Tất tần tật về đau thượng vị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên chủ quan nếu gặp tình trạng đau thượng vị. Bởi đau thượng vị là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chúng ta đang mắc bệnh lý như trào ngược, viêm loét dạ dày…!

I – Hiện tượng đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị tiếng anh là gì? Đau vùng thượng vị trong tiếng Anh là epigastric pain. Đây là tình trạng đau, nhói ở vùng dưới xương sườn và trên rốn.

Đau thượng vị có thể kéo dài âm ỉ, hoặc đau quặn thắt, có khi lại lan ra sau lưng… Cơn đau xuất hiện nhiều nhất ở nam và nữ ở độ tuổi từ 25 – 45. Ngoài ra, cũng có trường hợp đau thượng vị dạ dày khi mang thai.

Hiện tượng đau thượng vị là gìĐau thượng vị khi mang thai tháng cuối rất khó chịu

Đau thượng vị là chỗ nào (đau thượng vị ở đâu)? Cơn đau rát thượng vị có thể tập trung nhiều hơn ở một vài vị trí, chẳng hạn như:

– Đau thượng vị trái

– Đau thượng vị bên phải

– Đau thượng vị ở giữa

– Đau thượng vị lan ra sau lưng (đau vùng thượng vị và đau lưng)

Các thời điểm dễ bị đau thượng vị nhất là:

Đau thượng vị khi đói: Lúc này axit trong dịch vị được tiết ra nhiều nhưng không có thức ăn để tiêu hóa, nó sẽ tấn công niêm mạc dạ dày đang tổn thương và gây đau rát thượng vị.

Đau thượng vị về đêm (đau thượng vị ban đêm), sáng sớm, giữa buổi chiều: Đây là thời điểm mà chúng ta thường bị đói.

Đau thượng vị sau khi ăn: Có thể là do chúng ta sử dụng thực phẩm gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như (gia vị cay nóng, rượu, bia…) hoặc ăn quá no.

>> Xem VIDEO những dấu hiệu của đau dạ dày tưởng bình thường mà nguy hiểm <<

Video đau thượng vị là gì

II – Nguyên nhân gây đau thượng vị

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau rát vùng thượng vị:

– Trào ngược axit dạ dày: Khi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, thực quản sẽ khó tránh khỏi cơn đau thượng vị. Ngoài ra, trào ngược axit dạ dày còn gây ra triệu chứng buồn nôn. Vì thế, khi ai đó hỏi đau thượng vị và buồn nôn là bệnh gì, nhiều khả năng là họ đang bị trào ngược.

( Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

– Sử dụng chất kích thích: Đau thượng vị sau khi uống rượu, bia… là tình trạng khá phổ biến ở nước ta. Vì lạm dụng rượu, bia,… rất dễ khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét, kéo theo tình trạng đau vùng thượng vị.

– Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều trong 1 bữa sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá sức, đồng thời gây ra áp lực lên bộ phận xung quanh, khiến cơn đau dạ dày gia tăng.

– Viêm loét dạ dày, tá tràng: Đau thượng vị được xem là triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm loét dạ dày

Đau vùng thượng vị khi mang bầu: Đau rát thượng vị ở bà bầu là do triệu chứng ốm nghén khiến axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, việc tử cung mở rộng cũng chèn ép lên các cơ quan xung quanh, khiến thượng vị bị đau.

– Rối loạn túi mật: Khi bị sỏi mật, túi mật sẽ không mở được. Điều này rất dễ khiến bệnh nhân bị đau thượng vị dữ dội.

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dàyChất kích thích cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị. 

III – Đau thượng vị triệu chứng như thế nào?

Đau thượng vị thường kéo theo nhiều triệu chứng đi kèm. Tùy thuộc vào bạn bị đau thượng vị cấp hay đau thượng vị kéo dài mà triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau.

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất của đau thượng vị:

Đau thượng vị quặn từng cơn/đau thượng vị từng cơn: Thường xuất hiện ở người đau thượng vị cấp, cơn đau đến nhanh và đi cũng nhanh.

Đau thượng vị buồn nôn/ đau thượng vị kèm buồn nôn: Đau thượng vị cũng có thể kèm theo buồn nôn, thậm chí là nôn. Đặc biệt, ăn vào đau thượng vị rất dễ khiến người bệnh bị buồn nôn.

Đau thượng vị tiêu chảy: Đôi khi người bệnh có thể bị tiêu chảy, nhưng triệu chứng này hiếm gặp hơn.

– Đau thượng vị đầy hơi: Khi bị mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng… hiện tượng đầy hơi cũng xuất hiện phổ biến như hiện tượng đau thượng vị.

– Đau thượng vị khó thở: Khó thở cũng là 1 trong những triệu chứng có thể gặp khi bạn bị đau rát vùng thượng vị.

video giảm đau vùng thượng vị

IV – Đau thượng vị có nguy hiểm không?

Đau thượng vị kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn không nên chủ quan.

Khi có dấu hiệu đau thượng vị, bạn cần đi gặp bác sĩ để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có được đau thượng vị làm thế nào đau thượng vị thì uống thuốc gì để nhanh khỏi.

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau thượng vị do viêm loét dạ dày, tá tràng… có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm triệu chứng.

Đau thương vị dạ dày uống thuốc gì

( Có thể bạn chưa biết: Thuốc Yumangel F là thuốc gì?)

Thuốc dạ dày chữ Y có tác dụng trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau khi uống, cơn đau thượng vị sẽ nhanh chóng giảm xuống.

