Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, viêm loét dạ dày khi mang thai kéo dài còn gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và sức khỏe kém. Vì vậy, khi bị viêm loét dạ dày, các mẹ cần có phương án xử lý kịp thời và an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Mục lục
I. Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị viêm loét dạ dày khi mang thai
Viêm loét dạ dày là tình trạng hình thành các ổ viêm, loét trên niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó mẹ bầu.
Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai gần như không thể áp dụng các phương pháp điều trị thông thường. Vì vậy, việc nhận biết bệnh sớm là điều rất quan trọng để có phương án kiểm soát kịp thời.
Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp mẹ bầu bị viêm loét dạ dày đều xuất hiện trước khi mang thai. Dưới tác động của sự thay đổi hormone và một số thay đổi sinh lý, triệu chứng của bệnh bùng phát đột ngột và nặng hơn về tần suất và mức độ trong thai kỳ.
Các dấu hiệu giúp nhận biết mẹ bầu bị viêm loét dạ dày khi mang thai gồm:
1. Thường xuyên đau ở vùng thượng vị
Mẹ bầu thường xuyên bị các cơn đau ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn, dưới xương ức). Cơn đau thượng vị hay bùng phát khi đói hoặc sau khi ăn no
Ở những trường hợp mẹ bầu bị viêm loét dạ dày nặng, cơn đau thượng vị có thể lan tỏa sang bên trái hoặc bên phải bụng trên, thậm chí còn lan xuống cả vùng bụng giữa.
Mức độ đau tăng lên mẹ bầu bị xúc động, mất ngủ, căng thẳng hoặc sử dụng các thực phẩm/gia vị/món ăn cay nóng, chứa nhiều axit và muối.
2. Buồn nôn, nôn mửa
Ngoài đau dạ dày, đau thượng vị, bà bầu mắc viêm loét dạ dày còn thường xuyên gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là sau khi ăn.
Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương nên không thể tiêu hóa hết thức ăn gây ứ đọng tại dạ dày. Điều này gây đầy hơi, chướng bụng và đầy hơi tạo thành khí đẩy lên khoang miệng khiến các mẹ có cảm giác buồn nôn và nôn ói.
Sau khi được nôn, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, người bệnh sau khi nôn nên quan sát dịch nôn xem có lẫn máu hoặc màu bất thường không. Nếu có thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của biến chứng xuất huyết trong dạ dày do viêm loét.
3. Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Khi mẹ bầu bị viêm loét, dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường gây dư thừa. Lượng acid dư thừa cùng với khí từ thức ăn lên men trào ngược lên thực quản gây ra ợ chua, ợ hơi và ợ nóng.
Trong đó, ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ. Ợ hơi thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm. Ợ chua khiến người bệnh có cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể di chuyển lên cổ và họng. Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
3. Chướng bụng, đầy hơi
Nguyên nhân gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi ở mẹ bầu bị viêm loét dạ dày là do dạ dày bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây chướng bụng, đầy hơi kèm theo cảm giác khó chịu sau khi ăn.
4. Chức năng tiêu hóa bị rối loạn, đại tiện bất thường
Mẹ bầu mắc viêm loét dạ dày có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón do dạ dày làm việc kém. Sản phụ có thể đi đại tiện phân nát, phân sống, có màu đen thậm chí lẫn máu nếu bị xuất huyết dạ dày.
5. Chán ăn, ăn uống kém
Dạ dày bị tổn thương hoạt động tiêu hóa thức ăn kèm theo các cơn đau và cảm giác khó chịu liên tục xuất hiện khiến mẹ chán ăn, ăn uống kém hoặc ăn nhanh no.
6. Sụt cân đột ngột
Viêm loét dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tạo máu do kém hấp thu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến mẹ bầu không thể tăng cân, thâm chí là sụt cân.
7. Ngủ kém, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau thương vị, buồn nôn thường xuyên xuất hiện khiến mẹ bầu không thể ngủ, ngủ không sâu, không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ.
