Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Nước lọc, nước khoáng tự nhiên chứa kiềm, sữa dê, trà thảo mộc, nước ép rau củ, mật ong ấm, nước nghệ – mật ong, giấm táo… là những loại nước tốt cho bệnh trào ngược. Hãy cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày, dịch mật, thậm chí là cả thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản và vòm họng gây cảm giác nóng rát ở ngực, tức ngực, buồn nôn và ợ chua liên tục.
Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi lượng axit dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường. Bệnh nhân liên tục bị miệng đắng, ợ chua nên chán ăn, ăn không ngon. Khi niêm mạc thực quản và các cơ quan khác của hệ hô hấp thường xuyên tiếp xúc với axit sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chứng trào ngược dạ dày thực quản do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó chủ yếu là do thói quen ăn uống thiếu khoa học; stress kéo dài; dùng các loại thuốc huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài; thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, bia rượu…
II. Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?
Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần có chế độ ăn uống rất cẩn thận để ngăn ngừa triệu chứng nặng bệnh thêm. Vì vậy nhiều người bệnh thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Dùng các loại nước dưới đây có thể giúp thuyên giảm tình trạng này:
1. Nước lọc
Nước lọc có độ PH trung tính nên có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày. Khi bạn nạp đủ nước mỗi ngày giúp độ pH trong dạ dày tăng lên làm trung hòa với nồng độ axit. Khi môi trường dạ dày được trung hòa thì bệnh trào ngược sẽ có sự chuyển biến rõ rệt hơn.
Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bạn liên tục uống nước và uống quá nhiều. Việc uống quá nhiều nước có thể phá vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể và làm tăng nguy cơ trào ngược axit.
2. Nước khoáng tự nhiên chứa kiềm
Nước khoáng tự nhiên chứa kiềm có thể giúp trung hòa axit, bảo vệ thực quản khỏi sự tiếp xúc với các axit bổ sung. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý chia nhỏ lượng nước uống trong ngày thành nhiều lần để tối đa hiệu quả điều trị.
- Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước
3. Trà thảo mộc
Đáp án tiếp theo cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì chính là các loại trà thảo mộc không chứa caffeine như: trà cam thảo, trà hoa cúc, trà đinh hương, trà gừng.
Không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, các loại trà thảo mộc còn có khả năng làm dịu tác dụng của axit dạ dày, thư giãn cơ thể và thần kinh.
- Cách dùng: Khi sử dụng các loại thảo mộc khô, bạn nên dùng 1 muỗng cà phê thảo mộc cho mỗi một cốc nước nóng, ngâm trong 5 -10 phút. Để có kết quả hỗ trợ chữa bệnh tốt nhất, hãy uống 2-4 cốc mỗi ngày.
- Lưu ý: Một số loại thảo mộc tương tác với một số loại thuốc theo toa. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại trà thảo mộc sử dụng trong quá trình dùng thuốc.
3. Sữa dê hoặc các loại sữa tách béo
Nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày có nên uống sữa? Và đây là câu trả lời dành cho bạn. Sữa dê và sữa tách béo hoàn toàn rất giàu canxi giúp ngăn chặn axit trong dạ dày tích tụ và tạo lớp mảng bảo vệ cho dạ dày khỏi các tác nhân gây hại như đồ ăn cay nóng. Mặt khác, vì có hàm lượng chất béo thấp nên khi sử dụng không gây ra vấn đề đầy bụng, khó tiêu.
- Lượng dùng: Uống 1-2 ly sữa dê thay thế sữa bò trong ngày.
- Thời điểm: Nên uống sữa trước khi ăn khoảng 30 phút.
4. Nước nghệ và mật ong
Các đặc tính của nghệ bao gồm: Chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm, chống viêm, chống ung thư nên đặc biệt tốt cho dạ dày. Khả năng chống oxy hóa cao từ crcumin, uống nước nghệ giúp vết loét, vết tổn thương trong dạ dày mau lành hơn.
Mật ong có công dụng kháng khuẩn, hạn chế viêm và tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể làm nước nghệ và mật ong uống khi bị trào ngược dày dày theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 1 nhánh nghệ tươi, mật ong.
- Cách thực hiện: Nghệ tươi gọt bỏ, rửa sạch rồi đập dập. Cho nghệ vào ngâm trong nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó cho thêm một ong vào uống khi còn ấm.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 cốc, tốt nhất là trước bữa ăn 20 phút.
- Tham khảo: Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ và mật ong
5. Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả giàu dinh dưỡng, vitamin và chứa chất xơ hòa tan rất tốt cho tiêu hóa. Một số loại nước hoa quả tốt cho người trào ngược có thể sử dụng làm nước ép như: táo, chuối, nước dừa, dưa hấu, đu đủ chín, việt quất,…
- Cách dùng: Nên sử dụng nước ép hoa quả 1-2 lần mỗi ngày.
- Lưu ý: Nên tránh các loại nước ép hoa quả có chứa axit như bưởi, cam, quýt, xoài, cóc… vì có thể gây trào ngược axit.
6. Nước ép rau củ
Các loại nước ép rau củ bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình gồm:
- Nước ép khoai tây: Khoai tây giàu chất chống oxy hóa; tinh bột trong khoai tây là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột có lợi. Khi lượng tinh bột này được chuyển thành Butyrat axit béo chuỗi ngắn giúp giảm viêm ở đại tràng, cải thiện hệ thống phòng thủ ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mỗi ngày, người bị trào ngược có thể uống 1-2 cốc nước ép khoai tây.
- Nước ép bắp cải: Sulforaphane, Kaempferol và các chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong bắp cải có tác dụng chống viêm tốt. Hợp chất gefarnate giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit. Vì vậy người bị trào ngược nên dùng 1-2 cốc nước ép bắp cải mỗi ngày.
- Nước ép củ dền đỏ: Củ dền đỏ chứa các sắc tố Betalain có khả năng chống viêm hiệu quả. Hợp chất Nitrogen là Betaine có khả năng phòng đau dạ dày do căng thẳng gây ra. Bệnh nhân bị trào ngược nên uống 1-2 cốc nước ép củ dền đỏ/ngày sau khi ăn để nâng cao sức khỏe dạ dày.
- Nước ép nha đam: Thịt và gel nha đam có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng. Mỗi ngày bạn nên dùng tối 200ml nước ép nha đam để bảo vệ dạ dày.
- Nước ép lá bạc hà: Người bị trào ngược dạ dày có các dấu hiệu nôn mửa, nôn nao nên sử dụng nước ép bạc hà. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 6 – 8g lá bạc hà để ép lấy nước.
- Nước ép cà rốt: Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, C, K và nhiều hoạt chất có vai trò kháng viêm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên uống khoảng 100ml nước ép cà rốt mỗi ngày là đủ và tốt cho sức khoẻ.
7. Nước muối ấm
Nước muối ấm có khả năng khắc phục được chứng rối loạn dạ dày, bổ sung chất khoáng, chất điện giải và bù nước của nước muối ấm nên rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chú ý tới nồng độ và pha loãng ở mức độ vừa phải.
- Cách pha: Pha 1 – 2 thìa cà phê muối cùng với 350ml nước nóng khuấy đều cho đến muối tan hết.
- Lưu ý: Kiên trì uống nước muối ấm sẽ cảm thấy bệnh trào ngược được thuyên giảm, cơ thể sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.
8. Giấm táo
Giấm táo cung cấp một lượng vitamin, lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột. Từ đó nó giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và kháng khuẩn của dạ dày.
- Nguyên liệu: 1 thìa cà phê giấm táo, 300ml nước ấm.
- Cách dùng: Hòa đều 1 thìa cà phê giấm táo với khoảng 300ml nước ấm. Chia nước thành 3 lần uống hết trong ngày. Thời điểm uống tốt nhất là trước bữa ăn.
9. Nước mật ong ấm
Mật ong có tính kháng khuẩn cao giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và chữa lành nhanh những vết loét trong dạ dày. Do đó, mật ong rất tốt cho bệnh nhân trào ngược và viêm loét dạ dày.
- Nguyên liệu: 2 thìa cà phê mật ong, 350ml nước ấm.
