Skip to main content

Ung thư dạ dày là gì? Có chữa được không? Cách xử lý ung thư dạ dày

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về ung thư dạ dày bệnh học nhé!

I – Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày được hiểu là tình trạng tế bào ở dạ dày đang có cấu trúc bình thường trở nên đột biến và tăng sinh một cách mất kiểm soát. Sau 1 thời gian, các tế bào bất thường có thể xâm lấn cục bộ (xâm lấn các mô ở gần) hoặc di căn (xâm lấn các mô ở xa).

Bệnh ung thư dạ dày là gìUng thư dạ dày là sao?

Ung thư dạ dày là thế nào? Được biết, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Cụ thể, tỷ lệ ung thư dạ dày ở nam đứng thứ 3 và tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nữ đứng thư 4. 

Không nằm ngoài xu hướng trên, tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam cũng đứng thứ 3 trên tổng số ca mắc ung thư.

Ung thư dạ dày như thế nàoHình ảnh ung thư dạ dày qua nội soi.

Ung thư dạ dày phát hiện như thế nào? Để chẩn đoán ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ áp dụng khám lâm sàng, dựa trên ung thư dạ dày có triệu chứng gì. Đồng thời áp dụng phương pháp kiểm tra để có kết quả chính xác hơn như:

– Ảnh chụp x quang ung thư dạ dày

– Phát hiện ung thư dạ dày siêu âm: siêu âm nội soi dạ dày hoặc siêu âm ổ bụng. 

– Sinh thiết dạ dày

Ung thư dạ dày cần xét nghiệm gì? Xét nghiệm phân/ xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

– Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.

– …

Hình ảnh x quang ung thư dạ dày bệnh họcHình ảnh X quang ung thư dạ dày.

Bệnh lý của ung thư dạ dày thường được chia thành 5 giai đoạn (từ giai đoạn 0 – giai đoạn 4). Việc chia giai đoạn ung thư dạ dày dựa trên kích thước của khối u, sự lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận và sự di căn của khối u đến các vị trí xa hơn. Việc chia giai đoạn sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, ung thư dạ dày còn có thể chia thành 3 thể dựa trên đặc điểm khối u và tổn thương. Cụ thể 3 thể của ung thư dạ dày là:

– Ung thư dạ dày thể u: U sùi phát triển ở trong lòng dạ dày, thường có vết loét và hoại tử ở giữa.

Ung thư dạ dày thể loét: Thể hiện là những vết loét không đều, đáy gồ ghề, bờ cứng dễ chảy.

Ung thư dạ dày thể thâm nhiễm: Tổn thương cứng ở một vùng dạ dày, niêm mạc có thể bình thường hoặc viêm. Bên cạnh đó, có một số hình thái tổn thương đặc biệt như thâm nhiễm cứng toàn bộ dạ dày, dạ dày thành hình ống. Thể thâm nhiễm thường tiên lượng nặng.

II – Tại sao ung thư dạ dày? Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày nguyên nhân chủ yếu là gì? Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày:

– Tổn thương tiền ung thư: Tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi hình thái giống như tế bào niêm mạc ruột, đại tràng; teo niêm mạc dạ dày; tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi cấu trúc, mất kiểm soát.

Tại sao bị ung thư dạ dày? Do vi khuẩn Hp: Hp và ung thư dạ dày cũng có mối liên quan với nhau vì vi khuẩn Hp có khả năng gây ra các tổn thương tiền ung thư.

Ung thư dạ dày có di truyền: Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%.  Bên cạnh đó, sự đột biến di truyền của E – cadherin gen (CDH1), hội chứng di truyền đa polyp tuyến, ung thư dạ dày polyp, ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư dạ dày.

– Nhóm máu: Theo thống kê, tỷ lệ người bị ung thư dạ dày nhóm máu A cao hơn các nhóm máu O, B, AB.

Ung thư dạ dày sau phẫu thuật: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, nhất là sau khi phẫu thuật dạ dày khoảng 15 – 20 năm.

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thư dạ dày càng cao, nhất là sau 50 tuổi.

– Giới tính: Nam giới có khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn nữ giới.

