Skip to main content

Teo niêm mạc dạ dày nguy hiểm không? Nên làm gì?

Teo niêm mạc dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm trong nhiều năm khiến cho tế bào niêm mạc dạ dày bị mất đi hoặc bị thay thế. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến nhưng không phải bệnh nhân nào cũng nắm rõ thông tin về bệnh. Cùng thuốc dạ dày chữ Y khám phá trong bài viết này nhé! 

I. Teo niêm mạc dạ dày là bệnh gì?

Niêm mạc dạ dày gồm nhiều lớp, có vai trò bảo vệ các tổ chức mô cơ của dạ dày. Điểm đặc biệt của niêm mạc dạ dày là có lớp dịch nhầy dày bảo vệ giúp ngăn chặn dịch tiêu hóa có độ axit cao tấn công và ăn mòn tế bào.

Viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm trong nhiều năm khiến cho tế bào niêm mạc dạ dày bị mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tế bào biểu mô dưới dạng môn xơ, tuyến môn vị.

Bệnh teo niêm mạc dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng trong một thời gian dài nên thường bị bỏ qua. Vì vậy, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày.

Hình ảnh niêm mạc dạ dày bình thường và niêm mạc dạ dày bị viêm teo

II. Phân loại viêm teo niêm mạc dạ dày 

Có hai cách phân loại bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày hiện nay là: Phân chia theo bề mặt bờ teo niêm mạc dạ dày và mức độ nặng – nhẹ của bệnh.

1. Phân loại theo bề mặt bờ teo niêm mạc dạ dày 

Ranh giới giữa vùng lành với vùng teo được gọi là bờ teo niêm mạc và bệnh được phân loại từ những năm 1966 theo Kimura – Takemoto Nhật Bản. Cụ thể là:

  • Viêm Kimura C1: Nhiều tài liệu xem đây là viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày vì loại bệnh này chỉ có dấu hiệu teo niêm mạc ở khu vực này. Ở giai đoạn này, bờ cong nhỏ dạ dày cao hơn hoặc ngang với bờ teo niêm mạc.
  • Viêm Kimura C2:  Ở giai đoạn này, bờ niêm mạc dạ dày bị teo tiến đến mặt trước – sau ngang qua bờ cong nhỏ được bắt đầu từ phía bờ cong lớn vùng hang vị.
  • Viêm Kimura C3: Lúc này, bờ teo niêm mạc dạ dày có thể nằm trên bờ cong nhỏ dạ dày và vượt quá nửa phần phía dưới thân vị.
  • Viêm O-1: Khi bờ niêm mạc bị teo nằm giữa bờ cong nhỏ dạ dày và nằm song song so với trục dọc của dạ dày.
  • Viêm O-2: Bờ teo niêm mạc dạ dày nằm giữa thành trước của cơ quan dạ dày.
  • Viêm O-3: Bờ niêm mạc dạ dày bị teo lúc này đã nằm giữa bờ cong lớn và thành trước dạ dày.

2. Phân loại theo mức độ nặng – nhẹ của bệnh

Trên đây chỉ là phân loại teo niêm mạc dạ dày dựa vào bề mặt bờ teo niêm mạc, không dựa vào mức độ tổn thương hay tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Một cách phân chia khác được các chuyên gia áp dụng là theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể các giai đoạn bệnh gồm:

  • Viêm teo niêm mạc dạ dày nhẹ: C1 hoặc C2.
  • Mức độ vừa: C3 hoặc O1.
  • Mức độ nặng: O2 hoặc O3.
Các mức độ của teo niêm mạc dạ dày

III. Triệu chứng của teo niêm mạc dạ dày

Ở giai đoạn đầu, teo niêm mạc dạ dày hầu như không có biểu hiện bất thường. Bệnh diễn biến âm thầm nên khi phát hiện thì đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như sức đề kháng của mỗi người mà các triệu chứng của bệnh khác nhau ở mỗi bệnh nhân:

1. Triệu chứng teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP

Nếu nguyên nhân gây teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn H.Pylori thì bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Sụt cân.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Chán ăn.
  • Đau bụng.
  • Loét dạ dày.
  • Đi ngoài phân đen.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
Đau bụng, buồn nôn là triệu chứng teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP

2. Triệu chứng teo niêm mạc dày tự miễn

Với teo niêm mạc dạ dày tự miễn, bệnh nhân thường có các triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu ác tính. Cụ thể gồm:

  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.
  • Mệt mỏi, đau ngực, tim đập nhanh, ù tai.
  • Lú lẫn.
  • Đi không vững, mất thăng bằng.
  • Tê tay, chân hoặc ngứa tay, chân.
Đau đầu, choáng váng, chóng mặt là triệu chứng teo niêm mạc dày tự miễn

IV. Nguyên nhân gây bệnh teo niêm mạc dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh teo niêm mạc dạ dày theo y học cổ truyền và y học hiện đại cụ thể như sau:

1. Theo y học cổ truyền

Viêm teo niêm mạc dạ dày là do tỳ vị hư nhược, tiên thiên bất túc, ẩm thực thất tiết. Kết hợp với suy nghĩ căng thẳng kéo dài gây rối loạn tì vị, suy giảm chức năng vận hoá và chuyển hoá.

Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tình trạng khí – huyết uất trệ và phủ vị trường không được đảm bảo dưỡng chất. Bệnh sẽ từ đó mà tích tụ lại dần dần gây ra bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày.