- Cách thực hiện: Pha mật ong với nước ấm và uống. Mỗi ngày uống từ 1- 2 ly.
10. Siro tỏi ngâm mật ong
Tỏi với khả năng kháng khuẩn cao nên được như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả quá trình tiết dịch acid dư thừa trong dạ dày và giảm căng thẳng. Theo dân gian, mọi người cũng thường sử dụng tỏi chữa trào ngược dạ dày thực quản mang lại hiệu quả rất tích cực.
- Chuẩn bị: 500g tỏi tươi, 100ml mật ong.
- Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ rồi giã nát. Tiếp đó cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong vào. Ngâm trong khoảng 14 ngày là có thể sử dụng.
- Cách dùng: Mỗi lần dùng lấy 2-3 thìa cafe siro tỏi ngâm mật ong pha với 1 ly nước ấm. Nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
11. Nước chuối xanh kèm thảo mộc
Chuối xanh có tính mát, vị chát có công dụng bổ tỳ, nhuận tràng, lợi tiểu nên rất có lợi cho bệnh nhân trào ngược. Kết hợp với các thảo mộc giúp giảm đau, đầy hơi, khó tiêu, hạn chế tình trạng ợ nóng.
- Chuẩn bị: 1 quả chuối xanh, 5g kim tiền thảo, 5g rễ cỏ chanh, 5g bông mã đề.
- Cách thực hiện: Chuối xanh để nguyên vỏ đem rửa sạch rồi thái lát. Các thảo dược cũng đem rửa sạch rồi cho tất cả vò ấm sắc với 3 lít nước. Lọc lấy nước uống thay nước lọc. Chú ý cần uống hết nước trong ngày.
- Yumangel gợi ý: Trào ngược dạ dày ăn chuối được không
III. Người bị trào ngược không nên uống nước gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh cũng cần chú ý kiêng sử dụng một số loại nước không tốt cho dạ dày dưới đây:
- Rượu bia: Việc tiêu thụ rượu bia thường xuyên và quá nhiều có thể làm giãn van giữa dạ dày và đường ống dẫn thức ăn, kích thích dạ dày tiết ra axit nhiều hơn.
- Đồ uống có ga: Các bong bóng khí trong đồ uống có ga có thể nở ra trong dạ dày và gây áp lực lên cơ vòng. Hậu quả là khiến các axit dạ dày và các chất trong dạ dày có thể bị đẩy ngược trở lại ống dẫn thức ăn.
- Đồ uống có caffeine: Cà phê, trà hoặc nước ngọt có chứa caffeine gây kích thích sản sinh ra nhiều acid dạ dày hơn, từ đó làm nặng hơn tình trạng trào ngược axit.
- Thức uống có socola: Cả 2 thành phần cafein và cacao trong sôcôla đều có thể làm gia tăng mức độ của các triệu chứng bệnh trào ngược, nhất là khi uống nóng sẽ giống như một chất kích thích của dạ dày.
- Nước ép cam quýt: Nước trái cây làm từ trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi đều có tính axit cao nên nếu sử dụng sẽ khiến tình trạng bệnh trào ngược nặng hơn.
IV. Lưu ý cho người trào ngược dạ dày khi uống nước
Dù một số loại nước tốt cho bệnh trào ngược nhưng không phải vì vậy mà bạn lạm dụng uống quá nhiều. Ngay cả nước lọc, việc uống quá nhiều nước lọc cũng có thể gây phản tác dụng khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày tái phát.
Đặc biệt, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày diễn ra liên tục và mức độ khó chịu tăng lên thì người bệnh nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời, phòng tránh bệnh tiến triển nặng và gây các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trào ngược thực quản dạ dày kéo dài với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn… ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời kết hợp sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày dư thừa nhanh chóng nên giúp giảm các cơn trào ngược thực quản dạ dày. Chỉ sau 5-10 phút uống thuốc, các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ hơi, ợ chua, nóng, rát, buồn nôn, đau tức ngực sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid gồm ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày…
Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.
Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng các đã biết bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không nên uống nước gì. Tuy nhiên, các loại nước ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, để điều trị bệnh hiệu quả bạn cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...