Ung thư ruột non là một bệnh lý không phổ biến. Giống như các dạng ung thư khác, ung thư ruột non cũng rất nguy hiểm, nhất là giai đoạn cuối. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu các dấu hiệu để nhận biết sớm, từ đó điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Mục lục
I – Ung thư ruột non là như thế nào?
Ruột non là một bộ phận rất quan trọng của hệ tiêu hóa. Ruột non nối giữa đại tràng và dạ dày, có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn để nuôi cơ thể. Ruột non thường được chia thành 3 bộ phận chính là:
– Tá tràng: Đoạn nối trực tiếp với dạ dày
– Hỗng tràng: Đoạn ở giữa
– Hồi tràng: Đoạn nối với đại tràng
Ung thư ruột non được hiểu là tình trạng các tế bào ở ruột non phát triển bất thường, không thể kiểm soát được, từ đó tạo thành khối u. Có 5 dạng ung thư ruột non là:
– Ung thư tuyến (Carcinoma): Chiếm tới 30 – 40% các trường hợp ung thư ruột non và thường xảy ra ở hỗng tràng và tá tràng. Dạng ung thư này bắt đầu từ các tuyến của ruột non với trạng thái là polyp nhỏ, theo thời gian mới phát triển thành ung thư.
Ung thư ruột non là bệnh lý không phổ biến nhưng không phải là hiếm gặp.
– Sarcoma: Tế bào ung thư sẽ phát triển từ trong mô mềm của ruột non và thường xảy ra ở hồi tràng.
– Khối u carcinoid
– Hiếm gặp hơn là khối u đường tiêu hóa
– U lympho ruột
II – Tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư ruột non
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư ruột non. Nhưng các yếu tố dưới đây được xem là nguy cơ làm tăng mắc ung thư ruột non.
– Viêm mạn tính đường tiêu hóa (crohn): Những người mắc crohn sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột non cao hơn người bình thường.
– Bệnh Celiac: Đây là bệnh lý khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với protein gluten trong yến mạch, lúa mì… từ đó biểu mô ruột non bị phá vỡ.
– Đa polyp tuyến: Không chỉ có nguy cơ mắc ung thư ruột non cao hơn mà người bị đa polyp tuyến còn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, tá tràng, tuyến giáp cao hơn người bình thường.
III – Dấu hiệu ung thư ruột non
Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ nét. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng hơn thì các Biểu hiện ung thư ruột non sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nhưng các dấu hiệu này không đặc trưng, có thể nhầm với các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa khác. Cụ thể là:
– Đi ngoài kèm theo máu: Bình thường bệnh nhân ung thư ruột non không đi ngoài lẫn máu tươi, nhưng phân thường có màu đen, màu cà phê…
– Nổi khối u ở bụng: Thường phát hiện một cách tình cờ hoặc do chụp chiếu.
– Tiêu chảy: Bệnh nhân có thể đi ngoài dạng lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Bị tiêu chảy có thể khiến bệnh nhân bị mất nước, mệt mỏi, người uể oải, lờ đờ…
Triệu chứng của ung thư ruột non có thể nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác.
– Đau bụng: Triệu chứng đau bụng không rõ ràng, không dữ dội, thường đau âm ỉ, mơ hồ.
– Có thể buồn nôn và nôn
– Bệnh nhân ung thư ruột non giai đoạn cuối thường giảm cân nhanh, không rõ nguyên nhân.
( → Xem thêm: Bị lồng ruột là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị lồng ruột)
IV – Ung thư ruột non có mấy giai đoạn?
Ung thư ruột non được chia thành 4 giai đoạn phát triển là:
– Ung thư ruột non giai đoạn đầu (giai đoạn 1): Ung thư chỉ phát triển trên các mô của ruột non, chưa xâm lấn hạch bạch huyết và các bộ phận lân cận.
– Ung thư ruột non giai đoạn 2: Ung thư phát triển vượt qua ngoài thành ruột, xâm lấn các mô xung quanh, chưa di căn hạch.
– Ung thư ruột non giai đoạn 3:
+ Giai đoạn 3A: Di căn sang 1 – 3 hạch vùng, nhưng chưa di căn xa.
+ Giai đoạn 3B: Di căn sang 4 hạch vùng trở lên và không có di căn xa.
– Ung thư ruột non giai đoạn cuối (4): ung thư ruột non di căn sang các cơ quan khác như phổi, gan…
V – Ung thư ruột non có chữa được không?
Ung thư ruột non nếu được phát hiện sớm và áp dụng đúng phác đồ điều trị, có thể sống thêm 20 năm.
Tuy nhiên, đa phần các trường hợp phát hiện ung thư ruột non đều đã ở giai đoạn nặng. Việc điều trị ở giai đoạn cuối thường khá khó khăn.
Người bệnh có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài nếu ung thư ruột non được điều trị sớm.
Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng nếu phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối nhé. Bởi vì, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào điều trị, có thể sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và kéo dài thời gian sống nhiều hơn.
VI – Cách chẩn đoán và điều trị ung thư ruột non
Để chẩn đoán ung thư ruột non, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây:
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cho thấy số lượng hồng cầu, huyết sắc tố giảm, hoặc cho biết chức năng gan thận có khỏe không, giúp xác định xem khối u đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác hay chưa.
– Chụp X – quang ổ bụng: Nhằm phát hiện bất thường trong ruột non, như khối u
– Sinh thiết: Giúp chẩn đoán ung thư ruột non với tỷ lệ chính xác cao nhất so với các phương pháp chẩn đoán hiện có.
Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, vị trí phát triển của khối u trong ruột non, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Dưới đây là các phương pháp chính giúp điều trị ung thư ruột non:
– Phẫu thuật: Được coi là phương pháp chính giúp điều trị ung thư ruột non. Phương pháp này giúp cắt bỏ khối u, các bộ phận bị xâm lấn, đồng thời nối lại lưu thông đường tiêu hóa.
– Xạ trị: Đây không phải là phương pháp điều trị ung thư ruột non chính. Nó chỉ được chỉ định để điều trị các triệu chứng của ung thư ruột non giai đoạn muộn.
– Hóa trị: Đây là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư ruột non (hóa chất). Bác sĩ sẽ tiến hành truyền thuốc vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.
– Liệu pháp miễn dịch: Đây là phương pháp điều trị ung thư ruột non tiên tiến, dùng chính hệ miễn dịch của người bệnh để kháng lại tế bào ung thư.
VII – Học cách phòng tránh ung thư ruột non
Ung thư ruột non thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khó điều trị. Vì thế, chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng tránh ung thư ruột non từ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế uống rượu bia và không hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, stress, không làm việc quá sức, tập thể dục đều đặn,…
– Có thói quen ăn uống khoa học: Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, nên ăn đồ ăn được chế biến theo cách luộc hấp, không ăn đồ ăn đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, đồ ăn kích thích đường ruột, nên uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh…
– Người bị các bệnh liên quan đến ruột non nên khám sàng lọc 6 tháng 1 lần để phát hiện mầm mống bệnh ung thư.
– Người trung tuổi, cao tuổi có thể khám tầm soát ung thư ruột non định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm, giúp việc điều trị có hiệu quả tốt hơn.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩ, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa ung thư ruột non. Nếu bạn cần tư vấn thêm, đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 để gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…