Đau thượng vị khi mang thai khiến mẹ bầu gặp nhiều khó chịu, phiền toái và mệt mỏi. Do đó, mẹ bầu cần tìm hiểu để biết được nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả để có một thai kỳ vui vẻ và thoải mái nhất. Hãy cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Nguyên nhân đau thượng vị khi mang thai
Thượng vị là bộ phận bụng nằm trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị khi mang bầu có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào. Đau thượng vị cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai tháng đầu hoặc tháng cuối. Các nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau thượng vị khi mang thai gồm:
- Bà bầu có xu hướng ăn nhiều hơn khi mang thai, khiến dạ dày không tiêu hóa kịp. Lúc này axit trong dạ dày cũng tăng lên dẫn đến trào ngược axit, về lâu dài sẽ gây bỏng rát vùng thượng vị. Tham khảo: Biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu
- Thai nhi lớn gây chèn ép và áp lực lên dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở, dẫn đến trào ngược dạ dày.
- Mẹ bầu bị tiền sử bệnh dạ dày có nguy cơ cao bị đau thượng vị khi mang thai.
- Phụ nữ mang thai bị đau thượng vịcó thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều đồ chua, cay nóng, đồ chế biến sẵn, đồ ăn vặt cũng có thể khiến phụ nữ có bầu đau thượng vị.
- Bị đau thượng vị khi mang thai cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý về gan, mật (viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan, polyp túi mật); bệnh tuyến tụy, giun chui ống mật… Gợi ý: Triệu chứng đau thượng vị về đêm là gì? Có nguy hiểm không?
II – Đau thượng vị khi mang thai có sao không?
Tình trạng mang thai bị đau thượng vị hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu bị liên tục và kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu. Một số trường hợp còn ghi nhận bà bầu bị đau thượng vị lan ra sau lưng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Trường hợp mang bầu bị đau thượng vị do nguyên nhân bệnh ký thì các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Vì nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sức khỏe thai kỳ sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Đau thượng vị khi mang thai tháng đầu, đau thượng vị khi mang thai tháng cuối hoặc mẹ bầu bị đau vùng thượng vị ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nếu kéo dài không điều trị có thể gây ra một số vấn đề như: mệt mỏi mãn tính, thiếu hụt dinh dưỡng… Cụ thể:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Các cơn đau vùng thượng liên tục và kéo dài trong nhiều ngày khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng, chán ăn kèm theo cảm giác nôn, buồn nôn khiến cơ thể người mẹ thiếu hụt dinh dưỡng.
- Điều này có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, tiềm ẩn nguy cơ trẻ nhẹ cân, sinh non, thậm chí là sảy thai…
- Mệt mỏi mãn tính: Cơn đau thượng vị kéo dài, nếu nhiều về đêm khiến mẹ bầu không thể ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Hậu quả là mẹ bị mất ngủ dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức.
- Các bệnh lý tiến triển nặng: Đau thượng vị ở thai phụ có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn liên quan tới hệ tiêu hóa, gan, mật, tụy. Việc điều trị bệnh khi mang thai thường gặp nhiều hạn chế nên khi để kéo dài các bệnh lý có thể tiến triển nặng hơn.
III – Cách điều trị đau thượng vị cho bà bầu an toàn cho mẹ và bé
Khi mang thai, các mẹ nên tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Do đó, một số cách giảm đau thượng vị ở bà bầu an toàn và hiệu quả mẹ có thể tham khảo áp dụng đó là:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Để cải thiện tình trạng đau thượng vị cho bà bầu, mẹ bầu nên tránh ăn các thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ, cà phê, trà, rượu. Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no trong 1 bữa.
- Áp dụng lối sống, sinh hoạt khoa học: Thai phụ nên nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya, ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái, tránh bị căng thẳng, stress, mệt mỏi. Áp dụng các bài tập thể dục phù hợp như yoga, thiền, đi bộ…
- Giảm triệu chứng đau thượng vị cho mẹ bầu bằng cách chườm ấm. Bạn có thể sử dụng túi chườm, hoặc chai nước ấm vừa đủ áp lên vùng thượng vị từ 3-5 phút. Lặp lại liên tục như vậy từ 2-3 lần sẽ giúp giảm rõ rệt tình trạng đau thượng vị.
- Sử dụng mật ong chanh: Đây là mẹo chữa được nhiều gia đình sử dụng chữa ho và thượng vị, đặc biệt rất lành tính với phụ nữ mang thai. Lưu ý nên sử dụng nước chanh mật ong ấm để làm dịu cơn đau thượng vị.
Trường hợp cơn đau thượng vị khi mang thai kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các giải pháp ở trên thì mẹ bầu cần thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh từ đó có cách chữa đau thượng vị khi mang thai phù hợp. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào về uống vì rất nguy hiểm cho thai kỳ.
IV – Cách phòng tránh đau thượng vị ở bà bầu
Để phòng ngừa bị đau vùng thượng vị, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cố gắng giữ tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ.
- Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách: bổ sung đủ nước cho cơ thể; ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để hạn chế tình trạng axit dạ dày tăng tiết quá mức.
- Không sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
- Hạn chế tối đa ăn gia vị cay nóng, đồ ăn đóng hộp, thức ăn có vị chua, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
- Kiên trì tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày, ăn uống đúng giờ và điều độ.
Tình trạng đau thượng vị khi mang thai không chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt hay các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường mà còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về gan, mật, tụy… Do đó, nếu cơn đau thượng vị nhiều và kéo dài kèm theo nôn ra máu, mất ngủ, tiêu chảy, đi ngoài phân đen thì các mẹ cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Một số các triệu chứng đau thượng vị khác bạn nên quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.