá mặn hoặc quá ngọt.

– Nên ngủ đủ giấc (ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm), ngủ trước 23h đêm, tránh thức khuya thường xuyên.

– Cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng kéo dài.

– Tập thể dục đều đặn và thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống và sinh hoạt bằng cách: rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; không ăn uống chung… 

– Hãy đảm bảo sử dụng thuốc kháng viêm không steroid NSAID đúng chỉ dẫn, tránh dùng quá liều khuyến cáo. Hạn chế dùng  NSAID mà không có chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, viêm loét dạ dày có tái phát không, bệnh có nguy cơ tái phát cao nhất là khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được sự tái phát của bệnh bằng tuân thủ phác điều trị của bác sĩ để chữa lành tổn thương viêm loét ở dạ dày, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, cân bằng độ PH trong dạ dày đồng thời thực hiện một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ, khoa học.

Tài liệu tham khảo:

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/recurrent-peptic-ulcer#:~:text=Recurrent%20ulceration%20is%20frequent%2C%20occurring,ulcer%20recurrence%20experience%20multiple%20episodes.

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5003194/

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/u/ulcers.html#:~:text=More%20than%2060%25%20of%20people,also%20affect%20recurrence%20of%20ulcers.

https://yte.nghean.gov.vn/tin-chuyen-nganh/4-nguyen-nhan-khien-viem-loet-da-day-hay-tai-phat-694744

https://suckhoedoisong.vn/lam-the-nao-khi-benh-da-day-tai-phat-nhieu-lan-169220907114523997.htm

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/viem-loet-da-day-thuong-tai-phat-vi-sao-vi#:~:text=N%E1%BA%BFu%20kh%C3%B4ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B,nguy%20c%C6%A1%20t%C3%A1i%20ph%C3%A1t%20cao.

https://baosonhospital.com/tai-sao-viem-loet-da-day-thuong-bi-tai-phat

https://www.pharmacity.vn/viem-loet-da-day-tai-phat.htm

https://benhvienthucuc.vn/loet-da-day-do-hp-co-the-tai-phat-khong-can-luu-y-nhung-gi/?srsltid=AfmBOookK1MTLm0ZbzzFh0GwJL4HR3GBl_4DdeMu7NchU1ntROm5b19M

https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/260/170144/tai-sao-dau-viem-loet-da-day-lai-hay-bi-tai-phat

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *