Đau dạ dày là một trong tác dụng phụ khá phổ biến sau khi uống kháng sinh. Nguyên nhân uống kháng sinh bị đau dạ dày là do thuốc kích thích lên niêm mạc tiêu hóa và loạn khuẩn hệ vi sinh đường ruột. Trong bài viết dưới đây yumangel.vn sẽ hướng dẫn cách làm giảm tình trạng đau dạ dày khi uống kháng sinh.
Mục lục
I. Uống thuốc kháng sinh có bị đau dạ dày không?
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, và thuốc kháng sinh cũng không phải là ngoại lệ. Một vài tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng sinh gồm:
- Đau dạ dày.
- Nhiễm nấm.
- Nhạy cảm với ánh nắng.
- Sốt.
- Đổi màu răng và xương.
- Tương tác thuốc.
Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc kháng sinh gồm:
- Sốc phản vệ.
- Phản ứng máu: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu…
- Vấn đề tim mạch: huyết áp thấp, nhịp tim không đều.
- Viêm gân.
- Co giật.
- Hội chứng hiếm gặp Stevens – Johnson.
- Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
- Suy thận.
- Viêm đại tràng do Clostridium difficile.
Từ những thông tin cung cấp ở trên có thể thấy, đau dạ dày là một trong tác dụng phụ khá phổ biến sau khi uống kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh có thể gây ra sự khó chịu cho dạ dày hay tác dụng phụ khác về đường tiêu hóa, bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ăn mất ngon, đầy hơi, khó tiêu. Hầu hết tác dụng phụ sẽ tự hết sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.
II. Tại sao uống kháng sinh bị đau dạ dày?
Lý giải việc uống kháng sinh bị đau dạ dày, các chuyên gia cho biết, kháng sinh có công dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn có hại nhưng cũng “vô tình” tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Trong thời gian sử dụng kháng sinh, hệ vi khuẩn ở đường ruột có thể bị rối loạn gây tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày. Mức độ đau dạ dày nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào lượng thuốc kháng sinh, loại thuốc dùng kèm, tình trạng sức khỏe cũng như chế độ ăn uống của người bệnh.
Với bệnh nhân đã có sẵn các vấn đề ở dạ dày, dùng thuốc kháng sinh có thể làm gia tăng cơn đau và gây ra nhiều vấn đề như ở hệ tiêu hóa khác như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, nôn mửa, buồn nôn… Ngược lại, ở những người không có các vấn đề dạ dày và tiêu hóa thì thường chỉ bị đau dạ dày nhẹ.
Có thể bạn quan tâm: Top 11 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày
III. Uống kháng sinh bị đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày sau khi uống thuốc kháng sinh là tình trạng không quá nghiêm trọng, có thể khắc phục bằng một số cách tại nhà. Hầu hết tác dụng phụ về đau dạ dày sau khi uống kháng sinh đều tự hết sau khi bệnh nhân ngừng uống thuốc.
Do đó, khi gặp hiện tượng uống kháng sinh bị đau dạ dày, người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy giữ bình tĩnh và áp dụng các biện pháp giảm cơn đau tại nhà để thoải mái hơn trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.
IV. Bị đau dạ dày sau khi uống kháng sinh nên làm gì?
Tùy thuộc vào mức độ đau mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu chỉ đau nhẹ không nghiêm trọng, bạn có thể tự dùng mẹo giảm đau tại nhà, nhưng nếu cơn đau dữ dội không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện ngay.
1. Mẹo giảm đau dạ dày sau uống kháng sinh tại nhà
Một số mẹo giảm đau sau khi uống kháng sinh tại nhà bạn có thể tham khảo gồm:
- Chườm ấm: Chườm ấm lên vùng thượng vị, hơi ấm giúp giảm cơn đau và cảm giác khó chịu.
- Uống trà gừng: Đặc tính kháng viêm của gừng sẽ trung hòa các axit trong dạ dày, chất gingerol giảm buồn nôn và khó chịu.
