Chanh chứa nhiều acid có hại cho dạ dày nên rất nhiều người bệnh thắc mắc bị trào ngược dạ dày có nên uống chanh không. Hãy đọc ngay bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất!
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày có nên uống chanh không?
Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể uống được nước chanh, nhưng cần chú ý uống đúng cách với lượng vừa đủ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng uống quá nhiều nước chanh vì sẽ gây phản tác dụng. Vì nếu dung nạp quá nhiều axit vào cơ thể sẽ dẫn đến dư thừa gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến bệnh trào ngược nghiêm trọng hơn.
Có hai luồng ý kiến trái chiều về việc uống chanh chữa trào ngược dạ dày. Trong đó, một là uống nước chanh sẽ làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh và ngược lại, một số ý kiến lại cho rằng nước chanh có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược gây ra.
Về cơ bản, nước chanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, uống nước chanh còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược hiệu quả như:
- Khắc phục triệu chứng ợ nóng: Hàm lượng axit ascorbic có trong chanh có khả năng chống viêm tốt. Hoạt chất flavonoid citrus giúp dạ dày hoạt động ổn định. Điều này giúp cải thiện triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và táo bón…
- Ngăn ngừa viêm nhiễm dạ dày: Nước chanh có hàm lượng vitamin C dồi dào giúp ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm dạ dày. Mặt khác còn có tác dụng chống lại các sự tấn công của vi khuẩn HP – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
- Bảo vệ thành mạch dạ dày: Vitamin D dồi dào trong nước chanh giúp bảo vệ thành mạch dạ dày và phòng ngừa vi khuẩn gây hại tấn công.
Từ những thông tin trên có thể khẳng định, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể uống nước chanh để hỗ trợ điều trị bệnh lý, tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh hiệu quả.
II. Công dụng của nước chanh với dạ dày
Theo nghiên cứu, trong nước chanh chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, A, B12, B6, sắt, magie, calo, lipid, kali, natri, calcium… Vì vậy, tiêu thụ chanh đúng cách giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng.
- Phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
- Chống lão hóa da.
- Khắc phục hiện tượng ợ nóng.
- Hỗ trợ trị táo bón.
- Giúp vết thương mau phục hồi.
- Ổn định huyết áp.
- Giải độc gan.
- Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
- Giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư.
III. Hướng dẫn cách dùng chanh tốt cho người trào ngược dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày muốn sử dụng nước chanh để cải thiện triệu chứng bệnh, hãy tham khảo cách dùng dưới đây để đảm bảo dùng đúng, hiệu quả và an toàn:
1. Cách pha nước chanh
Khi pha nước chanh, người bị trào ngược nên pha thật loãng với nước ấm để giảm nồng độ axit và vị chua. Cụ thể bạn nên pha 1 thìa nước cốt chanh với khoảng 250ml nước ấm sau đó mới uống. Điều này giúp đảm bảo niêm mạc dạ dày không bị kích thích hay kích ứng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ nguyên vỏ khi pha nước chanh. Vì thành phần flavonoid trong vỏ chanh giúp cải thiện tình trạng kém tiêu hóa rất hiệu quả.
2. Cách uống nước chanh
Khi người bị trào ngược dạ dày uống nước chanh, cần chú ý uống đúng thời điểm và uống đúng cách để phát huy tối đa tác dụng và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược. Cụ thể:
- Thời điểm phù hợp để người bị trào ngược uống nước chanh là sau bữa ăn từ 1.5 – 2 tiếng. Uống nước chanh vào thời điểm này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Không nên uống nước chanh khi bụng đang đói vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến tình trạng bệnh trào ngược nặng hơn.
- Nên hạn chế uống nước chanh vào buổi tối, tốt nhất là nên uống vào ban ngày.
- Không uống chanh cùng lúc các loại thuốc khác vì có thể gây ra một số tương tác thuốc gây hại cho sức khỏe.
- Tránh uống nước chanh ngay thời điểm trước hoặc sau khi uống sữa.
IV. Một vài lưu ý khác khi sử dụng nước chanh
Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng nước chanh:
- Không nên uống nước chanh nguyên chất hoặc quá đậm đặc vì có thể gây hại cho dạ dày.
- Không quá lạm dụng nước chanh vì có thể khiến men răng bị mài mòn và yếu đi.
- Sau khi uống nước chanh nên súc miệng bằng nước lọc thật kỹ để loại bỏ lượng axit citric còn trong khoang miệng, tránh ảnh hưởng đến men răng.
- Không để nước cốt chanh tiếp xúc trực tiếp với da vì sẽ khiến da bị sưng tấy, mẩn đỏ.
- Một số đối tượng không nên uống nước chanh quá thường xuyên gồm: người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, các bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho thắc mắc trào ngược dạ dày có nên uống chanh không. Đồng thời biết cách pha và uống nước chanh đúng để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tham khảo:
Chưa có bình luận!