2. Theo Y học hiện đại

Theo y học hiện đại, các nguyên nhân chính gây bệnh teo niêm mạc dạ dày gồm:

2.1. Do nhiễm khuẩn Hp

Nguyên nhân đầu tiên gây teo niêm mạc da dày là do nhiễm khuẩn Hp. Chủng xoắn khuẩn này tồn tại trên niêm mạc dạ dày, khi có môi trường thuận lợi vi khuẩn sẽ tấn công và gây thoái hóa lớp chất nhầy ngoài niêm mạ. Điều này khiến axit dịch tiêu hóa tấn công và làm phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể lây lan theo nhiều con đường khác nhau như từ người sang người qua ăn uống; qua  tiếp xúc nước bọt, phân, dịch nôn từ người dương tính khuẩn HP…

2.2. Do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm 

Nguyên nhân thứ hai gây bệnh teo niêm mạc dạ dày là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của lớp niêm mạc dạ dày (hay còn gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn).

2.3. Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng là nguyên nhân gây tình trạng teo niêm mạc dạ dày.

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo niêm mạc dạ dày gồm:

  • Bệnh bạch biến.
  • Bệnh lý tuyến giáp.
  • Bệnh Addison, đái tháo đường type 1.
Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân gây teo niêm mạc dạ dày

V. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày 

Về cơ bản, teo niêm mạc dạ dày không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy việc điều trị bệnh kịp thời sẽ quyết định được mức độ nguy hiểm của bệnh.

Theo các bác sĩ, phần lớn kết quả chẩn đoán lâm sàng nguyên nhân gây bệnh teo niêm mạc dạ dày là do nhiễm khuẩn Hp. Việc điều trị và ngăn chặn vi khuẩn HP cũng không quá khó khăn vì hiện này có nhiều loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh dễ dàng tiêu diệt được chúng.

Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân gây teo niêm mạc dạ dày

VI. Phương pháp chẩn đoán bệnh teo niêm mạc dạ dày 

Teo niêm mạc dạ dày thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác vì triệu chứng không rõ ràng. Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân bị bệnh teo niêm mạc dạ dày thường kèm theo triệu chứng đau dạ dày. Vì vậy rất khó để phác sĩ phát hiện được tình trạng viêm teo dạ dày khi bệnh ở mức độ nhẹ và vừa.

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm teo dạ dày, bác sĩ sẽ  tiến hành chẩn đoán kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể gồm:

  • Nội soi dạ dày: Nếu quá trình nội soi dạ dày chưa phát hiện được bất thường, bác có thể lấy mảnh mô tế bào để tiến hành sinh để tìm khuẩn Hp. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm tra tình trạng và mức độ đau bụng để chẩn đoán chính xác.
  • Xét nghiệm máu: Để xem bệnh nhân có thiếu Vitamin B12, thiếu sắt không.
Nội soi dạ dày chẩn đoán bệnh teo niêm mạc dạ dày

VII. Cách chữa trị bệnh teo niêm mạc dạ dày

Theo kết quả thống kê dù tỷ lệ chữa khỏi bệnh teo niêm mạc dạ dày không cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì các triệu chứng được cải thiện tốt sau khi điều trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây teo niêm mạc dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Trường hợp teo niêm mạc dạ dày do nhiễm khuẩn HP: Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm các thuốc trung hòa axit, giảm nồng độ axit trong dạ dày để giúp niêm mạc dạ dày mau lành lại.
  • Trường hợp teo niêm mạc dạ dày tự miễn: Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp tiêm bổ sung thêm hàm lượng vitamin B12 cho cơ thể. Kết hợp tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu vitamin B12 như: sò, thịt bò, ngũ cốc, trứng, sữa chua, các loại cá béo. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ thuốc điều trị, bệnh nhân cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây để cho quá trình điều trị được hiệu quả như mong muốn:

  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; ăn  thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu; hạn chế các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có gas; thức ăn cay nóng.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Có lối sống sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc; tránh làm việc quá sức, luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Bệnh nhân teo niêm mạc dạ dày nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc điều trị từ bác sĩ.

VIII.  Cách phòng ngừa teo niêm mạc dạ dày

Rất khó để phòng ngừa bệnh teo niêm mạc dạ dày nhưn bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn vi khuẩn HP bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm tốt.

Một số cách giúp phòng tránh nhiễm khuẩn HP như:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa thực phẩm thật sạch trước khi chế biến thức ăn.
  • Không dùng thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng và không đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi xử lý những chất thải từ trẻ như tã, khăn ăn, chất nôn.
  • Khi đi du lịch đến những nơi có điều kiện vệ sinh kém, bạn nên uống nước đóng chai.

Bệnh teo niêm mạc dạ dày diễn biến âm thầm nên khi phát hiện bệnh thường đã trở nặng. Việc tìm hiểu để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là điều cần thiết để hạn chế bệnh tiến triển thành ung thư.

Có thể bạn quan tâm:

1/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

2 bình luận cho “Teo niêm mạc dạ dày nguy hiểm không? Nên làm gì?”

  1. Tôi cũng bị viêm teo niêm mạc dạ dày C2 nhưng bs không kê thuốc gì

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Trường hợp của mình có thể sử dụng thuốc dạ dày chũ Y – Yumangel để cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau, nóng rát vùng bùng và thượng vị ạ. Do Yumamgel có khả năng trung hoà nhanh chóng và hiệu quả acid trong dạ dày, tạo một lớp màng giúp bảo vệ phần niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương ạ

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.