Skip to main content

Trào ngược dạ dày ăn chuối được không? Loại chuối nên ăn, lưu ý

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Chuối là loại quả rất thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bị trào ngược dạ dày ăn chuối được không lại là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày để cung cấp năng lượng, cải thiện hệ tiêu hóa mà còn điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị.

I. Tác dụng của chuối đối với sức khỏe 

Chuối là loại hoa quả nhiệt đới, được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại quả này được sử dụng để ăn như một loại trái cây thông thường hoặc dùng để chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng như chuối sấy, sinh tố, chè, bánh chuối…

Theo USDA, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g chuối có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau: 

  • Calo: 88 kcal.
  • Lipid: 0,3 g.
  • Chất béo bão hoà: 0,1 g.
  • Natri: 1 mg.
  • Kali: 358 mg.
  • Carbohydrate: 23 g.
  • Chất xơ: 2,6 g.
  • Đường: 12 g .
  • Protein: 1,1 g.
  • Vitamin C: 8,7 mg.
  • Calci: 5 mg.
  • Sắt: 0,3 mg.
  • Vitamin B6: 0,4 mg.
  • Vitamin B1:  0.04mg.
  • Vitamin B1: 0.07mg.
  • Vitamin C: 6mg.
  • Vitamin E: 0.1mg.
  • Mangan: 0.12 – 0.31mg.
  • Photpho: 25 – 28mg. 
  • Magnesi (magie): 27 mg.

Bổ sung chuối thường xuyên có thể đem đến những công dụng như: hạ huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu và cải thiện hệ tiêu hóa:

1. Cải thiện hệ tiêu hóa

Chuối giàu chất xơ, prebiotic và vitamin. Trong đó, prebiotic là một dạng carbohydrate không được tiêu hóa nhưng lại là nguồn thức ăn của lợi khuẩn bên trong đường ruột.

Vì vậy, ăn chuối thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu,…

2. Tăng cường miễn dịch

Chuối có hàm lượng vitamin C cao (8,7 mg/100g chuối), cùng với đó là các chất chống oxy hóa. Các thành phần này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn và loại bỏ các gốc tự do nên bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi các nguyên nhân gây hại. 

3. Hạ huyết áp

Ăn chuối giúp bổ sung kali cho cơ thể. Kali là khoáng chất có công dụng cân bằng điện giải và hỗ trợ hoạt động của thận. Đồng thời giúp điều hòa huyết áp và giãn mạch.

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Dinh dưỡng trong chuối, đặc biệt là sắt có tác dụng thúc đẩy tái tạo và sản sinh hồng cầu. Vì vậy, bổ sung chuối vào các bữa ăn hàng ngày  có thể tăng hàm lượng sắt và ngăn ngừa thiếu máu.

5. Tác dụng khác 

Ngoài ra, chuối còn có nhiều công dụng hữu ích khác như nuôi dưỡng làm đẹp da, giảm cân, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, giảm căng thẳng thần kinh, stress, cải thiện triệu chứng của chứng không dung nạp lactose và hội chứng ruột kích thích…

Các lợi ích của chuối với sức khỏe con người.

II. Trào ngược dạ dày ăn chuối được không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuối chín không chứa các chất kích thích dạ dày và axit. Các hoạt chất trong chuối không chỉ có tác dụng trung hòa mà còn giúp giảm tiết axit dịch vị. Vì thế, người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối trong chế độ ăn của mình. Điều quan trọng là người bệnh cần ăn chuối chín, không ăn chuối xanh và cần ăn đúng cách với hàm lượng vừa phải.

Tuy nhiên, không phải loại chuối nào cũng phù hợp với người bị trào ngược dạ dày. Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu các loại chuối có thể chữa trào ngược dạ dày sẽ bao gồm:

  • Chuối lùn
  • Chuối hương
  • Chuối cau
  • Chuối tây
  • Chuối lá
  • Chuối ngự

Các loại chuối này giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hỗ trợ giảm đau dạ dày, giảm ợ hơi, ợ chua, chướng bụng và khó tiêu.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu cho biết không phải loại chuối nào người bệnh trào ngược cũng ăn được
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu cho biết không phải loại chuối nào người bệnh trào ngược cũng ăn được

Cũng theo dược sĩ Thu, các loại chuối người bị trào ngược dạ dày không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn gồm:

  • Chuối tiêu: Loại chuối này có hàm lượng pectin cao sẽ làm tăng nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày. Hậu quả là gây ra ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, nóng rát dạ dày và trào ngược dạ dày.
  • Chuối xanh, chuối ương hoặc chuối chưa chín hẳn: Những loại chuối này chứa chất nhựa gây cồn cào dạ dày, kích thích các ổ viêm loét nhiều hơn và gây đau dạ dày nặng hơn. Ngoài ra, còn khiến người bệnh bị khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể ăn các loại chuối cau, chuối ngự, chuối lá, chuối hương…

Dưới đây là những lý do lý giải vì sao người bị trào ngược dạ dày có thể ăn chuối và nên ăn chuối:

1. Enzyme

Enzyme trong chuối chín có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày, trong đó có trào ngược axit.

2. Hoạt chất Delphinidin

Hoạt chất Delphinidin là chất chống oxy hóa có công dụng ức chế sự phát triển của khối u gây ung thư dạ dày.

3. Hoạt chất Pectin

Pectin là chất xơ hòa tan nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích và thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.

4. Kali

Trong 100gr quả chuối có chứa 280 – 330mg kali kích thích sản sinh chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, giảm đau do viêm loét dạ dày.

5. Prebiotics

Chất xơ prebiotics tìm thấy trong chuối chín đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong dạ dày phát triển. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế khó tiêu, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.

6. Vitamin nhóm B: B1, B2, B6

Trong 100g chuối có chứa 0.4mg vitamin B6, 0.04mg vitamin B1 và 0.07mg vitamin B2. Tác dụng của các loại vitamin này là giảm tiết dịch vị acid, thúc đẩy quá trình bài tiết ở đường ruột và dạ dày, kích thích sản sinh chất bảo vệ niêm mạc cũng như thành dạ dày.

7. Sắt

Hàm lượng sắt có trong 100g chuối là 0,3mg có công dụng sản sinh máu, tốt cho người bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày.

8. Magie

Chuối là thực phẩm có lượng magie rất cao (27mg/100g chuối)). Khoáng chất magie có công dụng kháng viêm, thúc đẩy hoạt động của đường ruột và dạ dày đồng thời hạn chế triệu chứng chướng bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, chuối còn chứa rất nhiều loại khoáng chất và vitamin khác tốt cho người bị trào ngược như: vitamin C, vitamin E, mangan, photpho…

Chuối chín giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe dạ dày cũng như bệnh trào ngược axit.

Tuy nhiên, để nhận được tối đa các lợi ích từ chuối, người bị trào ngược cần chú ý ăn đúng cách với lượng hợp lý. Trong phần tiếp theo, dược sĩ Nguyễn Thị Thu sẽ hướng dẫn cách ăn chuối đúng và tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh trào ngược axit.

III. Lưu ý khi ăn chuối đối với người bị trào ngược

Ăn chuối có tác dụng giảm đau, giảm viêm loét dạ dày, ngăn ngừa vi khuẩn, phòng ngừa ung thư dạ dày, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn chuối không đúng cách có thể gây hại cho dạ dày như: đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Dưới đây là một số lưu ý giúp người bị trào ngược ăn chuối đúng cách, tránh gây hại cho dạ dày:

1. Nên ăn chuối chín 

Người bị trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên ăn chuối chín vì chuối chín giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau gây ra bởi các vết loét dạ dày. Đồng thời, chuối chín còn có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn HP tấn công và sự hình thành của các khối u trong dạ dày. Từ đó phòng ngừa ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.

2. Lượng chuối nên ăn

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu, lượng chuối người bị trào ngược dạ dày có thể ăn là khoảng 2-3 quả/ngày. 

Bởi vì ăn nhiều hơn 3 quả chuối/ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng kali máu, tăng axit tannic gây táo bón do chuối có tính hàn. Mặt khác, còn gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do chuối có hàm lượng chất xơ cao.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín với lượng khoảng 2-3 quả/ngày.

3. Thời điểm nên ăn

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín sau bữa chính khoảng 30 phút để các dưỡng chất trong chuối phát huy tối đa tác dụng trong dạ dày.

4. Thời điểm không nên ăn

Không nên ăn chuối khi đói bụng vì có thể khiến magie, vitamin C tăng đột ngột gây hại cho dạ dày. Mặt khác, chuối còn có tính axit, nếu ăn khi bụng đang rỗng sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày.

Cũng không nên ăn chuối lúc bụng đang quá no vì sẽ làm làm tăng áp lực tiêu hóa lên dạ dày. 

Nên ăn chuối sau bữa chính khoảng 30 phút.

5. Loại chuối không nên ăn

Các loại chuối người bị trào ngược dạ dày không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn gồm:

  • Chuối tiêu: Loại chuối này có hàm lượng pectin cao sẽ làm tăng nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày. Hậu quả là gây ra ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, nóng rát dạ dày và trào ngược dạ dày.
  • Chuối xanh, chuối ương hoặc chuối chưa chín hẳn: Những loại chuối này chứa chất nhựa gây cồn cào dạ dày, kích thích các ổ viêm loét nhiều hơn và gây đau dạ dày nặng hơn. Ngoài ra, còn khiến người bệnh bị khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên chuối tiêu, chuối xanh hoặc còn ương.

5. Chế biến

Người bị trào ngược nên ăn trực tiếp chuối chín hoặc chế biến thành sinh tố, salad, sữa chua chuối, bánh chuối hấp…

Không nên hoặc hạn chế ăn chuối chiên, chuối rán, chuối sấy… vì thường chứa nhiều dầu mỡ và đường có thể gây đầy bụng khó tiêu.

6. Đối tượng cẩn trọng

Chuối chứa hàm lượng kali cao, có thể gây hạ huyết áp và tăng tác dụng của thuốc chẹn beta. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng loại thuốc này hoặc có huyết áp bất ổn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày.

5. Mua chuối an toàn, có nguồn gốc rõ ràng

Khi chọn mua chuối, người bị trào ngược cần chú ý chọn mua chuối ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa thuốc trừ sâu.

Chỉ mua chuối có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng.

IV. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh

Chuối xanh hoặc chuối chưa chín hẳn có nhiều nhựa, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày vì thế người bị trào ngược dạ dày không nên ăn trực tiếp.

Khi muốn sử dụng chuối xanh để chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần chế biến và sử dụng chuối xanh đúng cách (kết hợp trong các bài thuốc). Nếu dùng đúng cách, chất tanin trong chuối xanh lại có khả năng tạo ra lớp màng nhầy, bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho các tổn thương trên niêm mạc lành lại.

Dưới đây là 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh hiệu quả và an toàn cho người bị trào ngược dạ dày:

1. Dùng chuối xanh trực tiếp 

Đây là phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản cực kỳ đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng:

  • Nguyên liệu: 1 quả chuối xanh.
  • Cách làm: Tước bỏ phần vỏ của chuối xanh sau đó cắt thành từng lát mỏng. Cho chuối vào ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút để giảm bớt vị chát và nhựa. Sau 30 phút, bạn vớt ra rồi rửa chuối lại lần nữa bằng nước sạch.
  • Cách ăn: Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể ăn chuối xanh khoảng từ 3 – 5 lần/tuần để giảm các triệu chứng đau, viêm, sưng, ợ nóng, khó tiêu, chán ăn… 
Ăn chuối xanh đúng cách chữa trào ngược dạ dày.

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh và mật ong

Ngoài đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, mật ong còn chứa nhiều vitamin, hỗ trợ giảm các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, thực quản. Do vậy, bệnh nhân trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể chế biến mật ong cùng chuối xanh để chữa trào ngược dạ dày.

Cách dùng mật ong và chuối xanh chữa trào ngược dạ dày thực quản như sau:

  • Chuẩn bị: 500g chuối xanh, mật ong.
  • Sơ chế: Tước vỏ chuối xanh rồi ngâm trong nước trong vòng 30 phút. Tiếp đến, bạn vớt chuối ra, để ráo nước, thái thành các lát mỏng. Đem chuối đi phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành bột mịn.
  • Thực hiện: Trộn bột chuối với mật ong thành hỗn hợp đặc quánh, nặn thành viên nhỏ cất trong bình thủy tinh đậy kín nắp.
  • Cách dùng: Mỗi ngày bạn ăn 3-4 viên chuối xanh mật ong, ăn liên tục 2 – 3 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh và mật ong

3. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, rau má và rau diếp cá

Bên cạnh mật ong, bạn cũng có thể kết hợp chuối xanh với các loại thảo mộc như rau diếp cá và rau má để tăng khả năng loại bỏ chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Rau má giàu vitamin B, K, C và một số khoáng chất saponins, canxi, photpho, alkaloid có khả năng kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân trào ngược dạ dày uống nước rau má giúp làm giảm nhanh chóng các chứng ợ nóng, ợ chua, đau tức vùng ngực do trào ngược axit gây ra.

Rau diếp cá có chứa các hoạt chất như mangan, vitamin A, B, C và K có khả năng hỗ trợ quá trình điều tiết sản xuất acid dạ dày. Cùng với đó, chất xơ trong rau diếp cá còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh và thảo mộc cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 2 quả chuối xanh, 100g rau diếp cá, 100g rau má.
  • Sơ chế: Loại bỏ phần vỏ ngoài cùng của chuối xanh rồi thái thành lát mỏng. Các lát chuối mỏng bạn ngâm với nước muối loãng để loại bỏ nhựa. Rau diếp cá và rau má bạn rửa sạch, để ráo nước rồi sao vàng. 
  • Thực hiện: Cho chuối cùng rau má và rau diếp cá vào nồi cùng 800ml nước lọc sắc trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Lượng nước thu được, bạn để nguội, chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống liên tục để có được kết quả như mong đợi nhé.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, rau má và rau diếp cá

V. Một số loại hoa quả khác chữa trào ngược thay chuối

Người bệnh trào ngược nên đa dạng các loại trái cây trong bữa ăn nhằm cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu. Theo đó, ngoài chuối, người bệnh nên bổ sung một số loại trái cây khác dưới đây vào chế độ ăn:

1. Quả bơ

Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn bơ vì loại quả này giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin và chất khoáng nên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Kali và chất xơ trong quả bơ có vai trò quan trọng trong việc giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và giảm đau dạ dày.

Đặc tính kháng khuẩn và kháng virus của quả bơ không chỉ hỗ trợ sức khỏe tổng thể mà còn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại như H. pylori – một trong các nguyên nhân chính gây các bệnh lý dạ dày. 

Bên cạnh đó, thịt bơ khi chín rất mềm và dễ tiêu hóa, giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thu dễ dàng hơn đồng thời giảm thiểu kích ứng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh nhân đau dạ dày ăn bơ giúp giảm các triệu chứng như đau sau bữa ăn, khó chịu và đầy hơi.

Đặc biệt, ăn bơ kết hợp với sữa hỗ trợ hấp thụ dịch vị có tính axit, ngăn ngừa xói mòn lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày. Từ đó, giảm nguy cơ tổn thương và viêm loét niêm mạc dạ dày cũng như các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược. 

Lượng bơ bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn một ngày theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng là 1/2 quả.

Quả bơ tốt cho sức khỏe bệnh nhân trào ngược dạ dày.

2. Ổi 

Theo nghiên cứu, quả ổi còn mang đến nhiều tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược.

Cụ thể, chất xơ trong ổi có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, cải thiện chức năng của đường ruột, giảm áp lực dạ dày và ngăn ngừa tình trạng tăng tiết acid dịch vị. 

Ổi có tình kiềm nên khi ăn ổi sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa, bảo vệ thành niêm mạc dạ dày khỏi acid, hạn chế tình trạng viêm loét, chảy máu dạ dày… Thành phần magie trong ổi có tác dụng trung hòa acid dạ dày và giảm các triệu chứng trào ngược acid.

Mặt khác, quả ổi còn có đặc tính kiềm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm tình trạng trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày. Hàm lượng vitamin C trong quả ổi rất cao (giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể). 

Tuy nhiên, nếu muốn ăn ổi, người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả/ngày. Tiêu thụ quá nhiều ổi có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, tạo cảm giác thèm ăn đường. Ngoài ra, ổi giàu chất xơ nên nếu người trào ngược ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Người bị trào ngược dạ dày có thể ăn ổi với lượng từ 1-2 quả/ngày.

3. Thanh long

Thanh long giàu chất xơ hòa tan cùng hàm lượng nước cao giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Chất nhầy của thanh long khi đi vào dạ dày sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động xấu. 

Bên cạnh đó, thanh long mềm nên rất dễ tiêu hóa và không làm gia tăng thêm áp lực cho dạ dày. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn 200 – 350g thanh long/ngày để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

Thanh long giàu chất xơ hòa tan cùng hàm lượng nước cao giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

4. Đu đủ chín

Đu đủ chín chứa rất nhiều vitamin K, canxi, vitamin A – đây đều là các dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khỏe. Tác dụng của đu đủ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày là nhờ enzyme papain. Loại Enzym này có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua.

Tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược dạ dày cần lưu ý không nên ăn đu đủ xanh hoặc còn ương. Vì loại đu đủ này còn chứa rất nhiều mù, khi ăn vào sẽ khiến bụng cồn cào khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Enzyme papain trong đu đủ còn có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua.

5. Táo 

Không chỉ có vitamin A, C, D, B12 và B16, quả táo còn rất giàu các khoáng chất như canxi, sắt và magie. Các dưỡng chất này vừa giúp thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh vừa nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, làm giảm axit và làm dịu dạ dày.

Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày nên ăn táo chín và táo ngọt. Không nên ăn táo xanh và chua vì chứa hàm lượng acid cao, khiến cơn trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn. 

Ăn táo giúp làm giảm axit và làm dịu dạ dày.

6. Dưa hấu

Tác dụng của dưa hấu điều trị trào ngược thực quản là do loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ vitamin A, vitamin C và axit amin. Cùng với đó hàm lượng nước cao, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt đồng thời trung hòa axit dạ dày làm giảm tình trạng trào ngược.

Bên cạnh đó, chất lycopene có trong quả dưa hấu còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đồng thời ngăn ngừa bệnh ung thư, giảm viêm loét.

Bệnh nhân trào ngược ăn dưa hấu giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh.

7. Quả dừa

Nước dừa có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nên có thể nhanh chóng làm giảm tình trạng trào ngược và chữa lành các vết thương khá tốt. 

Tuy nhiên, mỗi ngày người bị trào ngược dạ dày chỉ nên uống từ 1 – 2 quả dừa/ngày. Không nên uống nước dừa thường xuyên vì có thể dẫn đến một số tác hại như thừa cân, nhịp tim không đều…

Nước dừa có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nên có thể nhanh chóng làm giảm tình trạng trào ngược

8. Quả lựu

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn quả lựu vì loại quả này chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có thể giúp giảm đau cũng như bồi bổ sức khỏe.

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lựu đúng cách giúp xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa nguy cơ bệnh trào ngược nặng hơn.

Người trào ngược axit tiêu thụ lựu giúp giảm đau cũng như bồi bổ sức khỏe

Trong trường hợp các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến bạn khó chịu, bạn có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng này.

Thuốc Yumangel sở hữu hoạt chất Almagate, tác dụng chính là trung hòa axit dịch vị dư thừa. Đồng thời sản phẩm này được bào chế dạng hỗn dịch, tạo ra lớp bảo vệ niêm mạc. Vì thế các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn uống Yumangel.

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết thắc mắc trào ngược dạ dày ăn chuối được không ở trên. Không chỉ giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược axit, ăn chuối đúng cách còn có nhiều tác dụng khác như ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa ung thư dạ dày…

Để được tư vấn kỹ hơn về câu hỏi “trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?“, cũng như những cách chữa trào ngược hiệu quả, bạn có thể gọi ngay tới dược sĩ của Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 nhé.

4.8/5 - (12 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.