Cùng với đó là cảm giác chán ăn, ăn không ngon khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Ở phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày, cơn đau và các triệu chứng đi có thể tăng dần mức độ và tần suất vào những tháng cuối thai kỳ do áp lực từ sự giãn nở của tử cung.
II. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày khi mang thai
Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp, viêm loét dạ dày ở mẹ bầu cũng có thể do ảnh hưởng của hormone và các thay đổi sinh lý xảy ra trong thai kỳ.
1. Rối loạn nội tiết tố
Hormone trong cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi đột ngột khi mang thai là nguyên nhân đầu tiên khiến phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày cùng nhiều bệnh lý khác: Cụ thể hơn:
- Ở 3 tháng đầu thai kỳ: Hormone estrogen sụt giảm đáng kể. Thay vào đó, progesterone lại tăng lên để làm dày niêm mạc tử cung và hạn chế tối đa tình trạng sảy thai.
- Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi: Hormone prolactin trong cơ thể mẹ bầu lại có xu hướng tăng lên nhằm tạo nguồn sữa dồi dào chuẩn bị cho sự ra đời của em bé/
Các chuyên gia cho biết, mất cân bằng hormone có thể gây rối loạn thượng thận – hạ não và làm tăng lượng hormone cortisol. Cortisol là loại hormone được cơ thể con người sản sinh ra khi căng thẳng. Không chỉ làm giảm lưu lượng máu ở đường ruột, dạ dày, Cortisol còn gây kích thích tăng tiết axit dạ dày, hậu quả là dẫn đến các ổ viêm, loét ở niêm mạc.
2. Nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori
Nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori là nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày. Ở một số mẹ bầu, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày nhưng không gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi về hormone cộng với tâm lý lo lắng, căng thẳng… đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển mạnh gây ra ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày.
2. Chế độ ăn không phù hợp
Thói quen ăn uống của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi kể từ khi mang thai. Một số mẹ thích chua, cay, ăn quá ngọt hoặc mặn khiến chức năng của dạ dày bị suy giảm. Nếu thường xuyên tiêu thụ các nhóm đồ ăn này có thể khiến dạ dày tăng tiết axit và gây hình thành ổ viêm, loét ở niêm mạc.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu còn bị viêm loét do ăn uống tẩm bổ quá mức. Trong khi đó, cơ quan tiêu hóa và dạ dày chỉ có thể dung nạp một lượng thực phẩm nhất định trong một ngày. Điều này làm tăng áp lực lên dạ dày, kích thích tăng tiết axit dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
3. Tăng áp lực ổ bụng
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung của người mẹ giãn nở nhiều hơn để có đủ không gian cho thai nhi phát triển.
Sự giãn nở này đặc biệt tăng mạnh vào những tháng cuối thai kỳ khi trọng lượng thai nhi ngày một lớn. Chính điều này đã làm tăng áp lực ổ bụng và chèn ép các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, đường ruột, thực quản,…
Tử cung chèn ép khiến dạ dày co bóp quá mức gây trào ngược, đau dạ dày, nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu, thậm chí nhiều mẹ còn bị táo bón, ăn uống kém.
4. Lo âu quá mức
Khi mang thai, mẹ bầu thường có rất nhiều lo lắng gây căng thẳng tâm lý, nhất là những chị em lần đầu mang thai. Áp lực về tài chính, công việc, mâu thuẫn trong gia đình, chăm sóc con cái khiến nhiều thai phụ rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức.
Theo nhiều nghiên cứu, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng não bộ, căng thẳng lo âu quá mức còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Khi não bộ căng thẳng, hệ thần kinh não – ruột bị rối loạn khiến dạ dày liên tục co bóp và tăng tiết axit quá mức.
Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng kéo dài còn làm tăng hormone cortisol khiến lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày giảm. Hậu quả là niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm, loét.