Như vậy, thuốc dạ dày chữ Y đã giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về đau thượng vị bao gồm khái niệm triệu chứng, nguyên nhân, chữa đau thượng vị như thế nàoHi vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn.

V – Đau thượng vị khi mang thai có sao không?

Đau thượng vị khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, mẹ bầu và thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng:

– Thiếu dinh dưỡng vì bà bầu cảm thấy chán ăn.

– Mệt mỏi 

Vậy bà bầu đau thượng vị dạ dày phải làm sao? Bà bầu có thể tập thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để giảm các cơn đau thượng vị như: chia nhỏ các bữa ăn, tránh các chất béo không lành mạnh, không nằm ngay sau khi ăn, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh táo bón, uống đủ nước, giành thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi…

Lưu ý, nếu muốn biết bà bầu bị đau thượng vị uống thuốc gì, bạn nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì nếu bà bầu uống thuốc không phù hợp, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Bị đau thượng vị khi mang thai tháng cuốiBà bầu đau thượng vị phải làm sao? Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học là cần thiết.

VI – Đau thượng vị kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Thực phẩm có thể làm giảm đau thượng vị. Vì thế, hãy khám phá xem đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì nhé!

1. Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì?

– Tăng cường rau xanh: Vì chất xơ, khoáng chất và nước có trong rau xanh giúp trung hòa axit trong dịch vị, điều hòa co thắt dạ dày, hạn chế trào ngược dạ dày… Từ đó làm giảm đau thượng vị theo từng cơn.

Sữa chua: giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ làm giảm nóng rát thượng vị, trung hòa axit dạ dày.

– Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như hạt óc chó, cá hồi, cá thu, quả bơ, dầu ô liu… vì những thực phẩm này giúp giảm cảm giác khó nuốt, đau rát do viêm thực quản, trào ngược dạ dày…

– Ngũ cốc chưa qua tinh chế: Có tác dụng điều hòa nhu động ruột, trung hòa axit trong dịch vị, làm giảm cơn đau thượng vị…

– Uống nhiều nước: Bệnh nhân nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm giảm nồng độ axit dạ dày. Ngoài nước lọc, đau thượng vị uống gì? Trà mật ong, trà táo, trà bạc hà… cũng là những loại nước tốt cho người bị đau thượng vị.

Bị đau thương vị nên ăn gìĐau thượng vị ăn gì là tốt nhất?

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm tốt, người bị đau thượng vị nên làm gì để có chế độ ăn uống khoa học hơn?

– Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ. Trong mỗi bữa không nên ăn quá no, tránh gây áp lực lên dạ dày.

– Ăn chậm và nhai kỹ: Thức ăn càng được nghiền nhỏ thì càng tốt. Việc này sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa giảm bớt áp lực tiêu hóa.

– Không nằm, vận động mạnh, làm việc, tắm, gội đầu… ngay sau khi ăn. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi ăn.

– Ngoài ra, người bị đau dạ dày quá mức cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

2. Đau thượng vị kiêng gì?

Những thực phẩm mà người bị đau thượng vị cần phải kiêng bao gồm:

– Đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn, có gas như rượu bia, cà phê,…

– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhất là thực phẩm được chế biến theo kiểu chiên rán.

– Thực phẩm sống, chưa nấu chín kỹ

– Đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhanh

– Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn quá mặn, đồ ăn có vị cay

– Đồ ăn cứng như cơm cháy, sụn, ổi…

– Thực phẩm có tính axit như chanh, cà chua, me, xoài, dưa muối, cà muối, kim chi…

Như vậy chúng ta vừa mới tìm hiểu những thực phẩm tốt và không tốt cho người bị đau vùng thượng vị. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp triệu chứng đau thượng vị được thuyên giảm. Vậy còn đau thượng vị cách chữa như thế nào? Hãy tham khảo phần tiếp theo bạn nhé!

VII – Đau thượng vị uống thuốc gì ? Cách điều trị đau thượng vị

1. Chữa đau thượng vị bằng thuốc Tây

Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc thường được sử dụng khi bị đau thượng vị.

– Thuốc kháng axit dạ dày, có thể là thuốc giảm tiết axit dạ dày hoặc thuốc trung hòa axit dạ dày hoặc cả hai.

– Thuốc kháng H2

Nhưng để biết chính xác đau thượng vị nên uống thuốc gì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp với tình trạng.

2. Chữa đau thượng vị bằng bài thuốc dân gian

Ngoài thuốc tây y, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị đau thượng vị. Dưới đây là các bài thuốc bạn có thể tham khảo:

Đau thượng vị uống mật ong và nghệ: Bạn chỉ cần trộn đều tinh bột nghệ với mật ong, sau đó vo thành viên khoảng 5 gam, cất trong hũ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn có thể ngậm viên nghệ mật ong trong miệng để nó tan dần.

– Chuối hột: Vị thuốc dân gian này có tính ôn, vị chát, có thể thanh nhiệt và kháng khuẩn. Bạn có thể kết hợp chuối hợp với lá sen, gạo lứt, rau má để trị đau thượng vị.

– Nước ép bắp cải: Loại nước này có thể hỗ trợ điều trị đau vùng thượng vị vì chứa vitamin U và Kali, giúp trung hòa axit dạ dày.

** Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.

Bị đau thượng vị uống thuốc gìNgười bệnh có thể sử dụng nghệ và mật ong để điều trị đau thượng vị.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về đau thượng vị dạ dày cũng như các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng để lại thông tin bình luận hoặc gọi điện trực tiếp tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y giải đáp nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *