Viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Những loại thuốc nào được chỉ định để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày? Cùng Yumangel khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét gây cảm giác khó chịu, nôn nao, đau dạ dày. Trong vài trường hợp, các vết viêm loét dạ dày sẽ tự khỏi nhưng có thể tái phát trở lại nhiều lần. Phần lớn bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần điều trị để giảm triệu chứng khó chịu, chữa lành vết loét và ngăn ngừa biến chứng. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần đến khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả:
- Nếu được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori: Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một liệu trình kháng sinh phối hợp với các thuốc khác để tiệt trừ vi khuẩn này.
- Trường hợp viêm loét không kèm H. pylori: Các thuốc điều trị giúp giảm triệu chứng và làm lành vết loét sẽ được sử dụng. Các thuốc này bao gồm các chất kháng tiết axit dạ dày, trung hòa axit hoặc bao phủ ổ loét được bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh.
Mục lục
1. Thuốc kháng tiết axit dạ dày
Trong thuốc kháng tiết axit dạ dày bao gồm 2 nhóm chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (Histamine-2 receptor antagonists – H2RA) và thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitor – PPI). Tuy cơ chế hoạt động khác nhau nhưng cả 2 nhóm thuốc đều giúp giảm sản sinh axit dạ dày, giảm các triệu chứng đau, nóng rát, khó chịu và giúp làm lành vết loét.

1.1. Thuốc nhóm H2RA (thuốc ức chế thụ thể H2)
- Một số thuốc nhóm H2RA thông dụng như Cimetidin, ranitidin, famotidin… Các thuốc này được sử dụng với bệnh nhân viêm loét dạ dày đơn giản, ít triệu chứng hoặc giúp giảm tiết axit khi ngủ.
- Thuốc H2RA hoạt động trên cơ chế giảm lượng axit được giải phóng vào dạ dày giúp làm giảm viêm loét, tạo điều kiện thuận lợi để niêm mạc phục hồi. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng làm lành vết loét.
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, đau họng, chảy nước mũi, chóng mặt.
1.2. Thuốc ức chế bơm proton PPI/Proton pump inhibitor
- Thuốc ức chế bơm proton PPI dùng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày như omeprazol, esomeprazol, pantoprazol …
- PPI có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày thông qua khóa bơm proton tại tế bào thành dạ dày, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và làm lành vết loét.
- Thuốc PPI còn được phối hợp cùng với kháng sinh trong các liệu trình tiêu diệt vi khuẩn H. pylori và dùng với NSAID để phòng ngừa loét dạ dày.
- Thời gian sử dụng thuốc ức chế bơm proton thường kéo dài từ 4 – 8 tuần.
- Tác dụng phụ: Đau đầu, khô miệng, hoa mắt, buồn ngủ, phát ban, ngứa; tăng nguy cơ nhiễm trùng như: viêm phổi bệnh viện, viêm phổi cộng đồng, viêm đường tiêu hóa, viêm kết tràng màng giả, tăng nhiễm nấm Candida; kém hấp thu chất dinh dưỡng…

2. Thuốc trung hòa axit dạ dày (Antacid)
Thuốc trung hòa axit dạ dày (Antacid) là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi viêm loét dạ dày uống thuốc gì. Nhóm thuốc này có công dụng trung hòa axit dạ dày và giảm triệu chứng đau rát.
Thuốc trung hòa axit dạ dày là sản phẩm có tính bazơ nhẹ, trung hòa axit dạ dày theo cơ chế tạo kết tủa không tan AlCl3 bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị xói mòn bởi axit dịch vị. Thuốc được dùng sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Các thành phần có trong thuốc trung hòa axit dạ dày gồm: hoạt chất almagate, magne trisilicate, nhôm hydroxit, canxi carbonate… giúp điều trị trị viêm loét dạ dày và các bệnh lý rối loạn tiêu hóa và trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, thuốc trung hòa axit dạ dày (Antacid) không giúp điều trị căn nguyên của bệnh viêm loét dạ dày, chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng vì vậy người bệnh không nên sử dụng lâu dài mà không có chỉ định của bác sĩ.
Việc lạm dụng thuốc trung hòa axit dạ dày (Antacid) có thể khiến bệnh nhân bỏ qua triệu chứng khiến bệnh diễn tiến âm thầm không kiểm soát. Thuốc có thể xảy ra tác dụng phụ khác nhau như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, hoặc buồn nôn nhưng không quá nghiêm trọng.

3. Thuốc bao phủ ổ loét, bảo vệ dạ dày
Thuốc bao phủ ổ loét, bảo vệ dạ dày thường được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày là Sucralfat.
Khi đi vào cơ thể, hoạt chất Sucralfat trong thuốc tạo phức liên kết với các protein điện tích dương (+) trong dịch tiết tạo thành hợp chất nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, giúp ngăn ngừa niêm mạc bị tổn thương và chữa lành các ổ loét.
Bệnh nhân sử dụng thuốc Sucralfate trong điều trị viêm loét dạ dày có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, ăn khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, khô miệng); ngứa, nổi ban đỏ; hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau lưng…

4. Thuốc kháng sinh
Khi kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Hp, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Loại bỏ được vi khuẩn HP giúp điều trị bệnh dứt điểm, ngăn diễn tiến xấu và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày.
Các loại kháng sinh trị bệnh phổ biến hiện nay gồm:
- Amoxicillin (Amoxil).
- Clarithromycin (Biaxin).
- Metronidazole (Flagyl).
- Tinidazole (Tindamax).
- Tetracycline (Tetracycline HCL).
- Levofloxacin (Levaquin).
Liệu trình tiêu diệt khi vi khuẩn H. pylori đều cần có sự phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên để tăng tỉ lệ thành công. Với tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao như hiện nay, trung bình bệnh nhân phải mất khoảng 2 đợt dùng thuốc mới tiêu diệt được hết vi khuẩn trú ẩn trong dạ dày. Trong phác đồ kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp, bác sĩ còn kết hợp với thuốc ức chế bơm proton và bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).
Sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp dạ dày. Nếu vẫn còn vi khuẩn Hp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ trị bệnh tiếp theo. Việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo chỉ dẫn và yêu cầu của bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý dùng thuốc.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh gồm: đau dạ dày, nhạy cảm với ánh nắng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi, ăn mất ngon, khó tiêu, có vị kim loại trong miệng…

5. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày
Muốn điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời tư vấn phác đồ điều trị và các loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần chú ý một số vấn đề khác trong nguyên tắc sử dụng thuốc như sau:
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày thi thoảng có sử dụng thuốc điều trị bệnh không kê đơn như thuốc trung hòa acid để giảm triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và chủ quan, cần thăm khám định kỳ để nắm được tiến triển của bệnh.
- Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và liệu trình dùng thuốc. Việc uống thuốc không đúng liều, đủ liệu hoặc tự ý dùng thuốc giữa chừng, nhất là thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Hậu quả là bệnh viêm loét dạ dày không được điều trị triệt để mà còn dễ tái phát gây khó khăn cho những lần điều trị sau vì bị nhờn thuốc.
- Trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng để tránh tương tác bất lợi.
- Uống thuốc trước hoặc sau ăn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.
- Theo dõi tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày trong thời gian điều trị. Nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: nôn ra máu, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen thì cần tới bệnh viện ngay.
- Một số loại thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày sẽ gây tác dụng phụ, vì vậy bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày, trong thời gian uống thuốc bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ ăn và giờ giấc sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:
- Nên thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ, nhiều rau xanh và trái cây.
- Nên tránh ăn các thức ăn chua cay, nóng, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
- Hạn chế các đồ uống có cồn vì nếu dùng có thể gây tương tác có hại với một số loại kháng sinh như: Tinidazol, metronidazol.
- Loại bỏ các thói quen xấu như: hút thuốc lá, làm việc quá sức, bỏ bữa nhịn ăn, thức khuya ngủ muộn…
- Vận động, thể dục thể thao đúng cường độ mỗi ngày.
Almagate là một hoạt chất có tác dụng tốt trong điều trị triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thành phần chính Almagate (1g) trong Yumangel có khả năng trung hòa acid dạ dày, giúp giảm đau nhanh chóng. Mặt khác, thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch sẽ tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây hại.
Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được viêm loét dạ dày uống thuốc gì. Để việc điều trị bệnh có hiệu quả cao, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần tuân thủ tuyệt đối với các yêu cầu và đơn thuốc của bác sĩ đưa ra.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!