Tại sao ung thư dạ dàyNguyên nhân chủ yếu bị ung thư dạ dày

2. Ung thư dạ dày yếu tố nguy cơ là gì?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày có thể kể đến là:

– Chế độ ăn uống nhiều muối như thịt hun khói, thịt nướng, rau dưa muối, thịt cá ướp muối…

– Ăn thực phẩm bảo quản kém chất lượng, thức ăn nấm mốc.

– Hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích

– Mắc bệnh thiếu máu ác tính

– Mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, lâu không chữa trị như loét dạ dày, polyp dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản…

>>XEM VIDEO B/S giải đáp những nguy cơ bị ung thư dạ dày <<

Video ung thư dạ dày bệnh học

III – Ung thư dạ dày có biểu hiện gì? Biểu hiện của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì không có triệu chứng điển hình. Khi các dấu hiệu rõ ràng hơn, bệnh đã trở nặng và khó điều trị.

1. Ung thư dạ dày dấu hiệu ở giai đoạn sớm

Ung thư dạ dày và biểu hiện ở giai đoạn sớm như sau:

– Chán ăn, ăn uống kém: Đây thường là biểu hiện đầu tiên của ung thư dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này không xuất hiện rõ nét, nó xuất hiện từ từ khiến bệnh nhân không để ý.

– Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng: Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở vùng thượng vị, đau âm ỉ, nhưng không đau nhiều bằng viêm loét dạ dày.

Ung thư dạ dày bị chướng bụng sau khi ăn: Bệnh nhân thường cảm thấy đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu nên dẫn đến chán ăn.

Ung thư dạ dày buồn nôn, nôn: Triệu chứng nôn ít xuất hiện hơn, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy buồn nôn và nôn khan.

– Mệt mỏi toàn thân, giảm khả năng lao động, người xanh xao, sụt cân nhanh…

Ung thư dạ dày có biểu hiện gìUng thư dạ dày biểu hiện thế nào?

2. Ung thư dạ dày biểu hiện ở giai đoạn muộn

– Đau bụng: Vào giai đoạn muộn, cơn đau sẽ rõ ràng hơn, nó khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau không xuất hiện theo chu kỳ, thường đau liên tục trong suốt quá trình bệnh.

– Nôn và buồn nôn: Ung thư dạ dày có thể làm chít hẹp môn vị. Vì thế, thức ăn không đi qua được môn vị, dẫn đến tình trạng nôn và buồn nôn.

Ung thư dạ dày đau lưng: Cơn đau bụng do ung thư dạ dày có thể lan rộng, thậm chí lan ra sau lưng.

– Khối u phát triển mạnh mẽ, nhiều người còn sờ thấy khối cục cứng ở bụng nếu khối u có kích thước lớn.

– Dịch cổ chướng: Triệu chứng này thường gặp ở giai đoạn muộn của bệnh.

– Hạch hố thượng đòn bên trái: Đây là vị trí di căn sớm của ung thư dạ dày. Hạch thường cứng, không đau…

Ung thư dạ dày gây khó thở: Khi thức ăn không được tiêu hóa, người bệnh thường bị nôn, chướng bụng nên gây ra cảm giác khó thở.

Ung thư dạ dày triệu chứng là gì? Ung thư dạ dày đi ngoài ra máu, ung thư dạ dày nôn ra máu cũng là triệu chứng phổ biến. Người bệnh có thể bị chảy máu trong dạ dày nên đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu.

Biểu hiện của ung thư dạ dàyUng thư dạ dày và triệu chứng

( → Xem thêm: Ung thư dạ dày mấy giai đoạn? 5 giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày)

IV – Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không? Ung thư dạ dày nguy hiểm như thế nào? Ung thư dạ dày là căn bệnh tiêu hóa phổ biến và rất nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao. Những người ung thư dạ dày giai đoạn cuối hoặc di căn có tiên lượng không tốt. Thậm chí, những người này chỉ có thể sống thêm khoảng 3 năm.

Vậy ung thư dạ dày chữa được không? Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh nhân bị ung thư dạ dày vẫn có cơ hội được chữa khỏi, nhất là các trường hợp ung thư dạ dày sớm, ung thư dạ dày chưa di căn.

Theo thống kê, nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn 1, 80% bệnh nhân có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu phát hiện, điều trị bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn 5%.

