Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ về sau. Dưới đây là các thông tin về biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp và cách chăm sóc bé khi bị rối loạn tiêu hóa các mẹ có thể tham khảo khi cần.
Mục lục
I – Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá trẻ sơ sinh
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vì sao trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa? Ở trẻ sơ sinh, do nguồn thức ăn chủ yếu từ sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) nên ngoài các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa do bệnh lý thì còn có một số nguyên nhân khác như:
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cần thời gian để phát triển và trưởng thành. Điều này có thể làm cho trẻ dễ gặp rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón hoặc khó tiêu.
- Trẻ không hấp thụ hết: Một số trẻ sơ sinh có thể không hấp thụ hết dưỡng chất từ thức ăn, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa.
- Cho bé bú không đúng cách: Cách cho bé bú không đúng cách có thể gây ra viêm loét lưỡi và miệng, làm cho trẻ khó chịu khi ăn và dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Chọn loại sữa không phù hợp: Nếu trẻ không uống sữa mẹ và phải dùng sữa công thức, việc chọn loại sữa không phù hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn của mẹ không khoa học: Nếu mẹ đang cho con bú, chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiêu hóa của trẻ.
- Uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh: Uống thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi vi khuẩn bình thường trong hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Một số trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa do mắc các bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa như: tắc ruột, dính ruột, khối u ở đường tiêu hóa, dị dạng đường tiêu hóa, viêm teo dạ dày – đại tràng, viêm loét dạ dày – đại tràng. Tuy nhiên, nguyên nhân bị rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh do các bệnh lý này thường không phổ biến.
II – Biểu hiện trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
Các biểu hiện trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa gồm nôn trớ, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…
Các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá trẻ sơ sinh phổ biến gồm:
- Nôn trớ: Dấu hiệu trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa này có thể kèm theo các biểu hiện như ọc dịch xanh rêu, bụng chướng, không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.
- Đau bụng: Một trong các biểu hiện rối loạn tiêu hóa trẻ sơ sinh thường gặp nhất chính là đau bụng. Các mẹ có thể nhận biết biểu hiện trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hoá – đau bụng thông qua các dấu hiệu như bụng chướng, mặt bé bị đỏ hoặc tái, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt
- Tiêu chảy: Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, mệt mỏi, ăn kém, đôi lúc nôn trớ, sốt, chướng bụng, phân có lẫn máu, nhầy…
- Táo bón: Với dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa – táo bón, trẻ sẽ không đi tiêu hàng ngày mà nhiều ngày mới đi; phân to hoặc phân khô rắn, cứng như sỏi; bụng trẻ cứng, có thể bị đau bụng.
- Bú kém: Bú kém cũng là triệu chứng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Với biểu hiện này, trẻ chỉ có thể bú được 1/2 số lượng sữa so với bình thường.
- Chậm tăng cân: Dấu hiệu này có thể dễ dàng phát hiện khi mẹ cân cho bé.
- Các triệu chứng khác: Ngoài ra bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa còn có một số triệu chứng khác như uể oải, mệt mỏi, da khô, thóp lõm, mất nước…
( >> Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? )
III – Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong nhiều trường hợp, nhưng nó có thể gây ra một số rắc rối và không thoải mái cho trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của rối loạn tiêu hóa, mức độ nguy hiểm có thể khác nhau. Dưới đây là một số tình huống mà rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể trở nên nguy hiểm:
- Thiếu dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa có thể làm cho trẻ không hấp thụ đủ dưỡng chất từ thức ăn, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và suy dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
- Mất nước: Tiêu chảy có thể làm cho trẻ mất nước và điện giải quá mức, dẫn đến tình trạng mất nước và tái nước. Nếu không được điều trị kịp thời, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước và chất dinh dưỡng quá mức, gây ra suy dinh dưỡng và làm suy yếu sức khỏe của trẻ.
- Viêm nhiễm: Các rối loạn tiêu hóa có thể làm cho đường tiêu hóa trở nên dễ bị tổn thương và bị nhiễm khuẩn, gây ra viêm đại tràng, viêm dạ dày hoặc các vấn đề nhiễm trùng khác.
- Đau đớn và không thoải mái: Rối loạn tiêu hóa có thể làm cho trẻ cảm thấy đau đớn và không thoải mái, gây ra cảm giác khó chịu và khóc nhiều.
Việc thăm khám sớm ngay khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa giúp tránh được tình trạng bệnh kéo dài, tạo ra vòng luẩn quẩn: Rối loạn tiêu hóa -> biếng ăn -> chậm tăng cân, suy dinh dưỡng -> bé bị suy dinh dưỡng sẽ dễ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa hơn các trẻ khác.
IV – Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa? Như đã đề cập ở trên, việc chữa trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh kịp thời là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé yêu.
Khi em bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh hoặc áp dụng các cách chữa rối loạn tiêu hoá cho trẻ sơ sinh dân gian mà không thông qua sự chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, trong quá trình chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh, các mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian uống thuốc rối loạn tiêu hoá cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tiếp tục cho bé bú mẹ, nếu bú được nhiều hơn bình thường thì càng tốt.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, các mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình để chất lượng sữa mình. Nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ nhiều để quá lâu ngày…
- Với bé sơ sinh uống sữa công thức, các mẹ nên pha sữa đúng theo tỷ lệ nhà sản xuất khuyến nghị. Nên cho bé uống từ từ, không nên đổi sữa liên tục vì điều này dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
V – Cách chăm sóc bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
Cho trẻ bú đúng tư thế để giảm nguy cơ bị nôn trớ.
Để nhanh chóng đẩy lùi hiện tượng rối loạn tiêu hoá cho trẻ sơ sinh, khi chăm sóc bé các mẹ cần chú ý:
- Cho bé sơ sinh bú mẹ và bú bình đúng tư thế.
- Không ép bé ăn quá nhiều ở mỗi cữ, các cữ nên cách từ 2-3 tiếng.
- Massage bụng nhẹ nhàng nếu bé sơ sinh bị chướng hơi, đầy bụng khó chịu hay táo bón.
- Cho bé mẹ nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy.
- Tránh để bé ngậm, mút tay hoặc đưa đồ chơi, đồ vật không sạch vào miệng.
- Rửa tay cho bé thường xuyên sau khi tiếp xúc với động vật, đồ chơi…
- Giặt chăn ga gối, vệ sinh đồ chơi của bé 2 lần/tuần.
- Người chăm sóc bé sơ sinh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt nên rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.
Bé sơ sinh rối loạn tiêu hóa không những gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nếu diễn ra trong thời gian dài. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm khi trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
Chưa có bình luận!