Skip to main content

Đau dạ dày do stress: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân, không chỉ do vi khuẩn Hp, do ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt thiếu điều độ mà thường xuyên stress cũng khiến dạ dày bị tổn thương. Vậy làm thế nào để chữa đau dạ dày do stress? Cùng thuốc dạ dày chữ Y theo dõi trong bài viết này nhé!

I. Tại sao căng thẳng stress lại gây đau dạ dày?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Đau dạ dày gây ra các cơn đau âm ỉ, kèm theo cảm giác tức và nóng rát ở thượng vị.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây đau dạ dày rất đa dạng, trong đó có stress và lo lắng kéo dài. Áp lực từ công việc, cuộc sống, học tập, thi cử dễ đẩy bạn vào tình trạng căng thẳng stress, mất ngủ, khó ngủ. Đây là tình trạng rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay đặc biệt là đau dạ dày ở dân văn phòng.

Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột. Trong khi đó, hệ thần kinh ruột lại liên tục giao tiếp với hệ thần kinh trung ương. Có 2 nguyên nhân khiến stress gây đau dạ dày gồm:

1. Lưu thông máu đến hệ tiêu hóa bị ngưng trệ 

Khi bạn căng thẳng, stress, hệ thống thần kinh trung ương sẽ tắt lưu lượng máu, dẫn đến hệ tiêu hóa bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến sự co thắt của cơ bóp tiêu hóa. Vì thế, sinh ra tình trạng suy nghĩ nhiều đau dạ dày.

2. Gây co thắt ở thực quản

Bên cạnh đó, căng thẳng, stress cũng có thể gây ra sự co thắt ở thực quản. Việc này làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp stress căng thẳng đều gây đau dạ dày nhưng chắc chắn rằng khi bị stress căng thẳng có thể khiến hoạt động hệ tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Lâu dầu theo thời gian sẽ gây viêm loét dạ dày dẫn tới đau.

Những người thường xuyên bị căng thẳng, stress thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường.

Trên đây là 2 lý do chỉ ra tại sao stress bị đau dạ dày. Nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn về biểu hiện đau dạ dày do căng thẳng.

II. Triệu chứng khi đau dạ dày vì stress

Triệu chứng stress đau dạ dày không khác gì với các triệu chứng đau dạ dày thông thường. Các dấu hiệu đau dạ dày do căng thẳng, stress và suy nghĩ nhiều thường khởi phát với các dấu hiệu thoáng qua và nhanh chóng tiến triển nghiêm trọng dần.

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của đau dạ dày vì stress và căng thẳng:

1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, chậm tiêu hóa

Ban đầu bạn sẽ thấy các triệu chứng thoáng qua như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua liên tục, đau thượng vị, chậm tiêu hóa. Các triệu chứng có thể không rõ ràng khiến bạn nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.

2. Chán ăn, mệt mỏi 

Đau dạ dày do căng thẳng sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Triệu chứng này đôi khi bị nhầm lẫn là tinh thần không thoải mái nên không muốn ăn uống.

3. Đau thắt hoặc đau nhói vùng thượng vị

Khi bệnh đau dạ dày đã tiến triển, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau thắt hoặc đau nhói vùng thượng vị, cơn đau rõ ràng hơn trước rất nhiều.

4. Đi ngoài hoặc táo bón 

Bên cạnh đó tình trạng căng thẳng đau dạ dày cũng có thể gây đi ngoài hoặc táo bón.

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, chậm tiêu hóa là những triệu chứng đặc trưng của đau dạ dày.

III. Đau dạ dày do stress có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, đau dạ dày do stress có biểu hiện nhẹ nên người bệnh thường bỏ qua vì cho rằng đây chỉ là một rối loạn tiêu hóa bình thường. Lúc này, đa số trường hợp cơ thể người bệnh sẽ tự điều chỉnh được các rối loạn, bệnh chỉ thoáng qua và tự khỏi. 

Tuy nhiên, những áp lực cuộc sống gây stress căng thẳng kéo dài khiến cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện. Nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các tổn thương thực thể, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.

Cụ thể, khi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không được điều trị và để kéo dài sẽ trở thành vòng xoáy bệnh lý. Bệnh nhân đau dạ dày do căng thẳng sẽ ngày càng stress nhiều hơn khiến mức độ đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng.