Sau khi chữa khỏi, vẫn có trường hợp ung thư dạ dày tái phát. Do đó, sau khi xử lý ung thư dạ dày, người bệnh cần phải duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, để giảm khả năng tái phát của bệnh.

Khi phát hiện ung thư dạ dày phải làm sao? Nếu chẳng may phát hiện ung thư dạ dày, bạn cũng đừng quá lo lắng.

Đầu tiên, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Khi tinh thần tốt và thực hiện đúng pháp đồ, cơ hội chữa khỏi càng cao.

Ung thư dạ dày và cách điều trị phổ biến là:

– Phẫu thuật: Là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày để loại bỏ các tế bào ung thư.

Ung thư dạ dày xạ trị: Dùng tia X để ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.

– Hóa trị: Truyền hóa chất vào cơ thể để ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư. 

Việc áp dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tiến triển của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.

Ngoài 3 biện pháp y khoa phổ biến ở trên, một số người bệnh còn nhờ cậy đến lương y chữa ung thư dạ dày, đông y chữa ung thư dạ dày (thuốc đông y trị ung thư dạ dày)…

Mặc dù chưa biết chính xác hiệu quả của phương pháp đông y, nhưng có bệnh thì vái tứ phương nên một số bệnh nhân vẫn thử áp dụng, bạn có thể cân nhắc thêm nhé!

Bệnh lý ung thư dạ dày có chữa được khôngUng thư dạ dày khi mang thai rất cần sự tư vấn của bác sĩ vì phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

V – Thắc mắc thường gặp về ung thư dạ dày

Cũng giống như các dạng ung thư khác, khi mắc phải, người bệnh thường khá hoang mang và có nhiều câu hỏi. Vì thế, hãy cùng giải đáp những câu hỏi phổ biến liên quan đến ung thư dạ dày nhé!

1. Có nên mổ ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày có nên mổ không? Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả, đặc biệt là giai đoạn sớm của bệnh. Phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khi nó chưa xâm lấn.

Tuy nhiên, ung thư dạ dày có mổ được không còn phụ thuộc vào giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân. Vì thế nếu bạn muốn phẫu thuật ung thư dạ dày, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

Ung thư dạ dày có mổ được khôngUng thư dạ dày mổ được không?

2. Ung thư dạ dày có lây không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày và cũng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng chưa có bằng chứng chỉ ra ung thư dạ dày có thể lây từ người này sang người khác.

Như vậy, với câu hỏi ung thư dạ dày lây qua đường nào chúng ta có thể tạm kết luận là không có con đường lây ung thư dạ dày giữa người này và người khác.

3. Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Thời gian sống của người bị ung thư dạ dày kéo dài bao lâu? Sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tiên lượng xấu hay tốt còn phụ thuộc giai đoạn mắc bệnh, tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị…

Tương tự, ung thư dạ dày phát triển trong bao lâu cũng phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị, tình trạng sức khỏe của người bệnh.

4. Ung thư dạ dày lan rộng theo đường nào?

Ung thư dạ dày thường lan rộng về phía thực quản, đoạn nối dạ dày thực quản khi ung thư nằm ở thân, phình vị. 

Ở hang vị, ung thư thường lan xuống và gây hẹp môn vị. Ung thư có thể lan đến mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, lách, đại tràng, tụy, hạch vùng kế cận.

5. Ung thư dạ dày có rụng tóc không?

Ung thư dạ dày khiến người bệnh chán ăn, từ đó cơ thể thiếu chất, làm rụng tóc. Đồng thời, khi người bị ung thư dạ dày áp dụng hóa trị thường gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.

6. Ung thư dạ dày thường ở độ tuổi nào?

Ung thư dạ dày ở độ tuổi nào? Ung thư dạ dày hay gặp ở người cao tuổi, thường là những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên vẫn xuất hiện ung thư dạ dày ở người trẻ, thậm chí là trẻ em.

Vì thế, khi có những dấu hiệu của bệnh, chúng ta không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin cần biết về ung thư dạ dày. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp dược sĩ.

4.7/5 - (15 bình chọn)
Lượt xem: 1144

2 Replies to “Ung thư dạ dày là gì? Có chữa được không? Cách xử lý ung thư dạ dày”

    • Chào bạn! Với bệnh ung thư dạ dày thì bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ạ

1800 1125