5. Hút thuốc lá/hít khói thuốc thụ động
Các thành phần độc hại trong khói thuốc như chì, asen, nicotine… có thể làm phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời kích thích tăng tiết axit quá mức. Kết hợp với tình trạng rối loạn nội tiết tố, ăn uống không phù hợp khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng dẫn đến loét.
III. Viêm loét dạ dày khi mang bầu có nguy hiểm không?
Thực tế, viêm loét dạ dày không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Ở giai đoạn loét nông: Mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và phù hợp.
- Khi vết loét ăn sâu vào cơ dạ dày: Bác sĩ có thể cân nhắc về việc sử dụng một số loại thuốc để ngăn ngừa xảy ra các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.
Ngoài các biến chứng thường gặp kể trên, mẹ bầu bị viêm loét dạ dày khi mang thai còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác như:
- Đối với sản phụ: Mẹ bầu bị suy nhược, sụt cân, tăng nguy cơ sinh mổ.
- Đối với thai nhi: Tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, đề kháng kém.
Để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng, mẹ bầu nên đi tìm gặp bác sĩ ngay khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm loét dạ dày để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
IV. Chẩn đoán viêm loét dạ dày khi mang thai bằng cách nào?
Viêm loét dạ dày khi mang thai thường dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác như trào ngược dạ dày, ốm nghén, hội chứng dạ dày kích thích. Vì vậy, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán chính xác trước khi tiến hành điều trị. Chẩn đoán viêm loét dạ dày ở phụ nữ mang thai bao gồm các bước sau:
1. Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ thăm khám cho mẹ bầu thông qua hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, tiền sử dùng thuốc để có những đánh giá sơ bộ ban đầu.
2. Thăm khám cận lâm sàng
Nội soi dạ dày tá tràng là phương pháp chủ yếu dùng trong chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai thì phương pháp thường không được bác sĩ khuyến khích cho phụ nữ có thai.
Nội soi dạ dày chẩn đoán viêm loét dạ dày cho mẹ bầu chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Chỉ áp dụng cho trường hợp mẹ bầu mang thai chưa quá 5 tháng tuổi.
- Các triệu chứng viêm loét dạ dày nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số kiểm tra khác như test thở C13 mới, test phân để tìm máu ẩn, xét nghiệm máu để kiểm tra xem có vi khuẩn HP hay không.
V. Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày cho mẹ bầu
Vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro nên các phương pháp y tế gần như không được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày ở mẹ bầu. Lựa chọn ưu tiên khi điều trị viêm loét dạ dày cho sản phụ đó là điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, sử dụng nguyên liệu tự nhiên… với các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình.
Trong trường hợp các ổ viêm loét dạ dày mức độ nặng có nguy cơ xuất huyết cao, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc nếu lợi ích cao hơn rủi ro tiềm ẩn. Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do vậy, các mẹ chỉ nên sử dụng khi có sự tham vấn y khoa từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng.
Dưới đây là thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai, các mẹ có thể tham khảo:
1. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp giảm triệu chứng, bảo vệ ổ viêm loét và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Ngược lại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học có thể khiến bệnh trở nặng và thường xuyên tái phát.
Dưới đây là những lưu ý mẹ bầu cần tuân thủ và thực hiện trong chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Thay đổi các thói quen không tốt: Ví dụ như ăn quá no, quá nhiều; bỏ bữa, nhịn ăn, ăn uống thất thường, ăn nhanh nuốt vội…
- Hình thành các thói quen ăn uống tốt: Ăn đủ bữa, đúng giờ, nên ăn từ 3 – 5 bữa/ngày để tránh gây áp lực lên dạ dày.
- Đa dạng thực phẩm, ăn đủ chất: Mẹ bầu cần đa dạng nhóm thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng. Tránh bổ sung quá nhiều các thực phẩm/món ăn bổ dưỡng chứa hàm lượng khoáng chất và đạm quá cao.
- Ăn chín uống sôi: Tuyệt đối không ăn đồ ăn sống, tái trong thời gian mang thai để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Nên ăn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa: Chẳng hạn như canh, súp, cháo, các món hầm để giúp tiêu hóa dễ dàng, cơ thể hấp thu tốt đạm và dưỡng chất có trong thực phẩm.
- Tăng cường thực phẩm có khả năng hỗ trợ giảm đau và trung hòa dịch vị: Ví dụ như trái cây (trừ các loại quả nhiều axit, quá cứng), cá béo, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, đậu…
- Bổ sung thực phẩm có tác dụng chống viêm: Một số thực phẩm có khả năng chống viêm tự nhiên như tỏi, gừng, hành tây, thì là, nghệ, mật ong… giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tốt.
- Tránh ăn thực phẩm gây kích thích dạ dày: Gồm thực phẩm nhiều axit (xoài chua, chanh, tắc, cóc, me); các món ăn nhiều đường, muối và gia vị cay nóng.
- Không dùng rượu bia và chất kích thích: trà đặc, rượu bia, thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, thai phụ cũng không nên uống ngọt có gas và các đồ uống uống chế biến sẵn.
- Tránh thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao: Ví dụ như thịt chó, nhộng tằm…
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên ôm đồm quá nhiều công việc gây căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.
Đối với các mẹ bầu bị viêm loét dạ dày nhẹ, việc điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học có thể giúp kiểm soát gần như các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ hơi, đau thượng vị, khó tiêu…
2. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Một số nguyên liệu tự nhiên như bạc hà, nghệ, mật ong, gừng… có tác dụng hỗ trợ phục hồi và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày ở mẹ bầu hiệu quả. Đây đều là các thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.
- Trà hoa cúc: Ngoài tác dụng dụng giảm căng thẳng, an thần, giúp ngủ ngon, trà hoa cúc còn hỗ trợ điều hòa hoạt động bài tiết axit dạ dày. Bên cạnh đó, hoạt chất apigenin của hoa cúc còn khả năng kháng viêm và thúc đẩy tốc độ làm lành ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng. Các mẹ có thể hãm 5-6 bông cúc khô với nước sôi và uống, có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn để tăng hương vị.
- Nghệ ngâm mật ong: Công dụng của bài thuốc này là hỗ trợ giảm đau, se vết loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng, cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao đề kháng. Mẹ cho 100g nghệ tươi đã cắt lát vào ngâm cùng 150ml mật ong nguyên chất trong khoảng 14 ngày. Mỗi ngày dùng mẹ lấy khoảng 1-2 thìa mật ong nước nghệ uống trực tiếp. Nen sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
- Trà bạc hà: Mẹ bầu bị viêm loét dạ dày khi mang thai nếu thường xuyên bị nôn mửa và buồn nôn có thể uống trà bạc hà để cải thiện triệu chứng. Hoạt chất Menthol trong bạc hà giúp làm mát, giảm nhanh cảm giác nóng rát và đau ở vùng thượng vị đồng thời cầm nôn tốt. Mẹ bầu nên uống từ 1-2 ấm trà bạc hà mỗi ngày, thời điểm tốt nhất là vào buổi tối/sáng hoặc khi cơn đau bùng phát.
- Trà gừng: Các thành phần Oleoresin và Tecpen trong gừng được biết đến với công dụng trung hóa axit, giảm đau và chống viêm cho người mắc bệnh dạ dày tá tràng rất tốt. Mẹ bầu bị viêm loét dạ dày có thể uống trà gừng để ngăn ngừa vết loét lan rộng và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Cách thực hiện như sau: Gừng rửa sạch, gọt bỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho vò hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Cho mật ong nước nước trà gừng khuấy đều lên rồi uống khi còn ấm. Lưu ý không nên dùng quá 4 gram gừng mỗi ngày.
- Trà cam thảo: Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày và các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua do bệnh gây ra. Mẹ bầu cho 4 lát cam thảo vào hãm cùng 200ml nước sôi sau đó đợi khoảng 4-5 phút là có thể uống. Lưu ý không nên dùng vượt quá 8g cam thảo/ngày.
3. Bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày
Phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày cũng có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày dưới đây:
- Bài thuốc số 1 – Sài hồ sơ can tán: Sắc 8g sài hồ, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, xuyên khung 8g lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang giúp điều trị các chứng đầy bụng, đau bụng thượng vị lan ra hai bên hông, chướng bụng, ợ chua, táo bón, ợ hơi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm huyền.
- Bài thuốc số 2 – Sơ can bình vị tán: Làm hoàn các thảo dược bố chính sâm, kim ngân hoa, tam thất, ô tặc cốt, bắc sài hồ, bạch thược, quán chúng nghệ vàng, cam thảo, bồ công anh, , mơ tam thể, lá khôi, chè dây. Uống theo chỉ định của bác sĩ. Công dụng trị trào ngược, kháng viêm, giảm đau, ợ hơi, ợ chua, phục hồi các tổn thương ở niêm mạch dạ dày tá tràng…
- Bài thuốc số 3 – Nhất Nam Bình vị khang đặc trị viêm loét dạ dày: Bào chế các thảo dược cây hang ma, kê huyết đằng, hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, chè dây, cây khem vàng, dạ cẩm dưới dạng viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10 viên trước ăn 20 phút. Công dụng thanh nhiệt, giải độc, ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, tiêu viêm, giảm đau, làm lành các vết loét, tái tạo niêm mạc dạ dày.
- Bài thuốc số 4 – Nhất quán tiễn: Sắc sa sâm 12g, sinh địa 14, xuyên luyện tử 6g, đương quy 12g, câu kỷ tử 12g, mạch đông 12g lấy nước uống. Uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng đặc trị đau âm ỉ vùng thượng vị, chất lưỡi đỏ, đau rát, cự án, ợ chua, miệng khô đắng, rêu lưỡi vàng…
- Bài thuốc số 5 – Hoàng kỳ kiến trung thang: Cho các nguyên liệu gồm hoàng kỳ 8g, gừng sống 5 lát, quế chi 12g, hương phụ 12g, bạch thược 10g, đại táo 16g, cao lương khương 8g, cam thảo 4g vào sắc với 1 lít nước. Mỗi ngày uống 1 thang. Công dụng: điều trị chứng đau vùng thượng vị, nôn nhiều, đầy bụng, nôn…
Lưu ý cho các mẹ khi áp dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày:
– Các loại dược liệu Đông y thường cho kết quả khá chậm nên các mẹ cần kiên trì áp dụng đủ liệu trình với phát huy tác dụng.
– Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi quyết định nên sử dụng bài thuốc nào.
4. Dùng thuốc Tây khi thực sự cần thiết
Đa phần các loại thuốc Tây y dùng trong điều trị viêm loét dạ dày đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên rất hiếm khi bác sĩ chỉ định, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Tuy nhiên, với các mẹ bầu có ổ loét sâu đồng thời nguy cơ xuất huyết dạ dày cao, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát tiến triển của bệnh từ tháng 4 của thai kỳ trở đi.
Một số loại thuốc bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng cho mẹ bầu bị viêm loét dạ dày tá tràng gồm:
- Thuốc kháng histamine H1: Dùng để giảm nôn mửa, cầm nôn.
- Thuốc trung hòa axit (Aluminium, Magnesium hydroxy): Loại thuốc này hấp thu vào máu nên hầu như không gây hại cho thai phụ và thai nhi. Tác dụng của thuốc là trung hòa axit, giảm đau dạ dày và một số triệu chứng khác.
- Một số loại thuốc ức chế bơm proton (PPI): Tác dụng ức chế tiết axit, hỗ trợ làm lành vết loét và ngăn chặn vết loét tiến triển nặng.
Đối với phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc ở liều thấp để đảm bảo an toàn. Do đó, khi điều trị bằng thuốc, các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Viêm loét dạ dày khi mang thai nghiêm trọng và kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do vậy, mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Không nên chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, ổ viêm ăn sâu vào cơ dạ dày dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!