- Nước nha đam: Chất phytochemical trong nha đam có tính kháng sinh tự nhiên, tác dụng sát trùng, kháng viêm. Mặt khác, chất anthraquinon trong nha đam có công dụng kiểm soát sự tăng tiết axit dạ dày. Gợi ý: Nước ép rau quả tốt cho dạ dày
- Lá tía tô: Tanin, glycosid và axit alpha-linolenic trong lá tía tô có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, kiềm chế dịch acid và làm giảm vết loét dạ dày.
- Nghệ: Ngoài hoạt chất curcumin dồi dào giúp phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các thành phần trong nghệ còn ức chế một số chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori…hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn.
- Lá đu đủ: Enzym papain trong lá đu đủ giúp giảm ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Chymopapain giúp giảm đau dạ dày, chữa lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày.
- Lá bạc hà: Hoạt chất menthol của lá bạc hà không chỉ có khả năng thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn mà còn hỗ trợ tăng tiết dịch ở túi mật giúp mật lưu thông tốt.
- Uống Yumangel: Khi có triệu chứng bị đau dạ dày do uống thuốc kháng sinh, bạn hãy uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Đây là một trong các thuốc chữa đau dạ dày và chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng… do tăng tiết axit dạ dày được nhiều người lựa chọn hiện nay.
2. Đến gặp bác sĩ
Trong trường hợp cơn đau dạ dày sau khi uống kháng sinh nghiêm trọng và dữ dội, cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi đã áp dụng những mẹo ở trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay.
Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc để giảm đau dạ dày, thay đổi thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc đi kèm.
Trên thực tế, thuốc kháng sinh thường được dùng đồng thời cả với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Vì vậy nếu thấy cơn đau dạ dày dữ dội kèm nôn mửa, buồn nôn, đau quặn bụng, đi ngoài phân đen thì cần đến bệnh viện ngay.
- Tham khảo: Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày
VI. Cách uống kháng sinh không bị đau dạ dày
Để uống kháng sinh không bị đau dạ dày, người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, uống sau khi ăn, uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và bổ sung lợi khuẩn. Cụ thể:
1. Dùng thuốc kháng sinh đúng chỉ định
Bệnh nhân cần uống kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Trong nhiều trường hợp, đau dạ dày xảy ra do người bệnh dùng thuốc không đều hoặc tự ý tăng liều.
Mặt khác, dùng kháng sinh theo đúng chỉ định về liều lượng và thời gian còn hạn chế tối đa nguy cơ kháng thuốc. Theo thống kê, tỷ lệ kháng kháng sinh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao nên cần phải thật cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này.
2. Uống thuốc sau khi ăn no
Khi ăn no, lượng acid dịch vị trong dạ dày giảm đi đáng kể, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm mức độ kích thích lên dạ dày và niêm mạc đường ruột.
Lúc này, thức ăn sẽ tạo thành lớp đệm giúp thuốc kháng sinh không kích thích trực tiếp lên các cơ quan tiêu hóa. Nhờ vậy có thể giúp giảm mức độ đau dạ dày, cải thiện các triệu chứng khác kèm theo như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng…
Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giảm khả năng hấp thu nếu uống sau khi ăn. Vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác thời gian dùng thuốc.
3. Uống nhiều nước
Khi uống kháng sinh bạn nên uống cùng nhiều nước lọc để giảm kích thích lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa đồng thời nhanh chóng hấp thu vào máu để phát huy tác dụng chữa bệnh.
Không nên uống thuốc với nước trái cây sinh như: cam, chanh, bưởi, nho…vì có thể gây phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí còn sinh ra độc tố và tác dụng phụ.
4. Tăng cường rau xanh
Bệnh nhân nên tăng cường ăn rau xanh trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh để giảm đau dạ dày, cảm giác khó chịu, nóng rát ở vùng thượng vị. Vì rau xanh nhiều nước và có độ pH kiềm giúp trung hòa dịch vị.
Ngoài ra, tăng cường rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày còn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
5. Bổ sung lợi khuẩn
Người bệnh cũng nên bổ sung lợi khuẩn qua sữa chua, sữa chua uống để giảm đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng và táo bón do uống kháng sinh. Lưu ý khi bổ sung cần dùng cách thuốc kháng sinh khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
Tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày khá phổ biến, khi gặp phải tình huống này, người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy tham khảo và áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà, nếu cơn đau không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để được xử lý phù hợp.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!