Không chỉ vậy, đau dạ dày do stress còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:

  • Trào ngược dịch vị lên khoang miệng gây viêm họng, ê buốt răng, mòn men răng.
  • Tổn thương viêm trợt ở thực quản kéo dài nếu không được điều trị sẽ có thể chuyển sang loạn sản, thậm chí đôi khi xuất hiện tổn thương tiền ung thư.
  • Đau dạ dày cấp tính chuyển giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

Đau dạ dày do stress nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh, ngày càng có nhiều triệu chứng khó chịu. Thậm chí, có thể gây ra các biến chứng không mong muốn như nôn mửa, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày…

Vì thế, bạn đừng bỏ qua các triệu chứng sớm của tình trạng suy nghĩ nhiều bị đau dạ dày. Ngay thời điểm đó, bạn cần cố gắng loại bỏ việc căng thẳng, stress hay suy nghĩ quá nhiều, sớm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín thăm khám và chữa bệnh.

Đau dạ dày do stress kéo dài không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày…

IV. Cách chữa đau dạ dày do căng thẳng stress

Khi đã xác định chính xác căn nguyên bệnh đau dạ dày là do stress, người bệnh cần có những điều chỉnh phù hợp trong sinh hoạt, đặc biệt là chế độ nghỉ ngơi, công việc và tinh thần hợp lý. Điều này nhằm mục đích loại bỏ căng thẳng, stress ra khỏi cuộc sống.

Dưới đây là các phương pháp giúp hạn chế stress một cách hữu hiệu:

1. Tập thể dục tăng lưu thông máu

Nhiều người thắc mắc Đau dạ dày có nên tập thể dục không thì câu trả lời là CÓ. Máu lưu thông tốt rất có lợi cho não bộ, nó giúp não được cung cấp oxy, hoạt động tốt hơn, giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn. 

Để tăng cường lưu thông máu, bạn nên dành ra 45 phút mỗi ngày để tập thể dục với các bộ môn thể thao như: đi bộ, chạy bộ, tập yoga, tập gym, bơi lội, đạp xe… 

Theo nghiên cứu, các hoạt động thể chất có tác dụng kích thích bài tiết chất Endorphins- một hoạt chất có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng hiệu quả. 

Tập thể dục tăng lưu thông máu

2. Cần lên thời gian biểu khoa học

Bạn nên đặt cho mình lịch trình sinh hoạt và làm việc khoa học.  Qua đó, bạn có thể nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp cải thiện tinh thần.

Trường hợp buộc phải thức khuya, bạn vẫn cần đảm bảo ngủ được ít nhất 4 – 5 tiếng mỗi ngày. Đồng thời hãy chắc chắn đó là giấc ngủ liền mạch, sâu và chất lượng, không bị gián đoạn.

Có lịch trình sinh hoạt và làm việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

3. Liệu pháp thư giãn

Bệnh nhân đau dạ dày do stress có thể sử dụng các liệu pháp thư giãn yoga, thôi miên, thư giãn cơ bắp, ngồi thiền và sử dụng âm nhạc. 

Một nghiên cứu tin cậy cho thấy, khi áp dụng các liệu pháp này, tình trạng đau dạ dày do căng thẳng thuyên giảm đáng kể.

Các liệu pháp thư giãn yoga, thôi miên, thư giãn cơ bắp, ngồi thiền và sử dụng âm nhạc giúp cải thiện stress.

3. Học cách suy nghĩ tích cực

Hãy nhìn sự vật, sự việc theo hướng tích cực. Nếu bạn làm như vậy thường xuyên, bạn sẽ không cảm thấy căng thẳng nữa.

4. Hãy đáp ứng bản thân

Đáp ứng sở thích cá nhân hoặc làm những điều bạn thích sẽ giúp bạn thoải mái, vui tươi hơn. Nhưng nhớ rằng, chỉ đáp ứng những sở thích tích cực, đừng làm những sở thích tiêu cực, gây hại cho bản thân như chơi game, hút thuốc, uống rượu bạn nhé.

5. Đi du lịch để giải tỏa tinh thần

Đến những vùng đất mới, tiếp xúc với những con người mới sẽ giúp bạn mở mang suy nghĩ, kích thích trí tò mò… Qua đó, bạn sẽ vui vẻ, lạc quan hơn.

Đi du lịch để giải tỏa tinh thần

6. Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Điều này giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, mệt mỏi.

Cụ thể, cần hạn chế các loại thực phẩm có tính kích thích cao như đồ có cồn, cà phê, trà đặc, đồ ăn/gia vị chua, cay nóng; thức ăn nhiều ngọt, chất béo. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất.

Đồng thời, cần thay đổi các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày như: để bụng quá đói, ăn quá no, ăn quá khuya, vừa ăn vừa làm việc vừa xem ti vi, điện thoại. Nếu buổi đêm bị đói thì chỉ nên ăn các món ăn nhẹ có nhiều protein và chất xơ, trong đó cháo và 1 ly sữa nóng là lựa chọn tốt.

Ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, mệt mỏi.

7. Trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa

Người bị đau dạ dày do stress cũng có thể tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý để trò chuyện và tìm ra phương pháp khắc phục căng thẳng hiệu quả. Trong đó, biện pháp sử dụng liệu pháp hành vi giúp người bệnh nhận thức, dạy cho họ những kỹ năng mới để ứng phó với căng thẳng.

Thực tế thì những cách làm giảm căng thẳng không quá khó phải không bạn. Hãy áp dụng thường xuyên để giữ tinh thần thoải mái nhất và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày nhé.

Trong trường hợp đã thực hiện các phương pháp trên nhưng tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách khắc phục tình trạng stress.

V. Đau dạ dày do stress khi nào cần gặp bác sĩ? 

Đau dạ dày do stress có thể bị nhầm lẫn với bệnh lý nguy hiểm khác nhau viêm tụy cấp, sỏi mật, bán tắc ruột. Do đó, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra kịp thời. 

Đặc biệt, người bệnh đau dạ dày do stress nên đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội.
  • Khó thở.
  • Tức ngực.
  • Nôn ra máu hoặc chất lỏng có màu như cà phê.
  • Giảm cân không rõ lý do.

Khi các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày do stress làm phiền, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm ngay cơn đau nhé. Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày và tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc. Sử dụng 1 gói Yumangel sẽ giúp các triệu chứng nhanh chóng được đẩy lùi.

Hơn nữa, việc đi khám để có được phác đồ điều trị phù hợp là rất cần thiết, người bị đau dạ dày do stress không nên chủ quan bỏ qua. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày có phải do stress hay không. Từ đó, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cần biết về đau dạ dày do stress. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800.1125 hoặc để lại bình luận bên dưới để được dược sĩ của Yumangel giải đáp nhé!

4/5 - (12 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

10 bình luận cho “Đau dạ dày do stress: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa”

  1. AvatarTống Ngát,

    Do cv em phải thức khuya nhiều ,căng thẳng mệt mỏi ,ăn uống ko đúng bữa ,dạo gần đây em hay bị ợ chua bụng khó tiêu có phải triệu chứng đau dạ dày ko ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Căng thẳng, stress và thức khuya khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, nếu không kèm theo các cơn đau thì triệu chứng của mình có thể là do tăng tiết acid, trào ngược ạ

  2. Đau thượng vị uống yumangel thế nào ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Bạn có thể uống Yumangel 1-4 gói/ ngày. Mình uống ngay khi xuất hiện các cơn đau dạ dày ạ

  3. Hôm nào gần đến giờ cơm m cũng đau, thấy nóng rát, có phải bị đau dạ dày rồi ko ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Nếu bạn bị đau, nóng rát ở khu vực trên rốn, gần xương ức thì có thể là mình đã bị viêm dạ dày đó ạ. Tình trạng này cần được đi kiểm tra thăm khám để đánh giá mức độ và nguyên nhân gây bệnh
      Bên cạnh đó bạn có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để điều trị các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Yumangel có khả năng trung hoà acid dư nhanh chóng nên giảm nhanh cơn đau và các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát và buồn nôn đó ạ

  4. Avatarbình hoàng,

    Dạo này công việc của mình không được tốt nên hay bị stress thấy xuất hiện ợ chua cả trước ăn và sau ăn thì uống được dạy dày Yumangel ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Căng thẳng, stress khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, acid dư thừa gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực.
      Bạn có thể uống Yumangel để điều trị các triệu chứng mà bạn đang gặp phải nhờ khả năng trung hoà acid dư nhanh chóng và tạo lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
      Bạn có thể uống Yumangel 1-4/ngày. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 tiếng ạ

  5. Đau dạ dày do tress

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Căng thẳng, stress khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, acid dư thừa gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực.
      Bạn có thể uống Yumangel để điều trị các triệu chứng mà bạn đang gặp phải nhờ khả năng trung hoà acid dư nhanh chóng và tạo lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
      Bạn có thể uống Yumangel 1-4/ngày. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 tiếng ạ

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.