Tỷ lệ trẻ em bị ung thư dạ dày rất thấp, nhưng không phải không có. Bởi vậy, ba mẹ cần chuẩn bị thật kỹ kiến thức về bệnh lý này để đón nhận và xử lý trong tình huống xấu nhất.
Khi trẻ nhỏ bị ung thư dạ dày, có lẽ ba mẹ nên quan tâm nhiều nhất về nguyên nhân khiến em bé bị ung thư dạ dày, triệu chứng và cách điều trị. Trong bài viết này, Yumangel sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết đó.
Mục lục
I – Nguyên nhân ung thư dạ dày ở trẻ em
Vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về nguyên nhân ung gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em. Bởi vì, ung thư dạ dày ở trẻ em là tình huống hiếm gặp.
Tuy vậy, vẫn có những lý do ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư dạ dày của trẻ em. Bạn nên xem xét để phòng ngừa cho các bé. Cụ thể là:
– Chế độ ăn của trẻ quá mặn (nhiều muối), chế độ ăn ít rau xanh (thiếu chất xơ).
– Bé bị nhiễm vi khuẩn Hp hoặc nhiễm virus Epstein-Barr
– Do di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày, bé cũng có thể mắc ung thư dạ dày.
– Mắc 1 số căn bệnh như: ung thư hạch, bệnh polyp dạ dày, thiếu máu ác tính…
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày ở trẻ em.
II – Triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em
Ung thư dạ dày ở trẻ em rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất và trí não, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ.
Do đó, ba mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em để điều trị sớm cho trẻ. Dưới đây là các biểu hiện ung thư dạ dày ở trẻ em thường gặp nhất.
– Thường xuyên xuất hiện đau bụng, đặc biệt đau ở thượng vị là dấu hiệu ung thư dạ dày ở trẻ em.
– Trẻ ăn một chút là no, đầy hơi, đầy bụng thường xuyên
– Trẻ bị ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, thỉnh thoảng bị hôi miệng
– Trẻ bị buồn nôn, nôn
– Trẻ rất hay bị mệt mỏi, xanh xao, gầy gò
– Phân có màu hắc ín hoặc có máu.
– …
Ba mẹ nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường của bé.
>> XEM VIDEO những thông tin cần biết về ung thư dạ dày <<
III – Trẻ bị ung thư dạ dày điều trị thế nào?
Điều trị ung thư dạ dày ở trẻ em không quá khác biệt so với điều trị ung thư dạ dày ở người lớn. Đầu tiên, bé cần được chẩn đoán chính xác xem có bị ung thư dạ dày không.
1. Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày ở trẻ em có thể áp dụng bao gồm:
– Nội soi dạ dày: Ống nội soi siêu nhỏ có gắn camera sẽ được đưa vào dạ dày của trẻ để bác sĩ quan sát và chẩn đoán.
– Sinh thiết dạ dày: Bác sĩ chuyên khoa dạ dày sẽ lấy ra một mẫu nhỏ để sinh thiết xem có tế bào ung thư không.
– Xét nghiệm máu: Nếu trẻ bị ung thư, trong máu sẽ có kháng nguyên CEA
– Siêu âm dạ dày
– …
Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định mức độ lan truyền trong cơ thể như: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ positron…
2. Điều trị
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có thể chưa phát triển đầy đủ hoặc còn non yếu, do đó các bác sĩ sẽ phải rất cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày có thể được lựa chọn là:
– Phẫu thuật: Đây là một phẫu thuật lớn và khá nguy hiểm vì thế trẻ cần được chuẩn bị rất kỹ về sức khỏe và tinh thần. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ hạch bạch huyết, một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày để loại bỏ tế bào ung thư.
– Xạ trị: Đây là phương pháp dùng tia để làm nhỏ tế bào ung thư hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.
– Hóa trị: Đây là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể để làm nhỏ hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ bị rụng tóc, thiếu máu, nôn ói nhiều lần hơn bình thường.
Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là các phương pháp điều trị ung thư dạ dày.
3. Chăm sóc trẻ tại nhà
Khi trẻ bị ung thư dạ dày, vai trò của cha mẹ rất cần thiết. Một số điều ba mẹ cần làm khi chăm sóc trẻ bị ung thư dạ dày là:
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ: Ba mẹ nên chế biến các món ăn dễ tiêu thụ, an toàn cho trẻ như cháo, súp, nước hầm thịt, rau củ nấu nhừ, nước ép hoa quả… Không cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nước ngọt, đồ uống có gas…
– Giúp trẻ có tinh thần tích cực: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tinh thần giúp bệnh nhân ung thư khỏi bệnh, nhưng nó có tác động rất tốt trong quá trình điều trị. Tinh thần lạc quan sẽ giúp trẻ cảm thấy khỏe mạnh và sẵn sàng hơn đối với các đợt điều trị.
– Theo dõi diễn biến của bệnh thường xuyên: Ba mẹ nên quan sát trẻ liên tục để phát hiện các dấu hiệu bất ngờ. Từ đó, ba mẹ sẽ kịp thời báo với bác sĩ để xử lý nhanh chóng các bất thường.
– Hỏi ý kiến bác sĩ: Ba mẹ đừng ngần ngại hỏi bất kỳ điều gì liên quan đến sức khỏe của trẻ. Việc này sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức và chăm bé đúng cách hơn.
– Đọc thêm thông tin về ung thư dạ dày ở trẻ em: Tìm kiếm thông tin cũng giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm bé bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi có quá nhiều thông tin trên mạng, ba mẹ nên đọc có chọn lọc, không áp dụng các phương pháp không phù hợp, không khoa học.
Trên đây là những thông tin bổ ích về ung thư dạ dày trẻ em. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung, vui lòng liên hệ tới dược sĩ của Yumangel qua hotline miễn phí cước 1800.1125.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!