Sử dụng thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ không được các bác sĩ khuyến cáo khi bệnh chưa gây biến chứng. Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy đưa con đi khám và nghe lời khuyên từ bác sĩ nhé. Trong bài viết này, Thuốc yumangel chính hãng sẽ chia sẻ đến bạn một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
I. Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa ít gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh đang gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em khá đa dạng, trong đó một số lý do chính là:
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn khó tiêu, đồ ngọt, ăn qua no, không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nếu tình trạng này diễn ra thường sẽ khiến bộ phận này bị tổn thương và bị đau.
- Do nhiễm vi khuẩn Hp: Hệ miễn dịch của trẻ yếu nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp do ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn hoặc bị lây từ người khác. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp có thể gây tổn thương các tế bào gây viêm loét dạ dày.
- Uống nhiều thuốc tây: Một trong các tác dụng phụ khi uống nhiều thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm hay giảm đau là đau dạ dày. Nếu trẻ dùng các thuốc này điều trị bệnh trong thời gian dài thì có nguy cơ cao mắc bệnh đau dạ dày.
- Trẻ bị căng thẳng: Áp lực trong học hành, điểm số hoặc cú sốc về tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày.
Các dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết trẻ bị đau dạ dày gồm: trẻ bị đau bụng vùng thượng vị, nôn ói, buồn nôn, bụng chướng khí, ợ chua, chán ăn, bỏ bữa…
Đau dạ dày ở trẻ em không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan và để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, dạ dày tổn thương sẽ bị suy giảm chức năng, làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể trẻ không thể phát triển bình thường.
Do đó, ngay khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị đau dạ dày, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

II. Trẻ em bị đau dạ dày khi nào cần dùng thuốc?
Trẻ bị đau dạ dày cần được điều trị càng sớm càng tốt. Với trường hợp trẻ bị đau dạ dày nhẹ và mới khởi phát, các mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và cách ăn của bé, chưa cần dùng thuốc.
Việc dùng thuốc điều trị đau dạ dày không được bác sĩ khuyến cáo sử dụng vì các loại thuốc có thể làm cản trở hấp thu canxi và sắt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Trẻ em bị đau dạ dày được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc khi bệnh không thuyên giảm dù mẹ đã thay đổi cách uống cho trẻ hoặc xuất hiện biến chứng:
- Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày.
- Trẻ bị nôn ói tái đi tái lại nhiều lần, không ăn uống được dẫn suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Bé bị thiếu máu, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống.

III. Các loại thuốc dùng điều trị đau dạ dày cho trẻ
Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị dạ dày cho trẻ em gồm thuốc kháng viêm, giảm đau như Tylenol hoặc Pepto bismol… Trường hợp nguyên nhân trẻ bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y Tế.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế dùng thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các bố mẹ chỉ được được phép dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày cho con khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

IV. Lưu ý khi chọn và dùng thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ
Khi các mẹ gõ từ khóa tìm thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em sẽ có rất nhiều gợi ý và lựa chọn cho mẹ với nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, để điều lựa chọn được loại thuốc phù hợp và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho bé các mẹ cần chú ý:
- Không tự ý dùng thuốc cho bé: Nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được khám và chỉ định cách điều trị chính xác nhất.
- Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn cách điều trị của bác sĩ: Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng và thời gian uống thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ để đảm bảo có hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
- Theo dõi trẻ: Trong quá trình điều trị đau dạ dày cho trẻ bằng thuốc, các mẹ cần thay dõi con sát sao. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như viêm phổi, nôn nhiều lần, nôn dữ dội, nôn ra máu, bỏ ăn uống, chậm tăng cân, khò khè, đau giữa ngực, đau vùng cổ họng hoặc khi trẻ dưới 2 tuổi điều trị sau 7 ngày không đỡ thì cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Ngay khi thấy con có biểu hiện bị đau dạ dày, các mẹ nên lập tức đưa con đi thăm khám để nhận được tư vấn điều trị phù hợp từ bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi được chỉ định dùng thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em, bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!